Những câu hỏi liên quan
Quyen Hoang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 19:49

Nền nông nghiệp tiên tiến
– Điều kiện tự nhiên: Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn.
– Điều kiện xã hội : trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hoá trong nông nghiệp.
– Phát triển mạnh, đạt trình độ cao.
– Nền nông nghiệp sản xuất theo qui mô lớn.
– Sử dụng ít lao động.
– Nông sản có giá thành cao.
– Gây ô nhiễm Môi Trường do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
– Sự phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ Bắc-> Nam, từ Tây -> Đông.
+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.
+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hâu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

Công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới
Hoa Kỳ và Ca-na-đa có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, đặc biệt ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ. Cụ thể:
+ Ca-na-da: Khai thác và chế biến lâm sản, hoá chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm Phía Bắc Hồ Lớn, en biển Đại Tây Dương
+ Hoa Kì: Phát triển tất cả càc ngành kỹ thuật cao, Ở phía Nam Hồ Lớn, Đông Bắc, Phía Nam ven Thái Bình Dương (vành đai mặt trời).
+ Me-hi-cô: Cơ khí, luyện kim, hoá chất, đóng tàu, lọc dầu, Công Nghiệp thực phẩm. Phân bố thủ đô Mêhicô, các thành phố ven vịnh Mêhicô.

Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế
– Chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP (Ca-na-đa và Mê-hi-cô:68%, Hoa Kì: 72%).

Bình luận (0)
Trần Thị Huệ
12 tháng 3 2017 lúc 20:01

phát triển nhất thế giới

Bình luận (0)
Nguyen Thi Bich Phuong
Xem chi tiết
Sweet_Blackrose2503
3 tháng 12 2016 lúc 22:20

tình hình:

- chiến tranh thế giới lần I (1914-1918) đã tạo cho nước Mĩ có cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

nguyên nhân của sự phát triển:

- nhờ số lợi nhuận thu đươc từ chiến tranh

- giai cấp tư sản dùng mọi biện pháp nhằm cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột cong nhân.

hihi Mik biết nhiêu đây thôi hà !!!

Bình luận (1)
Võ Thu Uyên
4 tháng 12 2016 lúc 16:09

Về kinh tế: - Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế => Tở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quốc tế:

+ Công nghiệp chiếm 48% so với thế giới

+ Trưc lượng vàng chiếm 60% so với thế giới.

- Nguyên nhân: + nhờ số lợi nhuận mà Mĩ thu được sau chiến tranh thế giới làn thứ nhất.

+ Giai cấp tư sản không ngừng sử dụng mọi biện pháp để cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột nhân dân.

 

Bình luận (0)
Huyền Trang
8 tháng 11 2017 lúc 20:56

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Bình luận (0)
pham vu ngoc
Xem chi tiết
Pham Nu Kieu Diem
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
30 tháng 3 2017 lúc 9:28

1. Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung:

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:

Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.

Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

2.Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

+ Mong muốn quan hệ giao bang hòa hảo giữa hai nước để có điều kiện hòa bình xây dựng đất nước nhưng không vi phạm nguyên tắc chủ quyền và độc lập.

+ Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của Tổ quốc và sự toàn vẹn của lãnh thổ.

+ Thể hiện sự uy tín, vị thế của vua Quang Trung và Đại Việt.

3. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

*Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
*Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt.

Chúc bn hx tốt!


Bình luận (0)
tran thanh nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
11 tháng 11 2016 lúc 21:24

Vì đất nước ta đã bị xâm lược bởi rất nhiều nước và đặc biệt là Mỹ và Pháp

=> Kinh tế chậm phát triển hơn so với nước khác

Bình luận (0)
PhamHaiDang
Xem chi tiết
♥
11 tháng 5 2019 lúc 8:42

Nền kinh tế lớn nhất châu âu là Đức

Đặc điểm công ngiệp của khu vực đó là:

-Với 3,405 ngàn tỷ euro tổng sản phẩm quốc nội, nước Đức có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất châu Âu.

-Đức xuất khẩu nhiều nhất thế giới. 

-Vì tương đối nghèo về nguyên liệu nên kinh tế Đức tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

-Tuy vậy một diện tích lớn của Đức cũng được dùng trong nông nghiệp (nhưng chỉ vào khoảng 2% đến 3% tổng dân số lao động làm việc trong nông nghiệp).

-Trong thời gian gần đây mức tăng trưởng yếu đi và nền kinh tế Đức đã có những biểu hiện đuối kém đối với các ảnh hưởng bên ngoài, các vấn đề trong nước và các vấn đề trong việc hội nhập các tiểu bang mới.

Bình luận (0)
Kim Hồng
Xem chi tiết
Kim Hồng
Xem chi tiết
Long Phan
Xem chi tiết
Trúc Giang
2 tháng 10 2019 lúc 17:53

Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường:

Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v... Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức. Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Bình luận (0)