Bài 20 : Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kim Hồng
Xem chi tiết
Kim Hồng
Xem chi tiết
Doãn Trung
Xem chi tiết
Linh Vũ
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
8 tháng 3 2017 lúc 20:12

Ý nghĩa của việc tổ chức kỳ thi hội tiến sĩ : Để tuyển chọn ra quan lại, những người học giỏi, có tri thức để làm quan lại, giữ chức quan trọng trong bộ máy nhà nước và địa phương.

Đỗ Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Kiều Trang
Xem chi tiết
Phương Nhi
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Hằng
4 tháng 3 2020 lúc 19:05

Văn hóa thời XI - XV là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt.

+ Văn hóa thời này đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ, đồng thời cải biến và tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Mang tính dân tộc sâu sắc.

+ Là sự hòa hợp giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Là sự hòa hợp giữ yếu tố bình dân và yếu tố bác học, giữa Phật - Đạo và Nho. Mang đậm tính dân gian.

+ Văn hóa thời kì này không bị ràng buộc bởi những yếu tố giáo điều, tín điều. Do vậy hàm chứa rất nhiều tinh thần khai phóng.

+ Là quan hệ, giao lưu hai chiều giữa văn hóa Chăm và văn hóa Việt.

Đây chính là một sức mạnh tinh thần và xung lực vừa, là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nó cũng là một yếu tố gắn kết cộng động người Việt, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt.

Nhìn chung thì những thành tựu này chúng ta đều có thể kế thừa và phát huy trong cuộc cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Đây là một câu hỏi rất hay.

Chúc các em học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Trương Võ Kim Phụng
Xem chi tiết
nguyen thi thao
7 tháng 2 2018 lúc 20:16

tác dụng-mở rộng kiến thức cho người dân

​-có thêm kiến thức về các nghành mà người ta chọn

-mọi người thoát được nạn mù chữ

Trần Thị Minh Hằng
5 tháng 2 2020 lúc 22:36

Tác dụng của giáo dục thời phong kiến:

- Đưa con người sống trong khuôn phép, đạo đức.

- Thúc đẩy sự học hành, mở mang kiến thức.

- Ổn định xã hội.

- Hình thành nên nền giáo dục Nho học cùng chế độ khoa cử, tuyển chọn nhân tài.

Giáo dục thời phong kiến không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế vì

- Giáo dục Nho học là chủ yếu, đạo nho trọng nông ức thương, hạn chế thương nghiệp.

- Hướng con người hài lòng với cuộc sống, thanh cao, không kích thích sự tiêu dùng, phát triển.

Tuy nhiên, nói giáo dục phong kiến không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển là chưa hoàn toàn chính xác, thực tế thời phong kiến, kinh tế các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên vẫn có sự phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Nền kinh tế phát triển hay không phụ thuộc nhiều yếu tố giáo dục Nho học chỉ là 1 trong số các yếu tố.

Khách vãng lai đã xóa
Bach Back
Xem chi tiết
๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
7 tháng 2 2018 lúc 20:07

I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO

Ở thời kỳ độc lập Nho giáo,Phật giáo,Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

Nho giáo

Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.

Đạo Phật

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.

II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC - KỸ THUẬT

1. Giáo dục:

- 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

- 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành

- Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.

- Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.

- Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.

- Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.

- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

2. Phát triển văn học

- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà,Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.

- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

- Đặc điểm:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Sự phát triển nghệ thuật

- Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh..

- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long,thành Nhà Hồ, tháp Chăm

- Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.

- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

Nhận xét:

+ Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng.

+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

4. Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị.

- Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần );Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên ).

- Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

- Quân sự có Binh thư yếu lược.

- Thiết chế chính trị:Thiên Nam dư hạ.

- Toán học:Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh;Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

- Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

Linh Phan
Xem chi tiết