giải thích hoạt động của tuyến tụy liên quan đến lượng đường huyết ?
Em hãy giải thích vì sao hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến hậu quả gì?
Tham khảo!
Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu.
Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết.
Nhận định dưới đây về các tuyến nội tiết là đúng?A:glucagon làm giảm lượng đường huyết vừa tiết ra hoocmon. B: tuyến tụy là tuyến pha. C: sự rối loạn hoạt động của tuyến tụy. D: tuyến yên là nội tiết quan trọng
Trình bày sự phối hợp hoạt động của tuyến yên , tuyến trên thận , tuyến tụy khi lượng đường huyết giảm < 0,12 %
* Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm < 0,12%
- Tuyến tụy cũng sản xuất glucogon phân giải glycogen thành glucose khi nồng độ glucose trong máu thấp
- Vỏ tuyến trên thận:
Khi nồng độ glu trong máu thấp , tuyến yên tiết ACTH kích thích vỏ thường thận => Vỏ tuyến trên thượng thận sản xuất cortizon => Chất này chuyển hóa glicogen ở cơ thành glucose
Quá trình điều hòa lường đường huyết trong máu :
-Khi lượng đường trong máu tăng sẽ kích thích tế bào B của đảo tụy tiết ra insulin để biến glucozo thanh glicogen . khi lượng đường trong máu hạ thấp sẽ kích thích các tế bào A của đảo tụy tiết glicogen gây nên sự chuyển quá glicogen thành glu cozo nhờ đó mà năng lượng glucozo luon ổn định
Vai trò của tuyến tụy trong hoạt động tiêu hóa thức ăn và điều hòa đường huyết
Tuyến tụy có vai trò tiết ra các hormone quan trọng, trong đó có insulin và glucagon để điều hòa đường huyết. Tỷ lệ đường huyết trung bình chiếm 0,12%. Khi nồng độ đường trong máu tăng lên, tuyến tụy nhận được tín hiệu và tiết ra insulin để làm giảm nồng độ này. Ngược lại, khi đường huyết giảm, tuyến tụy tiết ra glucagon.
Vai trò của tuyến tụy trong hoạt động tiêu hóa thức ăn
chức năng ngoại tiết:
do các tế bào tiết dịch tụy theo ống dẫn đỗ vào tá tràng giúp ruột non tiêu hóa thức ăn
Chức năng nội tiết
là nơi sản xuất các kích thích tố glucagon và insulin. Trong đố, insulin có thể giúp cơ thể hấp thụ tốt đường glucose trong máu, làm giảm hàm lượng đường có trong máu và cho phép những tế bào của cơ thể có thể sử dụng glucose để phục vụ cho mọi hoạt động khác nhau.
Vai trò của tuyến tụy trong hoạt động điều hòa đường huyếtKhi đường huyết tăng: Tế bào tiết insulin chuyển glucôzơ thành glucôgen
Khi đường huyết giảm: Tế bào tiết glucagôn chuyển glicôgen thành glcozơ
chúc bạn học tốt
Giải thích chức năng điều hòa hàm lượng đường huyết của tuyến tụy?
Dựa vào sơ đồ hình 59-3 hãy trình bày sự phối hợp hoạt động của tuyến tụy và tuyến trên thận khi đường huyết giảm
- TB α của đảo tuỵ hoạt động tiết glucagôn biến glicôzen thành glucôzơ mà còn có sự phối hợp của hai tuyến trên thận tiết coóctirôn chuyển hoá lipít và prôtêin thành glucôzơ làm tăng đường huyết.
So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao có sự thay đổi như thế nào về nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ quan tiêu hóa và lượng máu đến cơ xương? Giải thích.
- So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao sẽ có nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương tăng lên còn lượng máu đến cơ quan tiêu hóa giảm.
- Khi hoạt động thể thao, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng $O_2$ trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao $O_2$), hàm lượng $CO_2$ trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra $CO_2$), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương, đồng thời, gây co mạch máu đến cơ quan tiêu hóa làm giảm lượng máu đến cơ quan tiêu hóa để đảm bảo cung cấp đủ $O_2$ và đào thải kịp thời $CO_2$ cho các tế bào cơ xương hoạt động.
Vai trò của tuyến giáp , tuyến tụy , các bệnh liên quan đến tuyến giáp , tuyến tụy
tham khảo
Bệnh tuyến giáp: bazodow, bướu cổ, cường giáp...
Tuyến tụy: Viêm tụy cấp, ung thư tụy...
tham khảo
Tuyến giáp:
Tiết hoocmôn tirôxin có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể
Tuyến giáp còn tiết hoocmôn canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu
Trong trường hợp đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào a tiết glucagon có tac dụng ngược lại với insulin biến glicogen thành glucozo để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường. Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hoocmon trên của các tế bào đảo tụy làm đường huyết luôn ổn định. Nếu hoạt động nội tiết của tuyến tụy bị rối loạn sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí là bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.
Trình bày sự phối hợp hoạt động của tuyến trên thận và tuyến tụy trong điều hòa lượng đường trong máu khi hàm lượng glucozơ giảm.
Trình bày sự phối hợp hoạt động của tuyến trên thận và tuyến tụy trong điều hòa lượng đường trong máu khi hàm lượng glucozơ giảm ?
- Khi hàm lượng glucozo trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmon glucagon có tác dụng phân giải đường glicogen thành glucozo nhằm tăng lượng glucozo trong máu
- Ngoài ra thik tuyến thượng thận cũng tiết ra hoocmon cooctizone (Cortisol) giúp biến lipit thành năng lượng, nhằm mục đích ít sử dụng glucozo để tạo thành năng lượng hơn -> Lượng glucozo tăng do không cần sử dụng cho việc tạo năng lượng