cho tam giác MNP có MN>MP. Tia phân giác của M cắt cạnh NP tại I. So sánh MI và IP
Cho tam giác MNP có góc M= 90° Góc N = 60° MN= 3cm NI là tia phân giác của góc N IK vuông góc với NP tại K a Chứng minh tam giác MNI=tam giác KNI b tam giác MNK là tam giác gì c so sánh MI và IP d Tính NP và MP
a: Xét ΔMNI vuông tại M và ΔKNI vuông tại K có
NI chung
\(\widehat{MNI}=\widehat{KNI}\)
Do đó: ΔMNI=ΔKNI
b: Ta có: ΔMNI=ΔKNI
nên NM=NK
Xét ΔNMK có NM=NK
nên ΔNMK cân tại N
mà \(\widehat{MNK}=60^0\)
nên ΔNMK đều
c: Ta có: ΔMNI=ΔKNI
nên MI=IK
mà IK<IP
nên MI<IP
d: Xét ΔMNP vuông tại M có
\(NP=\dfrac{MN}{\sin30^0}\)
\(=3:\dfrac{1}{2}=6\left(cm\right)\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔMNP vuông tại M, ta được:
\(MN^2+MP^2=NP^2\)
\(\Leftrightarrow MP=3\sqrt{3}\left(cm\right)\)
Cho tam giác MNP có góc M= 90° Góc N = 60° MN= 3cm NI là tia phân giác của góc N IK vuông góc với NP tại K a. Chứng minh tam giác MNI=tam giác KNI b. tam giác MNK là tam giác gì c. so sánh MI và IP d. Tính NP và MP
a: Xét ΔMNI vuông tại M và ΔKNI vuông tại K có
NI chung
\(\widehat{MNI}=\widehat{KNI}\)
Do đó: ΔMNI=ΔKNI
b: Ta có: ΔMNI=ΔKNI
nên NM=NK
Xét ΔMNK có NM=NK
nên ΔMNK cân tại N
Xét ΔMNK cân tại N có \(\widehat{MNK}=60^0\)
nên ΔMNK đều
c: Ta có: ΔMNI=ΔKNI
nên MI=IK
mà IK<IP
nên MI<IP
d: Xét ΔMNP vuông tại M có
\(NP=\dfrac{MN}{\sin30^0}\)
\(=3:\dfrac{1}{2}=6\left(cm\right)\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔMNP vuông tại M, ta được:
\(MN^2+MP^2=NP^2\)
\(\Leftrightarrow MP=3\sqrt{3}\left(cm\right)\)
Cho tam giác MNP có MN = MP. Tia phân giác của góc M cắt NP ở I. Chứng minh:
a) NI = IP
b) MI vuông góc NP
Ta có hình vẽ
a/ Xét tam giác MNI và tam giác MPI có:
MN = MP (GT)
\(\widehat{NMI}\)=\(\widehat{PMI}\) (GT)
MI: cạnh chung
=> tam giác MNI = tam giác MPI (c.g.c)
=> NI = IP (2 cạnh tương ứng)
b/ Ta có: tam giác MNI = tam giác MPI (câu a)
=> \(\widehat{MIN}\)=\(\widehat{MIP}\) (2 góc tương ứng)
Mà \(\widehat{MIN}\)+\(\widehat{MIP}\)=1800 (kề bù)
=> \(\widehat{MIN}\)=\(\widehat{MIP}\)=900
=> MI \(\perp\)NP (đpcm)
cho tam giác MNP vuông tại M . MN = 4cm, MP = 3cm. đường cao MI : a) Cm tam giác MNP và tam giác INM đồng dang => MN mũ 2 = NP . NI; b) tính độ dài NI và IP : c) gọi NE là tia phân giác của góc MNP . K là giao điểm NE và MI. cm EM/EP, NI/MN ; d) kẻ IH vuong góc với MN tại H. tính diện tích tam giác IMH
Cho tam giác MNP vuông tại M, Kẻ MI vuông góc với NP tại I. Vẽ MK là tia phân giác của
IMP (K∈IP). Đường thẳng đi qua K và vuông góc với MP, cắt MP tại A.
1) Chứng minh KM là tia phân giác IKA.
2) Chứng minh IK < KP.
3) Gọi giao điểm của AK và MI là B. Chứng minh MK⊥BP và IA//BP.
1: Xét ΔMIK vuông tại I và ΔMAK vuông tại A có
MK chung
góc IMK=góc AMK
=>ΔMIK=ΔMAK
=>góc IKM=góc AKM
=>KM là phân giác của góc AKI
2: KI=KA
KA<KP
=>KI<KP
3: Xét ΔMBP có
PI,BA là đường cao
PI cắt BA tại K
=>K là trực tâm
=>MK vuông góc PB
MI=MA
KI=KA
=>MK là trung trực của AI
=>MK vuông góc AI
=>AI//PB
Cho tam giác MNP vuông tại M. Trên cạnh NP lấy điểm E sao cho NE=MN. Tia phân giác của góc N cắt MP ở D.
a) So sánh DM và DE, tính góc NED
b) Tia ED cắt tia đối của tia MN tại K. Chứng minh tam giác DMK= tam giác DEP
c) Chứng minh ND vuông góc với KP
a) xét tam giác MND và tam giác END ta có
MN = EN
góc MND = góc END
ND: cạnh chung
suy ra tam giác MND = tam giác END
suy ra DM = DE và óc NMD = góc NEDsuy ra góc NED = 90 độ
b) ta có tam giác MND = tam giác END suy ra MD = ED
xét tam giác DMK và tam giác DEP ta có
góc KMD = góc PED ( =90độ)
MD = ED
góc MDK = góc EDP( hai góc đối đinh)
suy ra tam giác DMK = tam giác DEP(đpcm)
c)ta có tam giác DMK = tam giác DEP suy ra MK=EP
ta có NM = NEvà MK = EP suy ra MN+MK=NE+EP suy ra NK=NP
xet tam giác KNDvà tam giác PND ta có
NK=NP
KND= PND
ND:cạnh chung
suy ra tam giác KND=tam giác PND suy ra góc NDK = góc NDP
ta có góc NDK+góc NDP=180 độ và góc NDK= góc NDP
suy góc NDK = góc NDP =90độ
suy ra ND vuông góc với KP
CHO TAM GIÁC MNP VUÔNG TẠI N(NM<NP), TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC M CẮT CẠNH NP TẠI K.TRÊN MP LẤY ĐIỂM I SAO CHO MN=MI
A) CHỨNG MINH TAM GIÁC MNK = TAM GIÁC MIK. SUY RA TAM GIÁC NKI CÂN
B) TIA MN CẮT TIA IK TẠI E. CHỨNG MNH MK VUÔNG GÓC EP
a: Xét ΔMNK và ΔMIK có
MN=MI
góc NMK=góc IMK
MK chung
=>ΔMNK=ΔMIK
=>KN=KI
=>ΔKNI cân tại K
b: ΔMNK=ΔMIK
=>góc MIK=góc MNK=90 độ
b: Xét ΔMEP có
EI,PN là đường cao
EI cắt PN tại K
=>K là trực tâm
=>MK vuông góc EP
Cho tam giác MNP vuông tại M, MN=9cm, MP=12cm. Phân giác của gics M cắt NP tại I.
a) Tính IN, IP
b) Tính diện tích tam giác MNI
a: Ta có: ΔMNP vuông tại M
=>\(MN^2+MP^2=NP^2\)
=>\(NP^2=9^2+12^2=225\)
=>\(NP=\sqrt{225}=15\left(cm\right)\)
Xét ΔMNP có MI là phân giác
nên \(\dfrac{IN}{MN}=\dfrac{IP}{MP}\)
=>\(\dfrac{IN}{9}=\dfrac{IP}{12}\)
=>\(\dfrac{IN}{3}=\dfrac{IP}{4}\)
mà IN+IP=NP=5cm
nên Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
\(\dfrac{IN}{3}=\dfrac{IP}{4}=\dfrac{IN+IP}{3+4}=\dfrac{5}{7}\)
=>\(IN=3\cdot\dfrac{5}{7}=\dfrac{15}{7}\left(cm\right);IP=5\cdot\dfrac{4}{7}=\dfrac{20}{7}\left(cm\right)\)
b: Diện tích tam giác MNP là:
\(S_{MNP}=\dfrac{1}{2}\cdot MN\cdot MP=\dfrac{1}{2}\cdot9\cdot12=54\left(cm^2\right)\)
Ta có: \(\dfrac{IN}{3}=\dfrac{IP}{4}\)
=>\(\dfrac{IN}{IP}=\dfrac{3}{4}\)
=>\(\dfrac{IN}{IP+IN}=\dfrac{3}{7}\)
=>\(\dfrac{IN}{PN}=\dfrac{3}{7}\)
=>\(S_{MNI}=\dfrac{3}{7}\cdot S_{MNP}=\dfrac{3}{7}\cdot54=\dfrac{162}{7}\left(cm^2\right)\)
Cho tam giac MNP vuông tại N, MN=12cm, MP=16cm vẽ đường cao MI (i thuộc np) và tia phân giác của tam giác của góc m cắt NP tại E
a) chứng minh tam giác INM đồng dạng tam giác MNP
b tính độ dài cạnh NP
c tính tỉ số diện tích của 2 tam giác MNE và MPE
d tính độ dài các đoạn thẳng NE và PE
e tính độ dài chiều cao MI