Gợi ý:
Mở bài và kết bài dễ nên bạn tự làm nhé!
Thân bài:
- Giải thích : Ca dao là gì? Vì sao lại nói ca dao Việt Nam thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước?
- Dẫn chứng cho việc chứng minh:
Cm1: Ca dao là những câu nói mang đậm chất tình yêu quê nhà. Ca dao là những câu nói giản dị nhưng lại chứa đứng trong đó là bài học và giá trị của cuộc sống. Chúng ta đều biết mỗi một câu ca dao sẽ chứa trong đó là tình yêu quê hương đất nước,....
Cm2: Hình ảnh của Quê Hương – đất nước ngự trị trong Ca dao, trong tiếng hát, chan chứa tình cảm, yêu mến, niềm tự hào của dân tộc:
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây
Thăng Long là trọng địa của nước ta được hưng khởi vào thời Lý Thái Tổ năm 1010, xưa gọi là kinh đô, cố đô...Ngày nay được gọi là Thủ đô Hà Nội, nơi phát triển đất nước, đưa đất nước vươn tầm với thế giới:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên , Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?..............
Cm3: Quê hương, đất nước nơi nuôi ta khôn lớn, trưởng thành, nơi nuôi dưỡng cho tâm hồn mỗi con người. Đó là những thứ bình dị, đơn sơ mà rất đỗi quen thuộc, thân thương. Đó là hình ảnh của những cánh đồng thẳng cánh cò bay, là lũy tre xanh mát, là con đê đầu làng, là bến nước, sân đình, là những bữa cơm giản dị…Ca dao, tục ngữ nói về cảnh đẹp của quê hương, đất nước thật vô vàn. Đất nước ta nơi nào cũng đẹp, cảnh trí non sông như gấm vóc, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và mang những đặc trưng riêng.........
Chúc bạn học tốt!
– Ca dao, dân ca là những tiếng nói tâm tình của người bình dân. Đó là tiếng nói tình cảm, cũng có khi họ mượn những câu nói vần điệu ấy để nói lên tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của dân tộc.
Ca dao – dân ca gắn liền với từng địa danh, là lời ca ngợi vẻ đẹp kì thú của quê hương:
Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Mở đầu bài ca dao tác giả dân gian dùng cách hỏi đố để diễn đạt ý định của mình. Hình thức hò đối đáp giữa chàng trai, cô gái cũng là hình thức truyền đạt phổ biến trong văn học dân gian. Đây cũng là một nét đẹp trong sinh hoạt hằng ngày của người lao động ngày xưa.
Lời của cô gái đáp cũng là nối tiếp nội dung của bài:
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bèn trong
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiền xây
Các địa danh của đất nước được nhắc đến trong bài ca dao với niềm tự hào, kiêu hãnh. Đôi nam nữ đang thử tài kiến thức của nhau và cũng là bày tỏ tình cảm với nhau để rồi hài lòng về kiến thức của mỗi người.
Miền Trung Việt Nam có nhiều nét đẹp đặc sắc, riêng biệt và khó lầm lẫn với các vùng khác. Gảnh đẹp nơi đây không khác gì một bức tranh:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước btếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô…
Một lời mời ngọt ngào ngay đằng sau câu giới thiệu cảnh đẹp đã khơi gợi trí tò mò, niềm thích thú và mong muốn được một lần vào thăm xứ Huế. Huế không chỉ đẹp về phong cảnh mà còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa lâu đời của dân tộc. Dòng Hương Giang xanh biếc với cầu Tràng Tiền nối liền mười hai nhịp thật nên thơ. Khi nói đến sông Hương người ta liên tưởng đến núi Ngự, chùa Thiên Mụ với hình ảnh các cô gái Huế nón trắng che nghiêng tạo nên một bức tranh tuyệt tác, xứng đáng là vùng đất kinh kì một thời vang bóng.
Bên cạnh những địa danh trên, ca dao còn nhắc đến nhiều cảnh đẹp nên thơ không kém:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nhiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này
Làng quê Việt Nam còn hiện lên với vẻ đẹp trù phú, của những cánh đồng phì nhiêu bát ngát:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Con người như hòa vào thiên nhiên, hòa vào cảnh đẹp. Trong bài ca dao, cô gái đang độ tuổi thanh tân đầy sức sống, cô đón ánh nắng ban mai với niềm rung cảm dạt dào. Cô gái như hòa vào cánh đồng lúa, đứng trước sự rộng lớn ấy tâm hồn cô như rộng mở hơn, cô xúc động trước vẻ đẹp tuyệt diệu của quê hương.
Ca dao – dân ca thường gợi nhiều hơn tả, nó đem đến cho người đọc một tư tưởng tình cảm mới lạ thông qua trí tưởng tượng, hình dung. Con người Việt Nam lúc nào cũng yêu thương và gắn bó với quê hương như máu thịt. Tình yêu, niềm tự hào về quê hương đi vào tâm tưởng con người và được bộc lộ bằng lời với những ngôn từ giản dị mà độc đáo, ý nhị mà gần gũi. Con người và thiên nhiên như một thực thể hòa hợp. Để thể hiện tình cảm của mình người Việt Nam xưa dùng ca dao – dân ca.
Tham khảo
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Trong kho tàng ca dao, nơi thể hiện phong phú đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, dân gian đã dành nhiều lời ca ca ngợi non sông gấm vóc tươi đẹp. Chỉ riêng qua những bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7, tập một ta đã hiểu điều đó.
Phải yêu mến, say mê vẻ đẹp của quê hương đến nhường nào dân gian mới họa nên thơ nên nhạc phong cảnh của từng góc hồ, tưởng tượng về dáng vẻ của từng ngọn núi hay đơn giản chỉ là ví von hình ảnh của những con đường. Mỗi lời ca dao là một lời ca ngợi vẻ đẹp trong sáng, nên thơ của quê hương đất nước.
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.
Chỉ vài nét phác qua nhưng hình ảnh của một cành trúc la đà, một mặt hồ lãng đãng sương phủ, âm thanh của tiếng gà sáng, của tiếng chuông chùa đã gợi được không khí yên bình, êm ả của buổi sớm mai Hà Nội. Phải yêu mảnh đất ấy đến nhường nào, gắn bó với từng sự vật nhỏ bé nhất nơi đây, người viết mới phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế ấy. Sống gắn bó với quê hương đất nước chính là cơ sở để dân gian tạc rõ hình hài của từng dòng sông, từng ngọn núi vào trong tâm thức. Đặc điểm riêng của từng địa danh được đưa vào những lời hát rất thú vị:
“Sông nào bên đục bên trong
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?”
“Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh”.
Từ trên cao nhìn xuống, hình dáng quê hương đẹp đẽ nên họa nên thơ biết bao:
“Đường vô xứ Huế quanh mình
Non xanh nước biển như tranh họa đồ”.
Cảnh trí xứ Huế được phác họa qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn: non xanh, nước biển. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ: “tranh họa đồ” – trong cái nhìn thẩm mĩ của người Việt xưa, cái đẹp thường được ví với tranh (đẹp như tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.
Nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn cây trên mảnh đất này đều có được từ bàn tay dựng xây, vun đắp của con người:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn”
Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm Hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa Thủ đô Hà Nội. Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước, quê hương. Vì vậy, bài thơ kết lại bằng một câu thơ đầy ý nghĩa:
“Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Đó là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của Thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hóa, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó. Tình yêu quê hương đất nước được dân gian thể hiện qua ca dao là tình cảm có chiều sâu và giàu tính nhân văn. Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp thuần túy của tự nhiên, ca dao còn nhắc đến công lao của những con người lao động mà nhờ ai chũng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.