ai có đề cương địa lý thi học kì cho mình xem với, cô địa lý chẳng cho đề cương gì cả
Đề cương ôn tập thi học kì 1 môn Địa lý 7 năm học 2019-2020
HELP ME!!!!!!
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm:(3 đ)
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Bùng nổ dân số xảy ra khi
a. Do quá trình di dân xảy ra.
b. Do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
c Do chất lượng cuộc sống được nâng cao.
d. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%.
Câu 2: Hoang mạc lớn nhất thế giới nằm ở
a Trung Á.
b. Bắc Phi.
c Nam Mĩ.
d. Ô-xtrây-li-a.
Câu 3: Những nơi có tốc độ hoang mạc hóa nhanh nhất là
a. Ở đới lạnh.
b. Ở các hoang mạc ôn đới khô khan.
c. Ở rìa các hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài.
d. Bên trong các hoang mạc đới nóng có nhiệt độ cao quanh năm.
Câu 4: Khi khoan sâu vào lòng đất trong các hoang mạc, người ta phát hiện ra loại khoáng sản nào?
a. Dầu khí.
b. Than.
c. Thạch anh.
d. Sắt.
Câu 5: Tính chất đặc trưng của khí hậu hoang mạc là
a. Mưa theo mùa.
b. Rất giá lạnh.
c. Rất khô hạn.
d. Nắng nóng quanh năm.
Câu 6: Giới hạn của đới lạnh từ
a. Vòng cực đến cực.
b. Xích đạo đến chí tuyến.
c. Chí tuyến đến vòng cực.
d. 50 B đến 50 N.
Câu 7: Tập tính nào không phải là sự thích nghi của động vật ở đới lạnh?
a. Ngủ đông.
b. Di cư để tránh rét.
c. Ra sức ra ngoài để kiếm ăn.
d. Sống thành bầy đàn để tránh rét.
Câu 8: Sự phân tầng của thực vật theo độ cao ở vùng núi là do ảnh hưởng của sự thay đổi
a. Đất đai theo độ cao.
b. Khí áp theo độ cao.
c. Nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.
d. Lượng mưa theo độ cao.
Câu 9: Trên thế giới có bao nhiêu lục địa và bao nhiêu châu lục?
a. 5 lục địa, 6 châu lục.
b. 6 lục địa, 6 châu lục.
c. 6 lục địa, 7 châu lục.
d. 7 lục địa, 7 châu lục.
Câu 10: Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát, mưa quanh năm là đặc điểm của môi trường
a. Cận nhiệt đới gió mùa.
b. Địa Trung Hải.
c. Ôn đới lục địa.
d. Ôn đới hải dương.
Câu 11: Kiểu môi trường có đặc điểm khí hậu "Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm" là môi trường
a. Nhiệt đới gió mùa.
b. Nhiệt đới.
c. Xích đạo ẩm.
d. Hoang mạc.
Câu 12: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực thuộc kiểu môi trường nào của đới nóng?
d. Nhiệt đới.
b. Xích đạo ẩm.
c. Hoang mạc.
d. Nhiệt đới gió mùa.
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy trình bày hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
Câu 2 (2,0 điểm): Nguyên nhân nào làm cho các hoang mạc ngày càng bị mở rộng? Nêu biện pháp nhằm hạn chế sự mở rộng của các hoang mạc
Câu 3 (2,0 điểm): Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới?
Câu 4: (1,0 điểm): Đắk Lắk có các nhóm cây trồng nào?
P/s : tham khảo nha , hình lấy trên mạng !
đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3
ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT
| ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022 |
A. LÝ THUYẾT:
CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
2. Sự truyền ánh sáng :
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)
- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Hình 1.
Ba loại chùm sáng:
+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )
+ Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.b )
+ Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.c )
Hình 1.a Hình 1.b Hình 1.c
3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng :
a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.
d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
CHỦ ĐỀ 2 : ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU
1. Gương phẳng :
- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.
- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng
- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .
- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .
3. Định luật phản xạ ánh sáng.
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới .
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)
4. Ảnh của một vật qua gương phẳng.
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
5. Gương cầu lồi:
- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.
-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
6. Gương cầu lõm :
- Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .
- Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật .
- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .
- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG :
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn. B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. D. Để học sinh không bị chói mắt.
2. Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:
A.Giảm B. Tăng C. Không đổi D.Vừa tăng,vừa giảm
3. Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 450 so với mặt bàn.
Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?
A. Nằm theo phương chếch 450 B. Nằm theo phương chếch 750
C. Nằm theo phương chếch 1350 D. Nằm theo phương thẳng đứng .
4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng
l = 1m . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :
A. 2 m B.1,6m C.1,4m D. 1,2m .
5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :
A. Song song B. Hội tụ C. Phân kì D. Không truyền theo đường thẳng .
6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .
A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng
C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?
A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.
C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song
8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?
A.Gương phẳng B. Gương cầu lõm C. Gương cầu lồi D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm
9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?
A. 900 B. 600 C. 300 D. 00
10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?
A. i’ = 0° B. i’ = 45° C. i’ = 90° D. i’= 180°
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :
Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.
Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?
(ĐS: i = 450 ) S R
I
Bài 2: Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :
S
1200 |
I
|
|
450 |
M
S G I
H. a H .b
( ĐS: H.a i’=i= 450 ; Hb : i’ = i= 300 )
Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )
M |
N |
Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh
một hồ nước phẳng lặng .
a/ Hãy vẽ ảnh M’N’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.
b/ Tính độ cao của ảnh M’N’.
c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính MM’.
Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m
a) Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .
b) Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?
c) Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?
Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt
a) Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?
b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?
Mình có vài điều nay mình muốn nói điều này với các bạn. Trước khi mình nói thì mình mong rằng các bạn sẽ nghĩ đó là suy nghĩ của mình thật lòng. Trên này,có một số câu hỏi mình ko nhận được câu trả lời thì mình ko buồn nhưng có một số câu hỏi các bạn trả lời lung tung đến mực còn coi thường đến mức mình chỉ bảo cho đề cương thì đã có 2 ông chửi mình rồi. Bây giờ mình sẽ vô vấn đề chính này. Mình đang có một sô câu hỏi ôn tập môn GDCD và Vật Lý 7 và có một số đề thi Toán và Vật Lý 7 nhưng mà ko bt nên cho đề cương kiểu gì. Mình có 2 cách. Một là các bạn cho luôn trực tiếp bằng cách đăng câu hỏi. Hai là câc bạn sẽ gửi tin nhắn yêu cầu mình cho xem đề cương mình sẽ nhắn tin đề cương sớm nhất có thể. Nếu lần này mà ko có bạn trả lời thì sẽ ko có bất kì đề cương lớp 7 kì 1 nào mình đăng lên nữa
ừ nếu bạn muốn đề cương bạn phải hiểu rằng đề cương là của bạn ko phải của bọn mik thế nên khi nào rảnh mik giải giúp 10 đến 15 câu thôi chứ ko nhiều đâu :)) cứ gửi ik .
mik giải toán thuiiiiiii ko giải cái khác đâu !!!
mik nghĩ bạn cứ gửi đi chả ai trách bạn đâu mỗi tội là họ hay trả lời mõi người một ý ấy mà. có điều bạn hãy chụp và đăng lên để mn biết mà giúp nhea. mình tin bạn sẽ ổn định mọi chuyện thôi mà ! hihi
ai thi môn địa lý lớp 5 cuối kì 2 rồi thì cho mình xem(tải lên cho mình) đề với, mình sẽ tick cho và kêu bạn của mình tick cho các bạn nữa
de khi nao mk thi xong thi mk se dang len cho.minh hua
Ai có đề thi cuối học kì 2 lớp 4 môn Lịch Sử và Địa Lý năm 20o 20-2021 thì cho mình xin đề nha
tra google nha bn
2020-2021 mới đúng chứ bạn ghi là 20o 20-2021 làm mình hết hồn, lần sau ghi xong thì bạn nhớ xem lại nha
Làm thế nào để thi online môn địa lý đc điểm cao vậy ?
Và cho mình xin đề thi môn địa lý giữa học kì 1 lớp 6 2021-2022 có đáp án.
Mn giúp mình nha !Thứ 6 tuần này mình thi rồi.
Em tham khảo: https://vietjack.com/de-kiem-tra-lop-6/de-kiem-tra-hoc-ki-1-dia-li-6-2.jsp
C1: học trong đề cương
C2; học xong đề cương rồi thì lên mạng làm trắc nghiệm của các bài đã học
C3: https://download.vn/de-thi-giua-hoc-ki-1-lich-su-dia-li-6-sach-chan-troi-sang-tao-39293
Chúc thi tốt
Cách thi online đc điểm cao môn địa lí:
Làm ra các ý ghi nhớ sau mỗi bài học địa lí, ôn đi ôn lại đến nỗi thuộc lòng các ý cơ bản sẽ gặp pk trong bài thi
Đề cương ôn thi địa lý lớp 6
Câu 4: Nội lực, ngoại lực la gì ? Nêu tác động của nội lực và ngoại lực
Bạn nào cần đề cương ôn thi thì trả lời câu hỏi giúp mình nhá! Like!
Nội lưc :
Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…
Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…
Ngoại lực :
Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.
Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lức là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới.
Nêu cảm nghĩ của e về đêm trăng ?
Ai có đề cương sử địa hoá lý chưa???
Cho mk xin đề vs
Kamsamita
Quê hương là gì hở mẹ
Mà sao cô dạy phải yêu?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều ?
Ừ nhỉ ? Quê hương là gì mà mỗi khi đi xa lại khiến ta nhớ làm vậy ?
Với riêng tôi, hình ảnh quê hương là những gì gần gũi, giản đơn nhưng thân thuộc ở xung quanh đã cùng tôi lớn lên và gắn bó với tuổi thơ tôi: cánh đồng quê trải rộng, dòng sông Châu nhỏ bé, con đường làng hai bên bờ cỏ mọc, hàng trúc lắt léo dẫn vào những ngõ sâu hun hút... Nhưng chẳng hiểu sao, dù đã từng sống ở phố xá, hưởng ánh đèn cao áp sáng trưng nhưng trong tôi vẫn luôn hướng về những đêm trăng quê hương !
Ôi ! Những đêm trăng quê hương ! Quên sao được hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh lơ lửng trên không trung như chiếc đĩa bạc rắc xuống trần gian muôn ngàn tia sáng lung linh, huyền ảo. Trăng in hình xuống mặt sông như đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mình, trăng hòa mình vào dòng nước với lũ cá dễ thương. Mặt nước gợn sóng lăn tăn, mặt trăng cũng lăn tăn gợn sóng...
Thuở nhỏ, làm gì đã có điện... Mỗi đêm trăng lên, lại trải chiến ngồi giữa sân. Ngửa cổ nhìn trăng mà thương chú Cuội già ! Ngày xưa, do bám vào cây thuốc quý mà chú Cuội bay lên cung trăng và sống ở đó. Hồi ấy, bé tí, đã biết gì đâu, mà đã bảo bà ngoại rằng, "chú Cuội thế mà buồn, chả được ở cùng bố mẹ ông bà"... Ờ nhỉ, ngay từ hồi bé tí, như là mặc định, trong mỗi chúng ta đã ngập tràn tình yêu dành cho gia đình, ông bà, bố mẹ... Ở đâu cũng chả thích bằng được ở nhà, ở quê hương để được hưởng tình yêu thương sự chăm lo của ông bà bố mẹ dành cho, hưởng những êm đềm của đêm trăng... Có phải thế không, bạn nhỉ ?
Nhớ làm sao mỗi đêm trăng sáng, được cùng những đứa bạn trẻ thơ hàng xóm chạy ra đường chơi đùa reo hò inh ỏi. Ôi, những trò chơi thuở nhỏ với những người bạn nhỏ bé xinh xinh ! Ôi, những hàng cây cao vút thắm đượm ánh trăng với những hình thù kỳ dị in xuống mặt đất! Ôi, những tiếng rì rầm trò chuyện với những tiếng mời chào cốc nước chè trên chiếc chiếu rách trải giữa sân nhà... Thú vị làm sao khi cả những chú chó cũng chạy ra đường ngắm trăng thỉnh thoảng cất tiếng sủa vu vơ... Quên sao được.. Tất cả đã đi vào tiềm thức, trở thành niềm thương nỗi nhớ trong tôi !
Trăng dù mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị vậy thôi mà đã là biểu tượng của làng quê, đã ghi sâu vào tâm trí của mỗi hồn quê. Dù có đi xa, có khó khăn vất vả, ta vẫn yêu tha thiết đêm trăng quê mình bằng tình yêu muôn thuở: tình yêu quê hương.... Với riêng tôi, từ bao giờ, tôi chẳng hay, những đêm trăng quê hương đã in sâu vào tâm trí như một hình ảnh gần gũi và yêu thương nhất ! Mỗi khi ngắm ánh trăng tròn, dù ở đâu, tôi cũng cứ tưởng như mình đang đứng giữa quê hương vậy !
Và bất chợt đêm nay, dẫu mưa, tôi vẫn muốn vén cả màn đêm để thấy bầu trời xanh thẳm treo ánh trăng vàng và những vì sao sáng lung linh trong lời ca lộng gió…
hoac bn lam bai nay:
Tôi rất yêu quê tôi.Cứ vào những tháng hè,tôi lại được ba mẹ chở về quê chơi.Những cảnh vật ở quê tôi rất thơ mộng nhưng điều mà tôi thích nhất ở quê tôi là đêm trăng sáng. Hôm nay là rằnm nên trăng lên rất sớm. Gió thổi làm vởi đi những cái nóng của ngày hè.Chúng đùa giỡn bên những lũy tre làng xanh mướt. Ánh trăng hiện lên,in bóng dưới bờ ao gần nhà.Trăng soi sáng từng ngõ xóm,ngõ làng.Trăng càng lên cao,gió càng thổi mạnh hơn,ánh trăng càng sáng tỏ. Vầng trăng tròn,trăng như một quả bóng mà lũ trẻ đầu làng đá lên trời.Lúc ấy,em như nghe văng vẳng bài thơ được phổ nhạc của Hoàng Trung Thông. Màn đêm càng tối thì những ngôi sao càng sáng,trăng cũng càng tỏ hơn.Những ngôi sao rải khắp bầu trời in bóng xuống ao như một bầu trời thứ hai. Ánh trăng sáng dìu dịu.Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi.Những chú ve cùng hoà chung tiếng nhạc tạo nên một bảng nhạc dưới trăng.Em như đang ngồi trong một buổi biễu diễn hoà nhạc. Áng trăng lung linh dưới dòng sông uốn khúc quanh làng.Trăng soáng sánh trên vai chị gáng đêm khuya. Các anh đom đóm chăm chỉ đang đi gác đêm.CHị cò đi ăn đêm.Mùi lúa thơm nồng toả ra trong đêm trăng.Em như vừ thưởng thức hoà nhạc vừa thưởng thức nhũng món ăn ngon của đồng quê. Những đêm trăng khuyết,trăng như một chiếc thuyền trôi dạt trên bầu trời đen thẫm. Áng trăng lung linh cứ theo em như muốn cùng đi chơi,cùng nhảy muá với em.Trăng sà xuống như lắng nghe những câu truyện cổ tích của bà em.Trăng óng ánh cùng những vì sao tinh tú.Em thầm nghĩ:"Vì sao tinh tú của mình ở đâu nhỉ?"Những vì sao tinh tú đang đùa giỡn,chạy nhảy trên bầu trời. Bầu trời đêm thăm thẳm thật yên tĩnh.Tíng gió nồng nàng thổi mát rượi.Chén nước chè xanh ông em đang uống như càng đậm đà hương vị quê hương. Cùng tiếng dế,tiếng gió,ánh trăng đã làm dịu đi những cái nóng oi bức,làm khô đi những giọt mồ hôi của những người vất vả,cực khổ trên cánh đồng.
Trăng đêm nay thật sáng.Dưới ánh trăng này,làng quê em thật huyền ảo,nên thơ và trong lòng của em tình yêu quê hương,đất nước ngày càng sâu nặng.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Có ai có đề thi ĐỊA LÝ lớp 6 cuối học kì II không. Nếu có thì cho mk xin đi. Phải cho đúng hết nha, có đáp án thì càng tốt. Ai nhanh và đúng đề cuối học kì II mk cho 3tk nha.
Nhanh lên, Thứ BA ngày mai mk thi rồi. Vì không có môn ĐỊA LÝ nên mk chọn môn Toán nha!
mk thi r, nhung khac truong nen chac de ko giong dau
Bạn cứ viết đề ra cho mk xem đi. Chắc trúng vài câu đó.