thế nào là đoạn mạch nối tiếp , thế nào là đoạn mạch song song . cho ví dụ
Câu 12. Làm thế nào để nhận biết hai bóng đèn được mắc nối tiếp hay mắc song song?
Câu 13. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? Đặc điểm này được biểu diễn bằng những công thức nào?
Câu 14. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? Đặc điểm này được biểu diễn bằng những công thức nào?
Câu 12:
Hai bóng đèn được mắc nối tiếp:có 1 điểm chung
Hai bóng đền đc mắc song song:có 2 điểm chug
Câu 13
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của dòng điện, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
Câu 14:
Trong mạch điện mắc song song cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau.
trong đoạn mạch nối tiếp , song song, i, u, r được tính như thế nào ? viết công thức liên kết ?
1. so sánh cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
2. so sánh hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
1. Cường độ dòng điện ( I )
- Đoạn mạch // : I = I1+I2
- Đoạn mạch nối tiếp: I=I1=I2
2. Hiệu điện thế
- Đoạn mạch //: U=U1 =U2
- Đoạn mạch nối tiếp: U=U1+U2
Cho hai điện trở R1 và R2 được lắp nối tiếp với nhau vào đoạn mạch có hiệu điện thế 16V thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 0,64A. Khi lắp hai điện trở song song với nhau vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 2A. Xác định giá trị của điện trở R1, R2 đã dùng? Giải chi tiết hộ mình với ạ xin cảm ơn ❤️
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}R1ntR2\Rightarrow Rtd=R1+R2=\dfrac{U}{I}=\dfrac{16}{0,64}=25\left(\Omega\right)\left(1\right)\\R1//R2\Rightarrow Rtd=\dfrac{R1.R2}{R1+R2}=\dfrac{U'}{I'}=\dfrac{12}{2}=6\left(\Omega\right)\left(2\right)\\\end{matrix}\right.\)
\(\left(1\right)\left(2\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}R1+R2=25\\\dfrac{R1R2}{R1+R2}=6\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}R2=25-R1\\\dfrac{R1\left(25-R1\right)}{R1+25-R1}=6\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}R2=25-R1\\-R1^2+25R1=150\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}R2=25-R1\\\left[{}\begin{matrix}R1=15\Omega\\R2=10\Omega\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}R1=15\Omega\\R2=25-15=10\Omega\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}R1=10\Omega\\R2=15\Omega\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left(R1;R2\right)=\left\{\left(10;15\right);\left(15:10\right)\right\}\)
Cho hai điện trở R1 và R2 được lắp nối tiếp với nhau vào đoạn mạch có hiệu điện thế 16V thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 0,64A. Khi lắp hai điện trở song song với nhau vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là 2A. Xác định giá trị của điện trở R1, R2 đã dùng? giải chi tiết theo cách phân tích đa thức thành nhân tử xin cảm ơn ❤️
Nguồn điện trong mạch điện có sơ đồ như hình 28.4 là một pin còn mới có ghi 1,5V.
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch thì phải mắc vôn kế nối tiếp hay song song với đoạn mạch đó? Khi đó chốt (+) hay chốt (-) của vôn kế phải được mắc về phía nào?
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch thì phải mắc vôn kế song song với đoạn mạch đó. Khi đó chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện và chốt (-) của vôn kế được mắc với cực (-) của nguồn điện như hình vẽ sau:
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phải mắc vôn kế theo cách nào dưới đây?
A. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt âm của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
B. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
C. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
D. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực âm của nguồn điện.
Đáp án: C.
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phải mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
như thế nào là đoạn mạch nối tiếp , vẽ sơ đồ minh họa , viết các hệ thức định luật ôm cho đoạn mạch nối tiếp
- Các thiết bị điện hay dụng cụ điện được mắc nối tiếp với nhau trong mạch điện được hiểu là đoạn mạch nối tiếp
I1 = I2 = ... = In
UAB = U1 + U2 + ... + Un
Rtđ = R1 + R2 +...+ Rn
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp?
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch:
A. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
B. bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
D. luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần
→ Đáp án B