Những câu hỏi liên quan
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
27 tháng 7 2021 lúc 20:15

Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh dùng để cấu tạo phép so sánh trong các câu thơ, văn sau :

a/ Quê hương chùm khế ngọt 
   Cho con trèo hái mỗi ngày 
   Quê hương
đường đi học 
   Con về rợp bườm vàng bay…
( Đỗ Trung Quân )

b/ Con đi trăm núi ngàn khe 
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm 
Con đi đánh giặc mười năm 

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.( Tố Hữu)

c/ Đà Lạt như một nàng công chúa hiền dịu giữa đất trời, luôn ngập tràn trong sắc hoa rực rỡ và những ngôi nhà hiện đại cùng những cô gái Đà Lạt luôn đẹp dịu dàng.

 

d/ Cây gạo cao sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

                                                                      (Vũ Tú Nam)
e/ Trăng cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.

f/ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
    Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa 
    Chỉ biết quên mình cho hết thảy
   
Như dòng sông chảy nặng phù sa. ( Tố Hữu)
         

 

người bán squishy
Xem chi tiết
Tẫn
25 tháng 7 2018 lúc 16:10

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rập bướm vàng bay.

“Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Nguyễn Thị Trang
25 tháng 7 2018 lúc 17:51

''Quê hương" là 1 trong những sáng tác hay của Đỗ Trung Quân. Cả bài, câu nào cũng hay và độc đáo. Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ng đọc là đoạn thơ:

                                            Quê hương là chùm khế ngọt

                                            ........................vàng bay.

Để tạo nên những vần thơ hay như vậy, tác giả đã khéo léo sử dụng BPTT so sánh qua h/ả: "Quê hương là chùm khế ngọt". "Quê hương là đường đi học đã làm ch câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn. Chúng ta biết, quê hương là 1 sự vật trừu tượng - chúng ta không thể nhìn thấy được nó, nó như lắng mình trog không gian, còn "chùm khế ngọt" vs " đường đi học" là 1 sự vật cụ thể - cta có thể nhìn và thấy được. Và với BPTT so sánh, tác giả đã giúp chúng ta liên tưởng quê hương mik từ trừu tượng đến cụ thể - giống một chùm khế ngọt, chan chứa chút tình thương bao la, quê hương giống vị ngọt ấy nuôi ta khôn lớn từ thuở nào, nó còn là món ngon của nk cô cậu nhỏ. Giống 1 con đường đến trường mà hàng ngày ta bước đi, chất chứa bao ước mơ mà quê hương cta muốn, cùng vs nk cánh diều vươn xa. Như vậy, chỉ vs BFTT so sánh, nhà thơ đã khiến ng đọc cta cảm nhận đc vẻ đẹp tâm hồn của quê hương mik. Phải nói tác giả là 1 ng rất yêu quê hương mình nên mới sáng tác ra nhiều vần thơ hay như vậy.

Lê Thanh Long
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
5 tháng 11 2021 lúc 19:55

- Biện pháp nghệ thuật so sánh " là chùm khế ngọt, là đường đi học "

- Hiệu quả: tác giả đã so sánh quê hương với những thứ bình dị mộc mạc gắn liền với đời sống của bản thân hàng ngày, từ đó làm cho hình ảnh quê hương trở nên thiêng liêng, mộc mạc, giản dị, gần gũi và sinh động đối với bạn đọc

minh nguyet
5 tháng 11 2021 lúc 19:55

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn là biện pháp tu từ so sánh "Quê hương là chùm khế ngọt", "Quê hương là đường đi học"; "Quê hương là con diều biếc".

Tác dụng của biện pháp so sánh này là giúp cho hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu của chính tác giả.

Xem chi tiết
Tạ Minh Huyền
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh #$%
17 tháng 1 2019 lúc 21:35

13 tháng 8 2017 lúc 15:16

a)Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

b)+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ 
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ : 
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre 
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

An Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Hoài
Xem chi tiết
Minh Hiếu
19 tháng 3 2022 lúc 5:11

Tham khảo:

Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn là biện pháp tu từ so sánh "Quê hương là chùm khế ngọt", "Quê hương là đường đi học".

Tác dụng của biện pháp so sánh này là giúp cho hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu của chính tác giả.

Nguyễn Văn Tùng
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 10 2016 lúc 12:39

  Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi con người. Trong đoạn thơ :

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Tác giả đã nói về vẻ đẹp của quê hương, từng chùm khế ngọt ý đây nói về những kỉ niệm thời thơ ấu. Thời gian ấy là một khoảng khắc đẹp. Hay là con đường của tuổi thần tiên. Con đường ấy đã nâng bước bước chân của tuổi học trò tinh ngh*****ch. Những buổi chiều đi về trên con đường ấy, tuổi thơ tràn ngập ùa về. Cho đến tận bay giờ kỉ niệm đó vẫn còn in dấu trên con đường ấy. Nói chung đoạn thơ này đã nói về vẻ đẹp của quê hương và tình cảm của tác giả dành hết vào đoạn thơ này.

Chúc bạn học tốt!

Võ Nguyễn Gia Khánh
6 tháng 12 2016 lúc 11:25

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Ai sinh ra mà chẳng có quê hương ? Quê hương là nơi chon nhau cắt rốn, là ngôi nhà gắn với biết bao kỉ niêm ấu thơ. Dù bất cứ ai có xa mảnh đấy quê nhà vì lí do nào đó nhưng có lẽ vẫn luôn nhớ về quê hương, đất nước của mình đúng không ? Quê hương thật là đẹp ! “Quê hương là chùm khế ngọt…”, câu thơ ấy vẫn luôn khắc sâu trong tâm khảm của mỗi con người chúng ta.

Trong văn học, có biết bao bài thơ viết về quê hương, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Mỗi nhà thơ khi viết về quê hương đều mang một vể đẹp, một tình cảm rất riêng cho mảnh đất thân yêu của mình. TRong số những nhà thơ mà tôi biết, thì Tế Hanh là nhà thơ có cảm xác dạt dào, tha thiết với đất mẹ quê cha.Vì thế mà ông đã viết nên những vần thơ mãnh liệt như có hồn ca ngợi về miền đất nơi ông đã sinh ra. Đó là bài thơ “ Quê hương”. Bài thơ được viết năm 1939, khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi, đang học trung học tại Huế. Nỗi nhớ làng chai,nhớ quê hương thân yêu ở Bình Dương, Quảng Ngãi đã tỏa rộng và thấm sâu vào bài thơ. Bài thơ man mác nhớ thương vơi đầy.

Thảo Phương
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 19:50

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn là biện pháp tu từ so sánh "Quê hương là chùm khế ngọt", "Quê hương là đường đi học"; "Quê hương là con diều biếc".

Tác dụng của biện pháp so sánh này là giúp cho hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu của chính tác giả.

Minh Ngọc Dương
Xem chi tiết