Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nam Nguyễn Trọng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
17 tháng 3 2022 lúc 20:41

vâng có kiến thức mạng nhưng mình vẫn tự làm nha:

Thưa các bạn đây là Sông Đà của Việt Nam Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ Đứng bên cạnh dòng Sông Đà ta có thể thấy quang cảnh nơi đây thật đẹp,không khí của trời đất được gắn liền với con sông này.Khi đến nơi đây ta có thể cảm nhận được sự yên bình mà mỗi người tìm kiếm,rất mong các bạn hãy xem đây là nơi du lịch lí tưởng để ghé thăm Sông Đà thường xuyên (thuyết trình trực tiếp)

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
22 tháng 3 2019 lúc 2:55

- Tên danh lam thắng cảnh: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Nằm ở huyện Bố Trạch và Minh Hòa, tỉnh Quảng Bình.

- Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

- Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.

- Được nhà nước xếp hạng vào vườn quốc gia, cần được bảo tồn.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:42

*Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:

Gò Đống Đa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cột cờ Hà Nội
Chùa Một Cột
*Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:

Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

*Ý nghĩa: góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan di tích lịch sử.

Khang An
Xem chi tiết
Lương Phương
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 5 2021 lúc 10:38

Tham khảo dàn ý nha em:

I. Mở bài

- Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.

II. Thân bài

1. Lịch sử hình thành

- Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

2. Đặc điểm

- Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 - 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

 

- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.

châu _ fa
Xem chi tiết
Chuu
13 tháng 3 2022 lúc 15:39

D

Minh Hồng
13 tháng 3 2022 lúc 15:39

D

Long Sơn
13 tháng 3 2022 lúc 15:39

D

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 8 2017 lúc 2:13

Tên danh lam thắng cảnh: Tam Cốc- Bích Động

   Danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo

   Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của di tích danh lam thắng cảnh: Sự kết hợp giữa hang động và sông nhỏ.

   Tam Cốc là 3 hang động núi đá vôi liên kết với nhau, bạn có thể di chuyển bằng thuyền để khám phá hang động.

   Bích Động là ngôi chùa được xây dựng vào thời hậu Lê mang đậm phong cách Á Đông, phía bên trong chùa có quả chuông cổ được đúc từ thời Lê Thái Tổ.

   Ý nghĩa: Tam Cốc Bích Động là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp của tự nhiên với sự tài hoa khéo léo của con người, điều đó khẳng định những giá trị về mặt thẩm mĩ và tâm linh vẫn mãi được trân trọng, nhận diện.

   - Giá trị kinh tế du lịch: Thu hút du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác.

Origami Đăng Khôi
Xem chi tiết
Vũ Thái Tuấn Tú
20 tháng 12 2022 lúc 21:21

12365:12

 

 

Citii?
21 tháng 12 2022 lúc 19:59

- Tên danh lam thắng cảnh: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Nằm ở huyện Bố Trạch và Minh Hòa, tỉnh Quảng Bình.

- Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

- Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.

- Được nhà nước xếp hạng vào vườn quốc gia, cần được bảo tồn

1 thoii bạn qạ

Origami Đăng Khôi
21 tháng 12 2022 lúc 20:10

 cảm ơn:))

Đỗ Lê Thùy Dung
Xem chi tiết
Việt Best Zuka
8 tháng 5 2019 lúc 18:55

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

Đỗ Lê Thùy Dung
8 tháng 5 2019 lúc 19:07

cảm ơn bạn nha!