Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 10 2023 lúc 10:35

Tình huống 1:

- Em sắm vai: Hảo và mẹ Hảo.

- Khi nghe ý kiến của mẹ, Hảo lắng nghe và nhận thấy hành vi của mình mải mê chơi game là chưa tốt. Hảo cần xin lỗi mẹ và chỉ chơi game khi đã hoàn thành công việc.

Tình huống 2:

- Em phân vai và đóng vai: Hương và bố mẹ.

- Trước thái độ của bố mẹ Hương nên bình tĩnh lắng nghe và đưa ra ý kiến của bản thân “Làm công an là ước mơ của con, công an có nhiều vị trí phù hợp với con gái.” Hương không nên tỏ ra khó chịu mà cần tâm sự và nói chuyện để bố mẹ hiểu mình hơn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Taylor BT
6 tháng 4 lúc 23:01

Các trò chơi dân gian:

- Rồng rắn lên mây

- Ô ăn quan

- Mèo đuổi chuột

- Trốn tìm

- Kéo co

- Bịt mắt bắt dê

- Dung dăng dung dẻ

- Chi chi chành chành

:3 Pi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
31 tháng 12 2021 lúc 10:50

Em và cả nhà dọn dẹp nhà cửa.

Thái Hưng Mai Thanh
31 tháng 12 2021 lúc 10:51

Em và cả nhà dọn dẹp nhà cửa

Linh Thỉu năng
Xem chi tiết
tui là tui
16 tháng 1 lúc 21:44

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

   Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.

   Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

   Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

   Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

   Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

   Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.

sofi sofia
Xem chi tiết
sofi sofia
9 tháng 5 2019 lúc 19:43

Các bạn ơi mau lên mình đang cần gấp mai nộp rồi. Ai làm mk cho một lik 😅😅😅😅😅😅

My little heart
9 tháng 5 2019 lúc 19:44

Giải Nhất đã thuộc về lớp 3A. Xin chúc mừng các em! Mời lớp trưởng của lớp 3A đại diện lên nhận phần thưởng". Giọng nói của cô Tổng phụ trách vang lên, em tự tin đi lên sân khấu trong tiếng vỗ tay của các bạn trong toàn khối, Lớp em đã giành giải Nhất trong cuộc thi kéo co chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, Đó là một kỉ niệm mà em và các bạn sẽ không bao giờ quên.

Trong các hoạt động được tổ chức chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì kéo co là trò chơi được các bọn học sinh toàn trường đón xem nhiều nhất. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của các khán giả, đội thi đấu của lớp em đã lọt vào vòng chung kết, Vòng cuói, chúng em phải đọ sức với một đối thủ đáng gờm là lớp 3C - bạn nào trong đội đó cũng cao lớn và khỏe mạnh.

Trong khi các thầy cô chuẩn bị cho trận đấu thì các bọn học sinh cả hai đội đều thực hiện các động tác khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bàng. Trước đó, cả hai đội đều được thầy, cô giáo tư vấn về chiến thuật thi đấu sao cho hiệu quả nhất.

Mỗi đội theo quy định sẽ có mười người - năm nam, năm nữ tham gia kéo. Nhà trường đỗ chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách. Khi sợi dây đỏ đó bị kéơ qua vạch vôi phía bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng.

Khi cuộc chơi sắp bắt đâu, mỗi đội đứng vào hàng theo những vị trí đã được sắp xếp. Đôi chân của các bọn ghì chặt lấy mặt đất, hai tay bám chặt sợi dây thừng. Khoảng cách đứng giữa các bọn cũng cân phải xác định rõ, tránh việc đứng quá thưa hay quá dày, như thế mãi tạo được độ bền cũng như phân phối được lực một cách đều nhất.

Tiếng còi của trọng tài vang lên. Trận đấu thực sự bắt đầu! Vận động viên của hai bên giữ chột lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng co sợi dây, lúc thì chiếc khăn đỏ nghiêng về lớp 3A, nhưng chỉ khoảng năm giây sau, lớp 3C lại kéo được nó sang phía mình, tình thế căng thẳng khiến khán giở mấy phen... "đứng hình". Các bạn bên đội 3C cao to hơn bên lớp em một chút, nhưng các bạn lớp em lại rất dai sức, không chịu bỏ cuộc mặc dù chiếc khăn đỏ cứ nhích dần nhích dần từng tí một về phía lớp 3C. 

"Cố lên! Cố lên!" - tiếng cổ vũ của các khán giả bên ngoài đã tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lân tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn. Tình thế được lật ngược khi các bạn 3A lớp em bất ngờ phản công và túm chặt sợi dây thừng hon nữa rồi ra sức kéo. Hai bên vẫn cứ giằng co nhau, gương mặt ai nấy cũng đỏ bừng, thở hổn hển. Chiếc khăn đỏ được kéo dân dân vượt qua vạch vôi quy định về phía lớp của chúng em.

Và chúng em đã chiến thắng. Các thầy cô, cổ động viên hò reo cổ vũ chúc mừng. Các thành viên trong đội thì ôm nhau hạnh phúc và xúc động vì có một màn lội ngược dòng ngoạn mục. Các bạn khác trong lớp cũng chạy vào bắt tay chúc mừng. Lớp em cũng không quên chúc mừng các bạn lớp 3C vì các bạn ấy đã thi đấu hết mình.

Đi lên sân khấu nhận thưởng mà những hình ảnh và không khí của buổi kéo co hôm ấy cứ như một cuốn phim quay chậm trong đầu em. Em sẽ nhớ mãi kỉ niệm đẹp đẽ này!

sofi sofia
9 tháng 5 2019 lúc 19:45

Thank you bạn iu. 😘😘😘😘

Huỳnh Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
10 tháng 4 2016 lúc 16:38

 

 Bài làm 1

Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài kiểm tra chất lượng giữa học kì. Đây là thời điểm chộn rộn nhất của tiết học. Mọi người vội vã nộp bài lên bàn cô giáo rồi trật tự trở về chỗ ngồi, mặt ngóng ra, sân trường, đợi chờ tiếng trống. Bỗng Tùng…! Tùng…! Tùng…! ba tiếng trống vang lên rộn rã làm bể vụn khối không gian tĩnh lặng, báo hiệu giờ giải lao đã đến.

Trong phòng học, tiếng cười nói lao xao rộ lên. Ai cũng muốn nộp bài nhanh để ra chơi. Vài phút sau, từ các cửa phòng học túa ra không . biết bao nhiêu mà kể những cánh áo đồng phục màu mây, rập rờn giữa sân trường như những cánh bướm vào những ngày cuối xuân đầu hạ, Sân trường vốn rết rộng vậy mà giờ đây có cảm giác như bị thu hẹp lại. Nó không đủ chứa những bước chân bay nhảy của tụi trẻ chúng con. Khắp sân trường và cả trên hành lang của những dãy phòng học, đâu đâu cũng rộ lên tiếng cười nói ríu rít y như một bầy chim hót vào buổi sáng mai vậy. Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho một pha chơi đẹp mắt của một “cầu thủ” nào đó. Sôi nổi nhất có lẽ là chỗ quang nắng ở góc phải sân trường nơi các “cầu thủ” bóng đá của hai đội lớp 5A và 5B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho ngày “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Dường như toàn bộ tụi con trai lớp 5A và rải rác một số bạn gái trong lớp đều tụ tập đây động viên cổ vũ cho lớp mình. Xuất sắc nhất trong đội 5A là bạn Thành, đội 5B là bạn Thịnh. Hai cầu thủ ấy là “linh hồn” của mỗi đội. Ở vị trí nào cũng thấy bóng dáng của hai bạn. Cả hai đều khỏe và đá hay chẳng kém nhau. Mới năm phút đầu, được đồng đội đưa bóng tới, Thịnh nhanh nhẹn như một con sóc lừa bóng qua hàng hậu vệ, kẻ một đường bóng căng như sợi dây đàn, ghi bàn thắng đầu tiên cho đội mình. Tiếng hoan hô như làm vỡ tung cả sân trường. Lúc này đội 5A như hăng hái hẳn lên, mồ hôi bạn nào bạn nấy đổ ra như tắm. Thành đón bóng từ chân “đồng đội” của mình đưa đến, lừa bóng qua được hai cầu thủ đội bạn, chỉ còn hàng hầu vệ nữa. Tiếng hoan hô cổ vũ dẫy lên:
“Chọc thủng hậu vệ! Chọc thủng hậu vệ!” ta gio ra choi o truong em

Như được truyền thêm sức mạnh và bằng sự tài trí lanh lợi của mình, Thành hất nhẹ bóng vào đối phương, bóng dội lại vào chân Thành. Bằng một động tác luồn lách rất đẹp, Thành đưa bóng qua hàng hậu , vệ. Và bất ngờ Thành tung một cú sút chân trái lắt léo. Quả bóng như một chiếc lá vàng bay vào khung thành đội bạn, gỡ hòa cho đội mình. Một lần nữa, tiếng reo hò như làm rung chuyển cả sân trường: “Hoan hô Đức Thành! Hoan hô Đức Thành!”

Ở giữa sân trường, dưới những gốc phượng tán lá xum xuê, những bạn gái tụm năm tụm bảy chơi trò banh đũa, nhảy dây… Nhìn những sợi dây tung lên lượn xuống nhịp nhàng theo những đôi chân thoăn thoắt của các bạn, mới thấy hết vẻ điệu nghệ của những “cây nhảy 1 lành nghề”. Thật là một trò chơi bổ ích và hấp dẫn. Trên hành lang của lớp học, các thầy cô giáo trong những bộ trang phục chỉnh tề với màu sắc trang nhã, đi lại ngắm nhìn những học trò thân yêu của mình đang nô đùa bay nhảy giữa sân trường mà lòng rộn lên bao niềm vui cùng tuổi thơ… Hai nhịp trống bỗng vang lên. Không gian như ngưng đọng lại trong giây lát, rồi lại rộn rã bởi muôn ngàn bước chân vội vẩ đi về hướng của lớp mình. Hai mươi phút giải lao giữa giờ kết, thúc.

Chao ôi vui quá! Ước gì suốt cả năm học, tiết trời lúc nào cũng sáng đẹp bồi chỉ có những buổi sáng như thế, chúng em mới cổ được những giờ phút giải lao vui nhộn và thật sự sảng khoái.
Nguyễn Trang Như
10 tháng 4 2016 lúc 16:38

Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian.

Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc. Dưới gốc cây đa già sừng sững, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh. Ngỡ rằng, đây chính là những thiên thần bé nhỏ, đang chơi đùa trong khung cảnh ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò. Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thú không kém.

Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất. Cuối cùng, bạn nam lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc.

Thật sung sướng! Khi nhận được danh hiệu mà các bạn yêu thích tăng cho đó là: “quả cầu thần”. Có bạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi đọc những cuốn sách lí thú. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước. Với những “nhà thơ nhí” luôn thả mình vào trong bầu không khí sôi động, hồn nhiên, để có thể nảy ra những vần thơ chứa chan thi vị. Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơi đuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Vì là một vận động viên điền kinh, nên bảo luôn là một “đối thủ” đáng gờm.

Chẳng vậy, mà bạn nào bạn nấy cũng cố gắng thoát khỏi vòng vây của Bảo “vận động viên điền kinh tương lai”. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần lại luôn quây quần bên gốc cây phượng vĩ tâm sự về mọi việc mà các bạn cho là lí thú nhất. Sân trường vui thật đấy! Làm cho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Những chùm hoa sữa nở rộ toả hương thơm quyến rũ, dù chỉ với bông hoa li ti, trắng muốt. Trên không trung, ông mặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười với đàn em thơ đang nô đùa.

Bỗng ba hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng. Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu.

NHỚ TICK GIÚP NHA

Huỳnh Thị Mỹ Duyên
10 tháng 4 2016 lúc 17:34

Cả lớp đang chăm chú nghe cô giảng bài .Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo.Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng , 3 hồi trống báo hiệu gời ra chơi vang lên giòn giã . Chúng em đứng giậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp .

Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào , náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười ,tiếng dép guốc hoà với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống , sân trường nổi bật màu trắng của chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn quàng đỏ đang phấp phới bay trên vai các bn Đội viên .

Tiếng trống báo hiệu tập thể dục giữa giờ đã vang lên bên tai của mỗi bn HS , từ các lớp, HS kéo nhau xếp từng hàng ngay ngắn. Anh Hải liên đội trưởng của trường bắt đầu đáng trống chúng em tập thể dục theo nhịp trống thật đều như những cánh chim non bay phơi phới trong sân trường . Bài tập thể dục kết thúc chúng em ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài ko gian .N ắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn , rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang kheo sắc .

Nguyễn Thị Thanh Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Mai
8 tháng 10 2023 lúc 10:56

còn bn thì sao?

Xem chi tiết
Vũ Trọng Hiếu
27 tháng 1 2022 lúc 20:14

tk

Các ngày lễ luôn luôn được các trường học tổ chức. Và những ngày lễ luôn gắn với hoạt động vui chơi bổ ích. Và với riêng em, em không thể nào quên được lần chúng em tham gia vào trò chơi kéo co trong ngày Quân đội nhân dân Việt Nam.

Biết được trò chơi kéo co được tổ chức, chúng em ai ai cũng hào hứng. Là một thành viên trong đội kéo co, sự bồi hồi trong em lúc này lớn hơn cả. Chúng em ai nấy không thể tập trung nổi vào buổi mít tinh với các tiết mục văn nghệ mà chỉ ngóng trông trò chơi kéo co sau đó. Gương mặt ai nấy háo hức, ai nấy ồn ã với nhau bàn về chiến thuật trò chơi. Lớp 8A chúng em hôm nay đoàn kết lắm vì các đối thủ đều đáng gờm vô cùng.

Sau lời cô hiệu phó, thì chúng em ùa ra sân vận động của trường. Lớp em túm nhau đi vì sợ lạc. Khối tám là khối ra quân đầu tiên. Đối thủ của chúng em chính là lớp 8B và sau đó là sự đấu tranh gay gắt với các khối lớp khác để giành phần thắng. Em và đồng đội tham gia trận kéo co vói tinh thần thi đấu hết mình. Hai lớp cùng kéo một sợi dây với số lượng thành viên là 10 người cho một đội chơi. Vạch đích được kẻ ra và đội nào vượt qua đích sẽ là đội thua cuộc. Sẽ có ba hiệp đấu để phân thắng bại giữa hai đội. Chúng em cởi tất, cởi giày, vén áo, người khoogn biết còn tưởng chúng em tham gia chiến trường. Lớp nào lớp nấy căng thẳng. Mười đứa chúng em bước vào giữ dây. Sau ba hồi còi của trọng tài, hai lớp bắt đầu vận dụng hết công lực để chiến đấu. Chiếc dây vô cùng chăc nên đã khiến tay chúng em bị rát, bị đau. Nhưng lúc này đây, đau đớn không là gì trước sự cổ vũ hết mình của mọi người xung quanh cùng ý chí quyết tâm. Ồ, bạn lớp bên đã vượt vạch đích. Chúng em đã chiến thắng hiệp đầu.

Hiệp đấu thứ hai càng  cam go hơn vì đội lớp 8B rơi vào thế bí. Hai lớp đổi sân, và cổ động viên cũng đổi sân theo sát từng bước chân của cả hai đội. Nhưng lần này thì có chút khó khăn hơn khi đội còn lại mang theo niềm quyết tâm. Và dường như đuối sức do ván trước nên chúng em rệu rã hơn và lớp 8 B chiến thắng. 

Trận đấu cuối cùng chính alf sự quyết định căng thẳng của hai độ chơi. Và chúng em đã lấy lại tinh thần. Chúng em quyết tâm đến cùng. Và quả thực, chưa bao giờ em nghĩ thi đấu có thể căng thẳng đến như vậy. Đột nhiên, em cảm thấy dây của chúng em yếu đi. Và như một lẽ tự nhiên, tất cả chúng em bị lê về sân đối thủ. Lớp em đã thất bại trong sự thở dài tiếc nuối của cổ động viên. Nhưng điều em ấn tượng hơn cả là không ai giữ thái độ bức xúc. Thua nhưng chúng em đã cố gắng hết mình và cùng nhau làm nên chiến thắng, em vô cùng tự hào và hạnh phúc vì điều đó.

Trò chơi kéo co đòi hỏi hơn ở một kĩ thuật là tinh thần và ý chí quyết tâm. Dù là thất bại hay chiến thắng thì chúng ta cũng học được nhiều điều với vô vàn bài học ý nghĩa từ một trò chơi dân gian quen thuộc. 

Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 9 2023 lúc 23:28

a) Đường thẳng \(\Delta \) đi qua hai điểm lần lượt có tọa độ \(\left( {0;1,5} \right),\left( {7;5} \right)\) nên \(\Delta \) có phương trình là:

\(\frac{{x - 0}}{{7 - 0}} = \frac{{y - 1,5}}{{5 - 1,5}} \Leftrightarrow \frac{x}{7} = \frac{{y - 1,5}}{{3,5}} \Leftrightarrow x - 2y + 3 = 0\)

b) Giao điểm của đường thẳng \(\Delta \) với trục \(Oy\) ứng với \(x = 0\). Thời điểm \(x = 0\)cho biết khoản phí tham gia ban đầu mà người tập phải trả. Khi \(x = 0\) thì \(y = 1,5\) , vì vậy khoản phí tham gia ban đầu mà người tập phải trả là 1 500 000 đồng.

c)  12 tháng đầu tiên ứng với \(x = 12\)

 Từ phương trình đường thẳng \(\Delta \) ta có: \(x - 2y + 3 = 0 \Leftrightarrow y = \frac{1}{2}x + \frac{3}{2}\)

 Thay \(x = 12\) vào phương trình đường thẳng ta có: \(y = \frac{1}{2}.12 + \frac{3}{2} = 7.5\)

 Vậy tổng chi phí mà người đó phải trả khi tham gia  phòng tập thể dục trong 12 tháng là 7tr5 nghìn đồng.