Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của anh chị về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài Từ ấy.
Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của anh (chị) về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài Từ ấy.
Khổ thơ đặc sắc nhất là khổ thơ cuối bài Từ ấy: diễn tả sự chuyển biến sâu sắc
- Trước khi được giác ngộ Tố Hữu vẫn là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ có được lẽ sống mới, vượt ra ngoài sự ích kỉ, hẹp hỏi của bản thân để có được tình hữu ái giai cấp. Tác giả tự nguyện gắn bó và biết liên hệ mình với mọi người bằng mối quan hệ của tình thân, ruột thịt. Đó chính là mối quan hệ tình cảm ruột thịt giữa những người cùng trong một đất nước, những người lao động thống khổ cùng đoàn kết đứng lên đấu tranh.
Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ còn thể hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha, những em nhỏ “cù bất cù bơ”. Qua lời thơ ấy thấy được niềm hăng say hoạt động cách mạng của tác giả
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một khổ thơ mà em thích nhất trong bài thơ Ông đồ của vũ đình liên
TK#
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay thảo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tấm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hồn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm;Mực đọng trong nghiên sầu"...
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thời có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:
"Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:
"Hàng quán người về nghe xáo xác,Nợ nần năm hết hỏi lung tung".
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy;Ngoài trời mưa bụi bay...
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.
Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
Với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước. Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc. Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn. Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người. Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lạc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa. Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.
Xuất hiện trong phong trào Thơ mới như một làn gió mới, Vũ Đình Liên đã để lại ấn tượng với người đọc bằng bài thơ Ông đồ - một tác phẩm về sự hoài niệm, hoài cổ cho những giá trị xưa của dân tộc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta không khỏi thương cảm cho hình ảnh của những ông đồ "cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" đã cũ xưa kia. Và hai khổ thơ đầu tiên của bài thơ là hình ảnh của ông đồ già khi thời Nho học còn đang được trọng vọng khiến chúng ta cảm nhận được cái giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam:
Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:
Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏBên phố đông người qua.
Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.
Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:
Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tài“Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa, rồng bay”.
Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.
Trong khổ thơ 1 2 đó chính là hình ảnh của ông đồ thời xưa, ông xuất hiện làm công việc mỗi năm dịp tết để viết câu đối cho mọi người và tài năng nghệ thuật đó được nhiều người quý trọng, đây chính là nét đẹp của ông đồ thời xưa.
Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày cảm nhận về một khổ thơ mà em thích trong bài thơ Lượm trong đó có sử dụng tù ghép, từ láy, danh từ , động từ, tính từ. gạch chân các từ đó.
Bài ai hay nhất mình tick cho!
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Bài của bạn Diệp anh tú hay nhưng mình đang cần đoạn văn nhé bạn
1. Viết đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận sâu sắc nhất về 1 hình ảnh thơ hoặc khổ thơ trong "Tiếng gà trưa" mà em thích.
2. Từ tinh thần của khổ thơ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa", em hãy viết đoạn văn (10 câu trở lên) nêu suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Tham khảo nha
Học Tốt
# mui #
Tham khảo nha:https://hoidap247.com/cau-hoi/473645
Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .
"Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!
Thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Thanh niên là lực lượng kế thừa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tương lai đất nước trở nên như thế nào tất cả phụ thuộc vào sự rèn luyện của thế hệ thanh niên hôm nay. Bởi thế, để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm ấy, mỗi thanh niên phải xây dựng lý tưởng sống cao đẹp. Lý tưởng sống của thanh niên không có gì khác ngoài lý tưởng yêu nước.
Lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp, là ý nghĩa cuộc đời mà mỗi con người muốn hướng tới. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước và nhân loại.
Lí tưởng quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống. Lí tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho con người để đạt thành công. Lí tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Lí tưởng sống của thanh niên hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước.
Thanh niên là người còn trẻ, đang độ tuổi trưởng thành; là những người có ước mơ, khát vọng tràn đầy, mãnh liệt; có thể phát triển, trí tuệ, tư duy cũng phát triển nên có khả năng thực hiện được hoài bão của mình.
Thanh niên là những người chủ tương lai của đất nước như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thanh niên là chủ thể của thế giới, là nguồn động lực giúp cho xã hội phát triển, là những người không ngừng được nâng cao về chất lượng; thể lực, trí tuệ ngày càng phát triển, được học hành cao hơn, tiếp thu nhiều với công nghệ hiện đại.
Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm của mình về lí tưởng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, trình độ, cách sống của mình. Lí tưởng sống của thanh niên có nhiều mặt: lí tưởng chính trị, lí tưởng nghề nghiệp, lí tưởng thẩm mĩ,... Thế nhưng nó luôn lấy lời dạy của Bác làm cốt lõi, nền tảng để phát triển để hướng đến: Chúng ta không một phút nào được quên lí tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta…
Lí tưởng của thanh niên trong thời kì chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc: phấn đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, tất cả cho Tổ quốc quyết sinh. Đã có hàng triệu thanh niên lên đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, hi sinh cuộc đời thanh xuân nhất của mình, góp sức quan trọng, cùng toàn dân tộc đánh thắng hai kẻ thù hùng mạnh của thời đại là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hoàn thành được sứ mệnh vinh quang bằng xương máu. (Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác – Lí Tự Trọng).
Lí tưởng của thanh niên thời nay: Phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội toàn thắng, phải xây dựng Việt Nam trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thanh niên ngày nay phải lĩnh sứ mệnh vô cùng cao cả và thiêng liêng, sứ mệnh xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh và hội nhập kinh tế thế giới.
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (L. Tolstoi)
Một số thanh niên không có lí tưởng sống, hoặc lí tưởng sống mờ nhạt. Do được bố mẹ nuông chiều, thiếu sự giáo dục, hoặc do tác động của cơ chế thị trường, nhiều thanh niên lo ăn chơi, hưởng thụ, sống buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội. Đại đa số thanh niên hiện nay không quay lưng với quá khứ của dân tộc. Họ thừa kế và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước đã khẳng định tiếng nói và lí tưởng sống của mình, ra sức phấn đấu trên những lĩnh vực cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh và hội nhập quốc tế:
Tham gia chiến dịch mùa hè xanh: phong trào trí thức trẻ tình nguyện; thanh niên tình nguyện vì cộng đồng về nông thôn, miền núi giúp đỡ người nghèo, xây dựng cầu, đường; giúp đỡ thanh niên lầm lỡ hoàn lương, các hộ nghèo trong xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tham gia giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc tại địa phương…
Thanh niên nên ra sức học tập, nhanh chóng nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực để phát triển đất nước: những chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển Robocon Việt Nam, những tấm huy chương vàng, huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, đến những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới.
Thanh niên phải xả thân với nhiệm vụ đấu tranh chống lại bọn tội phạm, chống thiên tai, chống đói nghèo lạc hậu, nuôi dưỡng bản thân, gia đình, đưa đất nước phát triển và hội nhập cùng quốc tế. Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động, nhiều công trình, nhiều dự án lớn đã thu hút hàng vạn thanh niên tham gia và tạo nên những thành tích lớn, thúc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới toàn diện đất nước: giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu nước mạnh, xây dựng nếp sống văn minh đậm đà bản sắc dân tộc, 4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, 5 xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc…
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một khổ thơ trong bài thơ Lượm.
P/s: Ai trả lời hay mik tick cho:))
Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời cứ như một chú chim nhỏ vô tư. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm-một anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo
TK#
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả.
Em thích nhất đoạn thơ nào trong bài thơ Hầu trời? Hãy viết một đoạn văn 200 chữ nói lên cảm xúc của mình về đoạn thơ đó?
Ông Trời thì khen rất nhiệt thành:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Vãn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt dẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Ếm như gió thoảng, tình như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
Để rồi tác giả còn được mời để xưng tên tuổi nữa. Đoạn thơ này thể hiện khá rõ cá tính và niểm khao khát chân thành của thi sĩ. Tản Đà đã rất ý thức vể tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi” đó. Tản Đà rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hổn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thoả nguyện. Vào đầu những năm 20, khi thơ phú nhà nho tàn cuộc mà thơ mới chưa ra đời, Tản Đà là nhà thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam đã dám mạnh dạn hiện diện bản ngã “cái tôi” đó. Giọng kể của Tản Đà rất phong phú, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc.
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng nói lên cảm nghĩ của em về người chiến sĩ trong bài thơ Tiếng Gà Trưa
nói về khổ thơ thứ nhất bài thơ "nói với con" có ý kiến cho rằng " những người con đồng mình ko chỉ đc sinh ra và lớn lên trong tình yêu của cha mẹ mà tâm hồn của họ còn đc nuôi dưỡng bằng vẻ đẹp của chính quê hương đồng mình " bằng một đoạn văn ( khoảng 12 câu ) theo pp diễn dịch hãy làm rõ sự nuôi dưỡng tâm hồn con người của quê hương đồng mình - cội nguồn sinh dưỡng thứ hai của mỗi người ( có sử dụng một câu phủ định và thành phần biệt lập chỉ rõ
1) "Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh"
Từ khổ thơ trên, em có cảm nghĩ gì về hình ảnh của Bác? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 6-8 câu nêu lên tình cảm ấy
2) Có người từng nói: "Thiên nhiên là bạn tốt của con người". Hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên
hình ảnh bác hồ lả vị lãnh tụ vĩ đại yêu dân ,yêu nước lo cho dân nên ko nhủ được