quá trình nào sau đây có phẳn ứng hóa học xảy ra:
a
b
c
d
đ
e
g
h
i
k
l
Trong các quá trình sau, quá trình nào có phản ứng hóa học xảy ra
a. Đốt cháy than trong không khí
b. Làm bay hơi nước trong quá trình sản xuất muối
c. Nung vôi
d. Tôi vôi
e. Iot thăng hoa
A. a,b,c
B. b,c,d,e
C. a,c,d
D. Tất cả đáp án
Đáp án C
Các quá trình a, c, d xảy ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Cụ thể:
- Đốt cháy than trong không khí có phản ứng như sau:
Than + oxi → t 0 khí cacbonic + hơi nước
- Phản ứng xảy ra khi nung vôi:
Đá vôi → t 0 vôi sống + khí cacbonic.
- Phản ứng xảy ra khi tôi vôi:
Vôi sống + nước → vôi tôi.
Hiện tượng nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra?
a)Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
b)Dây sắt được cắt nhỏ đoạn rồi tán thành đinh
c)Hòa tan đường vào nước
d)Vành xe đạp bằng thép bị phủ 1 lớp gỉ màu nâu đỏ
e)Tách khí oxi từ không khí
g)Quá trình tiêu hóa thức ăn
h)Rượu để lâu trong không khí thường bị chua
i)Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua
k)Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu
l)Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu
a) Cồn để trong lọ kín bị bay hơi
---> là hiện tượng vật lí
-giải thích : không có hiện tượng tạo chất mới,chỉ là sự chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí.Nếu như ta ngưng tụ lại thì ta vẫn được cồn như ban đầu.
b) Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn rồi tán thành đinh
--> là hiện tượng vật lí
-giải thích: không có sự tạo chất mới,dây sắt được cắt thành đinh chỉ là biến đổi về hình dạng (nếu không tính đến sự oxi hóa Fe).
c) Hòa tan đường vào nước
-->là hiện tượng vật lí
-giải thích:không có sự tạo thành chất mới, chỉ cần đun sôi cho hơi nước bay hết ta vẫn thu được đường như ban đầu.
d) Vành xe đạp bằng thép bị phủ một lớp gỉ màu nâu đỏ
---> là hiện tượng hóa học
-giải thích:có sự biến đổi chất, có sự biến đổi màu sắc, thép đã bị oxi hóa và không còn có những tính chất của thép nữa .
e) Tách khí oxi từ không khí
----> là hiện tượng vật lí
g) Quá trình tiêu hóa thức ăn
----> là hiện tượng hóa học
- giải thích : thức ăn bị ăn enzim,muối trong mật,dịch tụy và axit trong dạ dày chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng(biến đổi thành chất khác)
h) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua
-->hiện tượng hóa học
-giải thích:Thứ nhất để rượu trong không khí với nhiệt độ cao làm nhanh quá trình oxi hóa của rượu.hay ơ nhiệt độ thích hợp của không khí thì sẽ là điều kiện tốt cho các vi khuẩn hoạt đông (lên men) dẫn đến làm rượu bị chua, mất mùi đặc trưng.
Ánh sáng là năng lượng, và năng lượng làm cho những phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn vì thế rất nhanh bị mất mùi của rượu
Ngoài ra rượu còn có tính acid( yếu) , khi gặp Na nó sẽ tác dụng tào thành alcolat =>tính acid bị giảm.
i) Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua
-->hiện tượng vật lí
-giải thích :không có tạo chất mơi đơn thuần dây tóc chỉ thay đổi nhiệt độ và nóng sáng lên.
k) Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu
-->hiện tượng hóa học
-giải thích: sau khi ủ,tinh bột trong cơm nếp(không vị) len men tạo ra rượu(có mùi thơm dịu,vị chua)
l) Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu
- giải thích :Hiện tượng vật lý vì chất vẫn giữ nguyên. Đây là quá trình chuyển đổi các trạng thái của tách rượu từ thể lỏng sang thề hơi rồi ngưng tụ thành rượu ở thể lỏng.
đó là các hiện tượng : c , d , e , g , h , k, l
Quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Cồn để trong lọ ko kín bị bay hơi
B. Dây sắt đc cắt nhỏ thành đoạn rồi tán đinh.
C. Hòa tan đường với nước
D. Vành xe đạp bằng thép bị phủ 1 lớp bỉ màu nâu đỏ
Đ. Đèn tín hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu đỏ
E. Tách khí oxi từ không khí
G. Quá trình tiêu hóa thức ăn
H. Rượu để lâu trong không khí thường bị chua
I. Dây tóc trong bóng đèn điện nóng bà sáng khi dòng điện chảy qua.
K. Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu
L. Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu
Quá trình sau có phản ứng hóa học xay ra:
A. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
D. Vành xe đạp bằng thép bị phủ 1 lớp gỉ màu nâu đỏ
G. Quá trình tiêu hóa thức ăn
H. Rượu để lâu trong không khí thường bị chua
K. Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu.
* Bạn học Vnen à?*
Quá trình có phản ứng hóa học xảy ra là:
C. Hòa tan đường với nước
E. Tách khí oxi từ không khí
Cho các quá trình chuyển đổi sau đây :
a) SO 3 → H 2 SO 4
b) H 2 SO 4 → SO 2
c) HNO 3 → NO 2
d) KClO 3 → KClO 4
e) KNO 3 → KNO 2
g) FeCl 2 → + FeCl 3
Hãy cho biết trong quá trình nào có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra ?
quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra?
Trong các quá trình trên, quá trình có phản ứng hóa học xảy ra là:
-Vành xe đạp bằng thép bị phủ 1 lớp gỉ màu nâu đỏ
-Quá trình tiêu hóa thức ăn
-Rượu để lâu trong không khí thường bị chua
-Tách khí oxi từ không khí
-Ủ cơm nếp và men rượu trong quá trình lên men rượu
đó là các quá trình thứ : 3,4,6,7,8,10,11 từ trên xuống
chúc bn hok tốt
Phản ứng hóa học không xảy ra ở những cặp chất nào sau đây ?
A. C và CO
B. CO2 và NaOH
C. K2CO3 và SiO2
D. H2CO3 và Na2SiO3
E. CO và CaO
G. CO2 và Mg
H. SiO2 và HCl
I. Si và NaOH
Đáp án A, C, E, H
Phương trình hóa học của những có tham gia phản ứng:
B. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (Hoặc CO2 + NaOH → NaHCO3)
D. H2CO3 + Na2SiO3 → Na2CO3 + H2SiO3 ↓
G. 2Mg + CO2 → C + 2MgO
I. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
1.Em hãy chỉ raba hiện tượng trong tự nhiên và đư ra lí do chứng minh đó là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học
2.Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ của ba phản ứng hóa học xảy ra trong đời sống hàng ngày.
3.Trong các quá trình sau đây,quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí ,hiện tượng hóa học?Giải thích
a)Khi đánh diêm,que diêm bùng cháy.
b)Hòa tan mực vào nước.
c)Trứng để lâu ngày bị thối.
d)Khi đun ấm nước sôi thấy có hơi nước bốc lên.
đ)Làm nước đá trong tủ lạnh.
e)Khi nấu canh cua thì gạch cua nổi lên trên.
g)Thức ăn để lâu ngày bị ôi,thiu.
4.Trong lò than cháy đã xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi trong không khí tạo ra khí cacbonic.
a)Viết sơ đồ phản ứng bằng chữ của phản ứng hóa học trên.
b)Điều kiện để xảy ra phản ứng trên là gì?
c)Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?
d)Đề xuất phương án để than cháy nhanh và hiệu quả hơn.
3/ Hiện tượng vật lí : (a,c,e,g)
Hiên tượng hoá học : (b,d,đ)
4/a. \(Cacbon+Oxi\underrightarrow{t^o}Cacbonic\)
b. Phải được đốt cháy
c. Có tạo thành chất mới
d. đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc giữa than với không khí quạt mạnh để cung cấp oxi cho lửa bén nhanh.
1/
-Hơi nước ngưng tụ là hiện tượng hóa học vì nước ở thể khí chuyển thành thể lỏng
-Quá trình hô hấp là hiện tượng hóa học vì có sự thay đổi chất( có hiều hiên tượng xảy ra, rõ nhất là: khí hít vào là oxi, khí thở ra là cacbon đioxit)
-Băng tan là hiện tượng là hiện tượng vật lí vì nước từ thể rắn biến thành thể lỏng
2/
3H2+N2\(\rightarrow\)2NH3(Công thức tạo ra amoniac trong công nghiệp)
6CO2+6H2O\(\rightarrow\)C6H12O6+6O2 (Quá trình quang hợp của thực vật )
3Fe+2O2\(\rightarrow\)Fe2O3 (sự gỉ sắt khi để sắt lâu ngày trong không khí)
3/
a, Là hiện tượng hóa học vì tạo ra chất mới (đầu que diêm màu đỏ biến thành một chất màu đem(là than))
b,Là hiện tượng vật lí vì không có chất được tạo ra, chỉ có việc các phân tử của mực và nước lấp đầy các khoảng trống giữa các phân tử của nhau
c,Trứng để lâu bị thối là hiện tượng hóa học vì cấu trức của trứng bị thay đổi tạo ra một khí mới có mùi hôi, thối
d,Là hiện tượng vật lí vì nước từ thể lỏng chuyển đổi thành thể khí khi được đun nóng đến 100 độk C, không có chất mới được tạo ra
đ,Là hiện tượng vật lí vì nước nước từ thể lỏng biến thành thể rắn khi được hạ nhiệt độ xuống 0 độ C
e,Là hiện tượng hóa học vì khi nấu lên các protein (protein là thành phần chủ yếu trong gạch cua) bị thay đổi cấu trúc phân tử khác với tự nhiên khiến chúng kết lại từng mảng và nổi lên trên
g,Là hiện tượng hóa học vì thức ăn là hợp chất hữu cơ, nếu dể lâu ngày thì sẽ bị các vi khuẩn, nấm ''xâm lược'' tạo ra các chất mới (thường là chất mùn) có mùi khác tính chất khác với các chất ban đầu
4/
a, C+O2\(\rightarrow\)CO2
b, Điều kiện:
-Nhiệt độ cao
-đủ khí oxi để thực hiện phản ứng
c,Than cháy hồng, tạo ra một khí mới (là cacbon đioxit)
d,
-Đập nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc với oxi, giúp thân dễ chay, cháy mạnh
-Tăng thêm khí oxi để phản ứng sảy ra nhanh và mạnh hơn
Cho 5 hợp chất hữu cơ A, B, C, D và E là các đồng phân của nhau (chỉ chứa C, H và O), trong đó cacbon chiếm 55,8% và có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 170 g/mol.
(a) Xác định công thức phân tử chung của A, B, C, D và E.
Trong 5 chất, chỉ có 2 hợp chất A và B cho phản ứng với dung dịch NaHCO3 (có sủi bọt khí), cả A và B đều có nhóm CH3, nhưng hợp chất B có đồng phân cis/trans.
Cho từng chất C, D và E phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó trung hòa bằng dung dịch HCl, từ C thu được các chất hữu cơ F và G, từ D thu được các chất hữu cơ H và I, từ E thu được các chất hữu cơ K và L. Trong đó G là hợp chất không bền và chuyển hóa ngay thành G’ (G và G’ có cùng công thức phân tử). Cho biết F, H và K cũng cho phản ứng với dung dịch NaHCO3. Khi oxy hóa bằng H2CrO4, hợp chất G’ chuyển hóa thành F và hợp chất L chuyển hóa thành H. Phản ứng của H với bạc nitrat trong amoniac chỉ tạo thành các chất vô cơ.
(b) Xác định công thức cấu tạo của các chất và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Cho biết trong các phản ứng trên crôm chuyển hóa thành H2CrO3.
(c) Viết phương trình phản ứng polime hóa của A và C.
(d) Một trong hai polime thu được trong câu (c) tan dễ trong dung dịch NaOH nguội, polime còn lại không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH nóng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và giải thích vì sao có sự khác biệt trên.
(a) Gọi CTPT của các chất là CxHyOz
M<170 => mC<170.55,8% => 12x<94,86 => x<7,9
Vậy CTPT có dạng: C4HyOz (y≤10)(Do M là các số nguyên và là số chẵn)
Ta có: 12.4 + y + 16z = 86 => y + 16z = 38
+ z = 1: y = 22 (loại)
+ z = 2: y = 6 (nhận)
Vậy CTPT của các chất là: C4H6O2
b) A, B đều có nhóm CH3 và phản ứng với NaHCO3 tạo khí và chỉ có B có đồng phân hình học nên cấu tạo của A và B là:
A: CH2=C(CH3)-COOH
B: CH3-CH=CH-COOH
F, H, K có phản ứng với NaHCO3 tạo khí nên F, H, K là các axit.
- G là hợp chất không bền và chuyển hóa ngay thành G’ (G và G’ có cùng công thức phân tử) và khi oxy hóa bằng H2CrO4, hợp chất G’ chuyển hóa thành F nên G’ và F có cùng số nguyên tử C
C: CH3COOCH=CH2
F: CH3COOH
G: CH2=CH-OH
G’: CH3CHO
- H có phản ứng với NaHCO3 tạo khí nên H là axit. Mặt khác, phản ứng của H với bạc nitrat trong amoniac chỉ tạo thành các chất vô cơ nên H là HCOOH
D: HCOOCH2-CH=CH2
H: HCOOH
I: CH2=CH-CH2-OH
- L bị oxi hóa tạo HCOOH nên L là CH3OH
E: CH2=CH-COOCH3
K: CH2=CH-COOH
L: CH3OH
(1) CH2=C(CH3)-COOH (A) + NaHCO3 → CH2=C(CH3)-COONa + H2O + CO2
(2) CH3-CH=CH-COOH (B) + NaHCO3 → CH3-CH=CH-COONa + H2O + CO2
(3) CH3COOCH=CH2 (C) + NaOH → CH3COONa + CH3CHO (G’)
(4) CH3COONa + HCl → CH3COOH (F) + NaCl
(5) HCOOCH2-CH=CH2 (D) + NaOH → HCOONa + CH2=CH-CH2-OH (I)
(6) HCOONa + HCl → HCOOH (H) + NaCl
(7) CH2=CH-COOCH3 (E) + NaOH → CH2=CH-COONa + CH3OH (L)
(8) CH2=CH-COONa + HCl → CH2=CH-COOH (K) + NaCl
(9) CH3CHO + H2CrO4 → CH3COOH + H2CrO3
(10) CH3OH + 2H2CrO4 → HCOOH + 2H2CrO3 + H2O
(11) HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
(c) Phản ứng polime hóa của A và C:
(d)
quá trình nào sau đây cò phản ứng hóa học xảy ra
a. cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
b. Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn rồi tán thành đinh
c. hòa tan đường vào nước
d. vành xe đạp bằng thép bị nhủ một lớp gỉ màu nâu đỏ
đ. đèn tìn hiệu giao thông chuyển từ màu xanh sang màu đỏ
e. tách khí oxi từ không khí
g. quá trình tiêu hóa thức ăn
h. rượu để lâu trong không khí thương bị chua
i. dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sàng lên khi dòng điện chạy qua
k. ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu
I. chưng cất rượu trong quá trình lên men rượu
Các quá trình có phản ứng hóa học xảy ra :
D. Vành xe đạp bằng thép bị nhủ một lớp gỉ màu nâu đỏ.
G. Quá trình tiêu hóa thức ăn.
H. Rượu để lâu trong không khí thương bị chua.
K. Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu.