Khi ăn các tế bào B của đảo tụy bị kích thích do tỉ lệ đường huyết tăng hoocmon này tiết insulin có tác dụng biến đổi glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ.
Trong trường hợp B làm tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích tế bào a tiết ra glucagon có tác dụng ngược lại với insulin nhằm biến đổi glicogen thành glucozo để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.
các hoocmôn tuyến tụy:
Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào b tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ.
Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào a tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.
Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.
Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí : bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết.