Những câu hỏi liên quan
Huỳnh Hoàng Vi Na
Xem chi tiết
Cô bé bọ cạp
19 tháng 3 2018 lúc 16:12

Sau khi đọc văn bản Ca Huế trên sông Hương em thấy Huế có rất nhiefu làn điệu dân ca với những vẻ đẹp phong phú đa dạng của nó .

- Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương .

-Nguồn gốc của một số làn điệu dân ca Huế .

Qua những cảnh sinh hoạt trên sông Hương em càng thấy được vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế .

CHÚC BẠN HỌC TỐT yeu

Bình luận (0)
Huỳnh Hoàng Vi Na
Xem chi tiết
Hoshizora Hotaru
4 tháng 4 2018 lúc 20:41

- Qua bài văn, em biết thêm về vùng đất Huế:

+ Nguồn gốc của một số làn điệu ca hát Huế.

+ Vẻ đẹp, phong phú đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, các ngón đàn).

Bình luận (0)
Hoàng Kim Hồng
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 4 2017 lúc 22:01

Kinh đô Huế làm nảy sinh nơi người dân một phong cách mà người ta nương tình gọi là “đài các”, tức là một vẻ cao sang mơ hồ nào đó, nhưng cái đài các này không khu biệt trong vòng hoàng thành mà còn lan tỏa trong dân gian. Từ cái đài các ấy còn rẽ riêng một nét tinh mà người tại chỗ gọi là tính “đài đệ”, có nghĩa là một sự giữ kẽ, giữ ý, và luôn cả một tính cách mà người ta gọi là “đế đô”. Khi người mẹ mắng con gái “đừng có đế đô!” thì có nghĩa là đừng có đòi hỏi, đừng với cao, đừng học làm sang.Thiếu nữ Huế thường là kín đáo, không bộc lộ tâm tình cho người khác biết, có khi là e ấp, cũng có khi là ỡm ờ. Trong hai câu thơ của Đông Hồ nhắc đến cô gái Huế: “Gió chiều vương áo nàng Tôn Nữ, quai lọng nghiêng vành chiếc nón thơ”, ta cảm thấy các món trang sức như tà áo, chiếc nón, bài thơ trong nón đều góp phần tạo nên nét duyên e ấp của “nàng Tôn Nữ” và nàng Tôn Nữ ở đây dùng để chỉ chung các thiếu nữ Huế. Một tác giả Pháp chấm phá dung nhan này như sau: “... Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khỉnh, họ là đám hậu sinh của các phi tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền trong huyết quản của mình”

Bình luận (0)
tuyến nguyễn
Xem chi tiết
phạm như quỳnh
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Trúc
5 tháng 4 2017 lúc 12:53

a) Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trên đêm trăng thơ mộng trên sông Hương:

+Thời gian: Ban đêm, thời gian như ngừng lại

+Không gian: Thành phố lên đèn, màn sương, trăng, gió, dòng sông => KHÔNG GIAN YÊN TĨNH

+Địa điểm: trên thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương

+Trang phục: Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng

+Làn điệu và nhạc cụ: khúc lưu thủy, kim tiền, xung phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt.

+Cách thưởng thức: vừa dân dã, vừa sang trọng giữa một thiên nhiên thơ mộng và lòng người trong sạch

b) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc. Vừa vui tươi, vừa trang trọng, uy nghi

c) Cố đô Huế nổi tiếng với các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã

Chúc bn hok tốt !!!

Bình luận (5)
Thảo Phương
26 tháng 3 2017 lúc 16:43

b)Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

c)

Sau khi đọc bài văn Ca Huế trên sông Hương, ta biết thêm về một sinh hoạt văn hóa, đó là ca Huế trên sông Hương với các nội dung:

Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, cách đàn, ca).

Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương mờ ảo ...

Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.

a)

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

Bình luận (1)
Lê Quỳnh Trang
26 tháng 3 2017 lúc 17:18

A)

Qua học bài Ca Huế trên sông Hương , em thấy Cố Đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình . Với nhiều loại nhạc cụ biểu diễn và các bản đàn khác nhau nhưng đều thể hiện nét đặc trưng của tâm hồn Huế . Ca Huế có sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai dòng nhạc : dân gian và cung đình . Nó còn là một thứ tao nhã , lịch sự duyên dáng từ nội dung đến hình thức , từ cách biểu diễn đến cách thuởng thức , từ ca công đến nhạc công , từ giọng ca đến cách ăn mặc . Ca Huế được hình thành từ cuộc sống lao động bền bỉ , cần lao của nhân dâv xứ Huế , vì thế mà có các điệu hò cày cấy , hò gặt hái , giã gạo ...

Bình luận (0)
Âu Minh Anh
Xem chi tiết
chương
Xem chi tiết
Lê Minh Lan
6 tháng 4 2022 lúc 20:07

Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mỗi vùng miền có những nét đặc sắc riêng về văn hóa, Bắc Ninh có quan họ, Tây Nguyên có cồng chiêng… Đến với sông nước Huế mộng mơ ta có ca Huế – nét đặc sắc của người Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Những nét nổi bật đó đã được phản ánh một cách chi tiết qua văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.

Ca Huế trên sông Hương là văn bản nhật dụng, tác phẩm đã giới thiệu sự phong phú, đa dạng của ca Huế về nội dung, làn điệu, sự tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức. Đây là nét đẹp của cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.

Mở đầu tác phẩm là sự khẳng định của Hà Ánh Minh về xứ Huế: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm” như vậy ta có thể thấy rằng hò là nếp sinh hoạt văn hóa quen thuộc, ăn sâu vào tiềm thức, đời sống của người dân xứ Huế. Không chỉ dừng lại ở đó, với biện pháp liệt kê Hà Ánh Minh còn cho thấy sự đa dạng, phong phú của các điệu hò: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã dạo, ru em, hò giã vôi, giã điệp,… Có vô vàn các điệu hò khác nhau thể hiện những suy nghĩ, những cung bậc tình cảm của con người và dù điệu hò đó có ngắn hay dài thì nó vẫn luôn thể hiện trọn vẹn một ý tình của người hát.

Cái hay nhất, đặc sắc nhất chính là phần tác giả nói về hình thức sinh hoạt văn hóa ca Huế được diễn ra trên sông Hương, chỉ cần đọc những nét chữ tài hoa của tác giả ta cũng như được sống trong cái êm ái, dìu dặt của âm nhạc Huế.

Bằng sự am hiểu của mình, tác giả đã lí giải nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân gian (mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan) kết hợp với nhạc cung đình (tôn nghiêm, trang trọng, uy nghi). Với sự kết hợp hai yêu tố đối lập tưởng chừng như không thể hòa hợp được với nhau nhưng lại chính là yếu tố làm nên tính chất nổi bật nhất của ca Huế là sự đa dạng về hình thức, phong phú về sắc thái tình cảm.

Cách thức biểu diễn ca Huế cũng được tác giả mô tả rất chi tiết, cách vào đề vô cùng tự nhiên : “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục” người lữ khách bước xuống thuyền rồng, hóng mát, ngắm trăng và thưởng thức cái tinh hoa nhất của xứ Huế ấy chính là các làn điệu dân ca. Qua từng chặng, từng lớp lang, Hà Ánh Minh đã cho người đọc thấy được cách thức biểu diễn, công cụ cũng như tâm tư, tình cảm của con người nơi đây được gửi gắm qua mỗi câu hát, lời hò đó.

Nhạc cụ để chơi ca Huế cũng rất phong phú, bao gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp, dàn nhạc thật thanh lịch, tinh tế, mang đậm tính dân tộc. Với những nhạc cụ này cùng với các nhạc công tài hoa đã tạo nên những bài hò đặc sắc, in đậm dấu ấn trong lòng người nghe.

Biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm,… trong không gian yên tĩnh những âm thanh ấy hòa quyện vào nhau du dương, trầm bổng, réo rắt khiến cả khung cảnh và con người như bừng tỉnh giấc, làm xao động cõi sâu thẳm nhất trong lòng mỗi con người.

Để thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp của ca Huế, thì lựa chọn khung cảnh cũng hết sức quan trọng. Phải là trên một con thuyền rồng, lênh đênh giữa dòng sông Hương mơ mộng, với ánh trăng trải vàng khắp mọi nơi, không gian huyền ảo, sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền… không gian ấy tạo nên sự cổ kính, trang trọng nhưng đồng thời cũng hết sức hòa hợp với thiên nhiên. Không chỉ vậy không gian đó làm tâm hồn ta thêm thanh tịnh, trong sạch để cảm nhận tất cả những gì tinh túy nhất của ca Huế. Làn điệu ca Huế đa dạng, phong phú khi buồn bã, bi ai khi lại sôi nổi, vui tươi như chính những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.

Bài viết đã thể hiện những nét nghệ thuật đặc sắc của bút kí kết hợp với nghị luận, miêu tả và biểu cảm của tác giả. Bằng biện pháp liệt kê tác giả đã cho thấy nhiều nét đặc sắc, đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Nhà văn vừa liệt kê vừa kết hợp với bình luận giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự phong phú của các làn điệu, sự sâu sắc và tâm hồn con người Huế gửi gắm qua mỗi câu ca, lời hát đó.

Chỉ với một bài viết ngắn gọn, cô đọng và sâu sắc tác giả đã làm nổi bật những nét đặc sắc của ca Huế. Nét tinh hoa của xứ Huế – ca Huế được gói gọn trong lớp ngôn từ giản dị, mượt mà, nhẹ nhàng giàu tình cảm. Cho thấy tình yêu sâu nặng của tác giả với văn hóa, con người nơi đây.

Dài nhỉ chúc pạn học tốt

 

Bình luận (0)
Nghi Lương
Xem chi tiết
Phạm Thùy Linh
21 tháng 3 2018 lúc 16:08

-Nguồn gốc của ca Huế: là sự kết hợp giữa nhạc dân gian ( nhạc do nhân dân lao động sáng tác và trình diễn, thưởng thức) sôi nổi, vui tươi với nhạc cung đình( nhạc dành cho vua chúa) nhã nhặn, uy nghi, trang trọng

Bình luận (0)
Totemo Subarashii
Xem chi tiết
Hãy moạnh mõe lên nèo cô...
22 tháng 5 2022 lúc 23:35

đoạn văn nào v?

Bình luận (1)
Huỳnh Kim Ngân
22 tháng 5 2022 lúc 23:38

Tham khảo

Nhà văn Hà Ánh Minh thật tinh tế, đắm say khi vừa miêu tả phong cảnh, vừa ghi âm các bản nhạc, lời ca, vừa suy ngẫm, nhận diện tên các tác phẩm dân gian đặc sắc xứ Huế. Hoà trong cảm nhận, nghĩ suy ấy của tác giả, chúng ta hiểu thêm nhiều điệu thức, bài ca độc đáo của Huế mộng và thơ. Những nét độc đáo ấy được hình thành từ đâu mà đa dạng, phong phú thế ? Theo tác giả "Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế, nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế.

Bình luận (1)