nêu chức năng của tuyến giáp hoạt động ko bình thường dẫn đến hậu quả
Nếu tuyến giáp không hoạt động bình thường sẽ gây ra những hậu quả gì
Tham khảo
Rối loạn chức năng tuyến giáp có 2 dạng:
- Cường giáp: gây nên bệnh basedow với các biểu hiện: lồi mắt, tim đập nhanh, run tay,... các biểu hiện của tăng chuyển hóa lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề về thần kinh, tim mạch nếu không được điều trị.
- Suy giáp: Lượng hormone tiết ra không đủ, làm rối loạn các hoạt động chuyển hóa, gây mệt mỏi, gầy sút cân,...
Tham khảo:
Các bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như béo phì, tim mạch, trầm cảm và suy giảm tình dục. Với người bị suy giáp, các triệu chứng căn bản là mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da tóc khô, táo bón và đau khớp.
Tham khảo:
Các bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như béo phì, tim mạch, trầm cảm và suy giảm tình dục. Với người bị suy giáp, các triệu chứng căn bản là mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da tóc khô, táo bón và đau khớp
Ở trẻ em, hiện tượng thiểu năng tuyến giáp thường dẫn đến những hậu quả nào dưới đây:
I. Trẻ mới sinh thiếu tiroxin sẽ dẫn tới chậm phát triển trí tuệ (đần độn).
II. Chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém.
III. Vàng da kéo dài, nước tiểu, mồ hôi có màu vàng.
IV. Không hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thử cấp.
A. I; II
B. III; IV
C. II; III
D. IV; I
Lời giải:
Thiếu tiroxin ở trẻ em dẫn đến: thiểu năng trí tuệ, chậm lớn, ngừng lớn, chịu lạnh kém
Đáp án cần chọn A
1, Để có một giấc ngủ sâu thì chúng ta cần là gì ?
2, Vì sao cận thị ko có khả năng nhìn xa ?
3, Nêu nguyên nhân triệu chứng con đường lây lan bằng cách khắc phục của hậu quả đau mắt lồi ?
4, Nêu vị trí các tuyến nội tiết ,nêu các chức năng của tuyến yên và tuyến tụy
LÀM ƠN GIÚP MÌNH VỚI!!!
1, Để có một giấc ngủ sâu ta cần:
-Ngủ và thức dậy đúng giờ
-Tạo một môi trường thuận lợi.
-Ăn trước khi đi ngủ 2 – 3 giờ.
-Tập thể dục thường xuyên.
-....
Câu 2:
-Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Nên không có khả năng nhìn xa.
Câu 4:
Vị trí của các tuyến nội tiết là:
-Tuyến tùng: là một tuyến nội thiết nhỏ có trong thần kinh của động vật có xương sống.
-Tuyến yên: nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm.
-Tuyến giáp: nằm phía trước cổ, trọng lượng khoảng 20-25 gram, hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 - T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp khí quản.
-Tuyến ức: nằm ở trong lồng ngực, phía sau xương ức, thuộc trung thất trước trên, trải dài từ phía dưới cổ họng đến trước tim.
-Tuyến thượng thận: gồm hai tuyến nằm ở đầu trước hai quả thận.
-Tuyến tụy: nằm sau phúc mạc
-Vùng dưới đồi: nằm quanh não thất ba và nằm chính giữa hệ viền
-Buồng trứng: nằm trong khoang chậu, về hai phía của tử cung.
-Tinh hoàn: nằm trong bìu.
nêu vị trí , chức năng của tuyến yên , tuyến giáp và tuyến tụy
tham khảo
https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-8/neu-chuc-nang-cua-tuyen-yen-tuyen-tuy-tuyen-giap-va-cac-tuyen-tren-than-faq248921.html#:~:text=%2D%20Ch%E1%BB%A9c%20n%C4%83ng%20tuy%E1%BA%BFn,h%E1%BA%A1%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20huy%E1%BA%BFt
Nêu vị trí và chức năng của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy và tuyến thận?
nêu đặc điểm và chức năng của tuyến giáp?
- vị trí: Nằm trước sụn giáp của thanh quản
- Cấu tạo gồm: nang tuyến và tế bào tiết
- Chức năng: tiết hoocmon tiroxin trong thành phần có iot
- Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.
- Khi thiếu hoặc thừa hoocmon (iot) tuyến giáp đều gây ra các bệnh lí
Chu kì tế bào là hoạt động sống rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Vây cơ chế nào kiểm soát chu kì tế bào? Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Chu kì tế bào được kiểm soát thông qua các điểm kiểm soát.
- Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ tạo ra các khối gây nên bệnh ung thư.
1. Nêu các hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
2. Nêu vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến tụy.
3. Tuyến giáp hoạt động bình thường, không bình thường sẽ gây ra những bệnh nào? Hậu quả của bệnh đó là gì?
4. Thụ tinh là gì? Điều kiện để thụ tinh xảy ra là gì? Nêu các nguyên tắc để tránh thai?
Câu 1: Hoạt động thần kinh cấp cao là thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người.
Câu 2:
Chức năng của tuyến tụy:
Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tuy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. Ngoài ra còn có các tế bào tập hợp thành các đảo tụy có chức năng tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu.
Có 2 loại tế bào trong các đảo tụy: tế bào a tiết glucagôn, tế bào b tiết insulin.
-Vai trò của các hoocmôn tuyến tụy:
Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào b tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ.
Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào a tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.
Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.
Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí : bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.
Câu 1: Hoạt động thần kinh cấp cao là thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người.
Câu 2:
Chức năng của tuyến tụy:
Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là tiết dịch tuy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. Ngoài ra còn có các tế bào tập hợp thành các đảo tụy có chức năng tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu.
Có 2 loại tế bào trong các đảo tụy: tế bào a tiết glucagôn, tế bào b tiết insulin.
-Vai trò của các hoocmôn tuyến tụy:
Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào b tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ.
Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào a tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.
Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.
Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí : bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.
Sự rối loạn hoạt động chức năng của tuyến nội tiết nào dưới đây có thể dẫn tới bệnh tiểu đường ?
A. Tuyến ức
B. Tuyến tuỵ
C. Tuyến giáp
D. Tuyến sinh dục