Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trịnh Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Đinh Văn Dũng
29 tháng 1 2018 lúc 12:29

Cho tớ hỏi:Google sinh ra để làm cái gì??

Tề Mặc
29 tháng 1 2018 lúc 12:31

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.

Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:

Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.

Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:

Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:

Nước sông Thương bên trong, bên đục

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.

Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.

Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?

Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:

Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.

-     Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

-     Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...

Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.

Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:

Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.

Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!

Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

Cô bé dễ thương
29 tháng 1 2018 lúc 12:42

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

Nội dung lời hát sao mà hay vậy. Tình của lời hát sao mà đằm thắm. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước. Trong ca dao của người Việt Nam, tình yêu quê hương ấy cũng được thể hiện ở nhiều dáng vẻ, ở từng miền đất từ Bắc chí Nam. Các bài thơ và ca dao học ở lớp Bảy đã làm sáng tỏ điều ấy.

Đầu tiên, chúng, ta hãy theo bước chân tác giả đến Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào của cả nước với: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút:

Rủnhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên,Tháp Bút chưa sờn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Và nếu ta đi lên phía tây thành Hà Nội, ta sẽ còn được thưởng thức một cảnh ngoạn mục hơn: đó là Hồ Tây. Hãy đến Hồ Tây vào lúc gần sáng, lúc bình minh lên ta sẽ gặp cảnh thật thơ mộng:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Âm thanh ấy, người Hà Nội đi xa sao mà quên được: dó là tiếng chuông chùa Trấn Võ (một ngôi chùa ở phía bấc thành Thăng Long xưa), tiếng gõ mõ cầm canh báo thời gian và nhịp chày giã giấy ở làng Yên Thái - còn gọi là làng Bưởi - nơi có nghề làm giấy dó - Và hình ảnh Tây Hồ như tấm gương khổng lồ lung linh trong sớm mai của Hà Nội.

Từ Hà Nội, xin các bạn hãy dừng chân ở vài địa danh phía bắc, trước khi đi về miền Trung thân yêu. Sông Lục Đầu - tên gọi gợi nhó' về chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên:

Thành Hà Nội năm cửa; chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Sông Lục Đầu gồm sông Thương, sông cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Riêng sông Thương - con sông chảy qua thị xã Bắc Giang lại có cấu thành đặc biệt:

Nước sông Thương bên trong, bên đục

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có Thánh sinh.

Đi với sông Thương, câu ca còn nhấc đến núi Tản Viên: theo truyền thuyết: Sơn Tinh hóa phép cho núi thắt cổ bồng để Thủy Tinh không dâng nước lên được.

Chúng ta hãy dừng chân ở Lạng Sơn và Thanh Hóa. Những nơi này không những có nét nổi bật về địa lí tự nhiên, mà còn nổi tiếng về cả văn hóa, lịch sử:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh Ởtrên đỉnh Lạng có thành tiên xây.

Đền Sòng ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thanh Hóa còn là đất của các vua. Và theo tương truyền ở Lạng Sơn có thành do các nàng tiên hiện về đêm đêm xây cất nên. Thật là hấp dẫn phải không các bạn?

Ta hãy cùng nhau đi về miền Trung - khúc ruột thân yêu của cả nước - và đến với xứ Huế mộng mơ:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.

Cảnh đẹp có núi, có sông, thật hữu tình, như bức họa của người họa sĩ tài ba. Sông Hương, núi Ngự, cố đô Huế đã trở thành những di sản văn hóa thế giới - niềm tự hào của người Việt:

Sông Hương nước chảy trong luôn Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

Càng đi dạo trên mỗi mảnh đất của Tổ quốc, mỗi người Việt không thể kìm nén được xúc động trước những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Mỗi cây lúa đẹp ngời lên dưới ánh ban mai như những cô gái đẹp, trẻ, tươi tắn.

-     Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát Đứng bên tể đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

-     Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.

Dân gian đã gửi vào bài ca dao một tình yêu đắm say đồng nội, quê hương - Ta như nghe sóng lúa dạt dào, ta như thấy cả cánh đồng đang chạy tít tận chân trời, ta như nghe hương thơm của lúa ngọt ngào, vương vấn đâu đây,...

Qua đất miền Trung tình nghĩa, ta tới miền Nam tươi đẹp với những miệt vườn vựa lúa, với những con người mộc mạc, chân chất, mà anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Ta sẽ sung sướng đến bất ngờ vì sự giàu có của những miền đất Nam Bộ:

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cú tôm.

Đến với Nam Bộ, ở miền đất nào cũng vậy, nơi nào cũng giàu có, lòng người mến khách, phóng khoáng và chân thật. Những điều đó níu kéo lòng người ở lại:

Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó thì không muốn về.

Hạnh phúc biết bao khi được gặp những con người ấy, được sống ở vùng đất ấy!

Thơ ca Việt Nam - người đã thay người Việt bộc lộ niềm yêu mến tự hào về quê hương, về sông núi nước Việt. Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam.

Trần Chí Công
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
6 tháng 4 2022 lúc 20:42

Tham khảo:

Kho tàng ca dao là nơi thể hiện phong phú đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, dân gian đã dành nhiều lời ca ca ngợi non sông gấm vóc tươi đẹp. Chỉ riêng qua những bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7, tập một ta đã hiểu điều được những điều sâu sắc đó.
Chắc hẳn các tác giả dân gian phải yêu mến, say mê vẻ đẹp của quê hương đến nhường nào dân gian mới họa nên thơ nên nhạc phong cảnh của từng góc hồ, tưởng tượng về dáng vẻ của từng ngọn núi hay đơn giản chỉ là ví von hình ảnh của những con đường. 
Chỉ vài nét phác qua nhưng hình ảnh của một cành trúc la đà, một mặt hồ lãng đãng sương phủ, âm thanh của tiếng gà sáng, của tiếng chuông chùa đã gợi được không khí yên bình, êm ả của buổi sớm mai Hà Nội. Phải yêu mảnh đất ấy đến nhường nào, gắn bó với từng sự vật nhỏ bé nhất nơi đây, người viết mới phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế ấy. Đặc điểm riêng của từng địa danh được đưa vào những lời hát rất thú vị:
“Sông nào bên đục bên trong
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?”
“Nước sông Thương bên đục bên trong ...........
Từ trên cao nhìn xuống, hình dáng quê hương đẹp đẽ nên họa nên thơ biết bao:
“Đường vô xứ Huế quanh mình
Non xanh nước biển như tranh họa đồ”.
Cảnh trí xứ Huế được phác họa qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn: non xanh, nước biển. 
Nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn cây trên mảnh đất này đều có được từ bàn tay dựng xây, vun đắp của con người:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn”
Hồ Hoàn Kiếm - một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm Hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng.

Có một nền ca dao, dân ca phong phú, đa dạng, thấm nhuần tư tưởng, tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam, người dân chúng ta cần phải biết ơn các tác giả dân gian, cố gắng phát huy và giữ gìn truyền thống, khó tàng ca dao - dân ca đó.

 

Vi Hằng
Xem chi tiết
Lưu Gia Nghi
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 3 2019 lúc 12:14

a). Mở bài:
Dẫn dắt vào đề
+ Ca dao là lời ru êm ái, quen thuộc
+ Là tiếng nói gia đình, đằm thắm, tình yêu quê hưong đất nước
b) Thân bài:
Ca dao ghi nội lại tình yêu quê hương đất nước
- Họ yêu những gì thân thuộc trên mảnh đất quê hương
“Đứng bên...mêng mông”.
- Xa quê, họ nhớ những gì bình dị của quê hương, nhớ người thân: “Anh đi anh nhớ ...hôm nao”
- Nhớ cảnh đẹp và nghề truyền thống của quê hương
“Gió đưa cành trúc...Tây Hồ”.
- Nhớ đến Huế đẹp và thơ mộng
“Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vắng nặng tình nước non”...
c). Kết Bài:
Ca dao chất lọc những vẻ đẹp bình dị, bồi đắp tâm hồn tình yêu cuộc sống

Quốc Đạt
1 tháng 3 2019 lúc 20:51

Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước.
Quê hương! Tiếng gọi thật giản dị mà sao thiêng liêng, tha thiết!
Quê hương chính là nơi ta đã sinh ra, "oa, oa "khóc chào đời. Đó cũng là nơi mà chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng quê hương là người mẹ thứ hai của mõi người, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao."

Thời gian và không gian chẳng thể nào chia cắt được tình cảm của người con nhớ về đất mẹ, nhớ về quê hương mà ngược lại nó chính là nguồn nuôi dưỡng tình cảm ấy ngày càng lớn mạnh thêm. Người ta nhớ về quê hương không phải bởi những gì xa hoa, lộng lẫy mà lại nhớ đến những thứ rất bình dị: "canh rau muống", "cà dầm tương". Hương vị đó quả là đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ hương vị nào khác: hương vị của món ăn đồng quê, những món ăn đó thật bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương và cũng tràn ngập tình yêu thương. Câu ca dao còn đưa ta về với làng xóm, ở đó, có những người "dãi nắng dầm sương:, "tát nước bên đường". Chắc chắn rằng những hình ảnh thân thương, trìu mến của quê hương đó sẽ mãi mãi sống trong tim của mỗi người.
Rồi lại có những câu ca dao thể hiện lòng tự hào dân tộc của người dân đất Việt thường được hát trong những buổi lao động:
"Em đố anh từ nam chí Bắc
Sông nào là sông sâu nhất
Núi nào là núi cao nhất nước ta?"
Hình ảnh núi sông đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam và trải qua bao thế kỷ, những lời ca về một thời oanh liệt như vẫn còn đó, ngân vang mãi mãi không thể nào quên.
Ca dao cũng có những bài rất hay nói đến khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước:
"Gió đua cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"
Bài ca dao dựng lên trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của Hồ Tây buổi sáng sớm. Trong bức tranh đó, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo đan xen cả hai không gian: Động và tĩnh. Một cành trúc mơ màng, mềm mại trong gió sớm, một hồi chuông ngân nga, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chầy giã giấy nhịp nhàng:"Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương" như hòa quyện với "nhịp chày Yên Thái tạo nên một khung cảnh thật bình ên, êm đềm. Làn "khói tỏa ngàn sương" mơ màng như xua đi mọi ưu phiền, những bon chen tất bật của cuộc sống, đưa ta đến với thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ, đưa ta trở lại về là ta, những công dân Việt Nam với phẩm cách tuyệt vời đáng quý.
Từ miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung:
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."
Đường vào xứ Nghệ nước non nhộm màu xanh tươi mát, còn đường vào miền Nam là sông nước mở rộng mênh mang:
" Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về"
Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng, ngọn núi đã in đạm bóng hình trong trái tim người Việt Nam. Người ta gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp dể gửi gắm những tình cảm thiết tha, nồng nàn đó.

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Thời Sênh
8 tháng 1 2019 lúc 13:34

Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước.
Quê hương! Tiếng gọi thật giản dị mà sao thiêng liêng, tha thiết!
Quê hương chính là nơi ta đã sinh ra, "oa, oa "khóc chào đời. Đó cũng là nơi mà chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng quê hương là người mẹ thứ hai của mõi người, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao."

Thời gian và không gian chẳng thể nào chia cắt được tình cảm của người con nhớ về đất mẹ, nhớ về quê hương mà ngược lại nó chính là nguồn nuôi dưỡng tình cảm ấy ngày càng lớn mạnh thêm. Người ta nhớ về quê hương không phải bởi những gì xa hoa, lộng lẫy mà lại nhớ đến những thứ rất bình dị: "canh rau muống", "cà dầm tương". Hương vị đó quả là đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ hương vị nào khác: hương vị của món ăn đồng quê, những món ăn đó thật bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương và cũng tràn ngập tình yêu thương. Câu ca dao còn đưa ta về với làng xóm, ở đó, có những người "dãi nắng dầm sương:, "tát nước bên đường". Chắc chắn rằng những hình ảnh thân thương, trìu mến của quê hương đó sẽ mãi mãi sống trong tim của mỗi người.
Rồi lại có những câu ca dao thể hiện lòng tự hào dân tộc của người dân đất Việt thường được hát trong những buổi lao động:
"Em đố anh từ nam chí Bắc
Sông nào là sông sâu nhất
Núi nào là núi cao nhất nước ta?"
Hình ảnh núi sông đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam và trải qua bao thế kỷ, những lời ca về một thời oanh liệt như vẫn còn đó, ngân vang mãi mãi không thể nào quên.
Ca dao cũng có những bài rất hay nói đến khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước:
"Gió đua cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ"
Bài ca dao dựng lên trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của Hồ Tây buổi sáng sớm. Trong bức tranh đó, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo đan xen cả hai không gian: Động và tĩnh. Một cành trúc mơ màng, mềm mại trong gió sớm, một hồi chuông ngân nga, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chầy giã giấy nhịp nhàng:"Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương" như hòa quyện với "nhịp chày Yên Thái tạo nên một khung cảnh thật bình ên, êm đềm. Làn "khói tỏa ngàn sương" mơ màng như xua đi mọi ưu phiền, những bon chen tất bật của cuộc sống, đưa ta đến với thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ, đưa ta trở lại về là ta, những công dân Việt Nam với phẩm cách tuyệt vời đáng quý.
Từ miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung:
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."
Đường vào xứ Nghệ nước non nhộm màu xanh tươi mát, còn đường vào miền Nam là sông nước mở rộng mênh mang:
" Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về"
Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng, ngọn núi đã in đạm bóng hình trong trái tim người Việt Nam. Người ta gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp dể gửi gắm những tình cảm thiết tha, nồng nàn đó.
Đôi dòng sơ lược về ca dao không thể nào diễn tả được trọn vẹn tình cảm mãnh liệt của người dân Việt Nam đối với đất nước. Tuy nhiên nó cũng như một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hãy biết học tập, tu dưỡng thật tốt vì tương lai sáng rạng tốt đẹp của quê hương, đất nước!

Thảo Phương
8 tháng 1 2019 lúc 14:29

a). Mở bài:
Dẫn dắt vào đề
+ Ca dao là lời ru êm ái, quen thuộc
+ Là tiếng nói gia đình, đằm thắm, tình yêu quê hưong đất nước
b) Thân bài:
Ca dao ghi nội lại tình yêu quê hương đất nước
- Họ yêu những gì thân thuộc trên mảnh đất quê hương
“Đứng bên...mêng mông”.
- Xa quê, họ nhớ những gì bình dị của quê hương, nhớ người thân: “Anh đi anh nhớ ...hôm nao”
- Nhớ cảnh đẹp và nghề truyền thống của quê hương
“Gió đưa cành trúc...Tây Hồ”.
- Nhớ đến Huế đẹp và thơ mộng
“Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vắng nặng tình nước non”...
c). Kết Bài:
Ca dao chất lọc những vẻ đẹp bình dị, bồi đắp tâm hồn tình yêu cuộc sống

htyyyy
Xem chi tiết
Hoàng Quốc Việt
Xem chi tiết
lạc lạc
15 tháng 2 2022 lúc 9:57

 tham khảo

Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam. Qua những câu ca dao có vần có nhịp ấy, người ta có thể biểu lộ được hết những tâm tư, tình cảm xuất phát từ tận sâu trong tâm hồn mình. Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng. Dường như đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân nước Việt chứ không đơn thuần là chỉ trên những câu chữ thốt ra một cách trôi chảy, bâng quơ.

Đầu tiên, ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình. Quả thật đúng như vậy, ta sẽ nhận thấy qua một số câu ca dao quen thuộc như:

"Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh mất thức đủ năm canh."
"Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Đó là những câu ca dao đong đầy lòng biết ơn, sự trân trọng của những người con hiếu thảo dành cho cha mẹ của mình, trong cả cuộc đời chẳng ai đối xử tốt với chúng ta hơn cha mẹ, cũng chẳng có nơi nào ấm áp hơn nơi gọi là gia đình.  Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy. 

Trong gia đình, ngoài tình cảm cha mẹ - con cái, anh em với nhau, tình cảm vợ chồng cũng là một trong số những tình cảm có vị trí vô cùng quan trọng và đặc biệt, quyết định hạnh phúc của một tổ ấm. Có những câu ca dao rất hay, rất dân dã giản dị nhưng in sâu vào tiềm thức con người như thế này:

"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon."

"Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
"Thương chồng phải lụy cùng chồng
Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam."

"Tay bưng chén muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau"

Tình cảm vợ chồng trong quá khứ hay hiện tại đều đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau. Có thế dẫu là việc khó, việc to tát cỡ nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua, bởi sự đồng lòng, yêu thương, gắn bó với nhau chính là sức mạnh là niềm tin khiến con người ta quên đi tất thảy mọi khó khăn gian khổ, luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua. Đó mới là tình cảm vợ chồng chân chính, đáng quý, đáng trân trọng.

Đó là về tình cảm gia đình, còn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những câu ca dao rất sâu sắc thấm thía ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, mà ngay từ thuở ấu thơ ta vẫn thường nghe bà, nghe mẹ ngâm nga.

"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh."

"Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say"

 

Những câu ca dao nói về đất nước chủ yếu đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình. Đối với nhân dân địa phương, đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được, đối với khách du lịch, để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình.  Ca dao còn khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau, cùng sẻ chia cơm ăn áo mặc, sao cho đúng với nghĩa tình dân tộc, với truyền thống lá lành đùm lá rách vốn có từ bao đời nay của nhân dân ta.

Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy. Bởi nó phản ánh ý chí và tình cảm của con người Việt Nam trong cuộc sống lao động hằng ngày, dù có khó khăn, thiếu thốn vất vả nhưng nhân dân ta vẫn luôn tôn trọng những giá trị đạo đức, nhân văn, chưa từng một phút giây lơ là. 

quoc phong
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 11 2019 lúc 6:28

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về ca dao. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu chung về ca dao, dân ca Việt Nam.

- Giới thiệu vấn đề của bài: : Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước..

b. Thân bài (9.0đ)

HS viết bài văn chứng minh 2 nội dung:

- Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình: trong kho tàng ca dao của dân tộc chất chứa vô vàn những câu ca nói về các mối quan hệ trong gia đình. Đi kèm với đó, tác giả dân gian cũng ngầm ẩn cách sống phù hợp với luân thường đạo lí của dân tộc trong từng mối quan hệ cụ thể.

   + Những câu thuộc chủ đề tình cảm gia đình thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.

   + Tình cảm với ông bà: biết ơn, mong nhớ (Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu)

   + Tình cảm với cha mẹ:biết ơn công sinh thành dưỡng dục, hiếu thảo… (Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…)

   + Tình cảm với anh em: yêu thương, đùm bọc, che chở (Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy…)

   + Tình cảm vợ chồng: thủy chung son sắt (Muối ba năm muối đang còn mặn/ Gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta nghĩa nặng tình dày/ Có xa nhau cũng ba vạn tám ngàn ngày mới xa).

- Ca dao là tiếng nói về quê hương sâu nặng:

   + Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh.

   +Yêu thương, gắn bó, tự hào về vẻ đẹp quê hương (Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ)

   + Nỗi nhớ khi xa quê.

c. Kết bài (0.5đ)

Khái quát ý nghĩa chung của những bài ca dao đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định đã nêu trong đề bài.