Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng. Em có nhận xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa ?
tóm tắt cuộc khởi nghĩa :
Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái lạc tướng huyện Mê LinhMùa xuân năm 40 hai bà trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát MônNghĩa quân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩanghĩa quân đánh bại kẻ thù làm chủ được Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.lực lượng tham ra cuộc khởi nghĩa đông
Tóm tắt khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
- nhận xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa: Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo,trong đó phụ nữ đóng vai trò quan trọng,có 5 chủ tướng chỉ huy là nữ.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
a) Nguyên nhân;
- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.
- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
b) Diễn biến;
- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.
- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c) Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ
tóm tắc diễn biến khởi nghĩa lí bí
- Diễn biến: +Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng
+ Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
+ Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân đi đàn áp. Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Đầu năm 543, nhà Lương lại tổ chức đàn áp. Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
+ Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
-Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lập được nước Vạn Xuân
-Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đánh đuổi quân xâm lược của nhân dân ta.
tham khảo!
- Diễn biến: +Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng
+ Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
+ Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân đi đàn áp. Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Đầu năm 543, nhà Lương lại tổ chức đàn áp. Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
+ Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
* Diễn biến:
- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình. Hào kiệt ở khắp nơi kéo về hưởng ứng : Tinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Túc,..
- Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm đc hầu hết các quận huyện.
- Tháng 4/542, nhà Lương cử quân sang đàn áp, bị nghĩa quân đánh bại, giải phóng đc Hoàng Châu.
- Đầu năm 543, nhà Lương đàn áp lần hai.
- Nghĩa quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố và giành thắng lợi.
* Kết quả :
- Lý Bí lên ngôi hoàn đế ( Lý Nam Đế ) vào mùa xuân năm 544.
- Đặt tên nc là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với 2 ban văn võ.
* Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy đc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.
cuộc khởi nghĩa của LÍ BÍ diễn ra năm nào
cuộc khởi nghĩa của Lý BÍ diễn ra năm 542 - 602
cuộc khởi nghĩa LÍ BÍ diễn ra năm 542-602
Trình bày diễn biến , kết quả , ý nghĩa của cuộc chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:
- Nhân dân có một lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do. Cùng với niềm tự hào dân tộc và tinh thần nhân đạo sáng ngời.
- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.
Ý nghĩa:
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
Chúc bạn học tốt!
#Yuii
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:
- Nhân dân có một lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do. Cùng với niềm tự hào dân tộc và tinh thần nhân đạo sáng ngời.
- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.
Ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
1/ nêu nội dung và ý nghĩa của cuộc đấu tranh tư tưởng trước cách mạng Pháp
2/ quá trình xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới diễn ra như thế nào?
3/ nguyên nhân, diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
4/ nêu những sự kiện chính trong chiến tranh thế giới thứ 2
khái quát những nét chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?Ý nghĩa, nguyên nhân , thất bại? khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
- Diễn biến: 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
+ Phong trào mang tính chất tự phát, chưa có sự liên két với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho nhân dân Ấn Độ ?
Vì Xi-pay là tên gọi những đội quân người ấn độ đánh thuê cho đế quốc anh. Họ là những người nghèo khổ phải đi lính để kiếm sống .Họ đã nổi dậy chống lại anh nên gọi là khởi nghĩa Xi-pay
Câu 1: vẽ và phân tích sơ đồ phân hóa xã hội nước ta thời Bắc thuộc.
Câu 2: dưới ách đô hộ của nhà Hán những việc làm nào chứng tỏ nhân dân ta vẫn giữ được nếp sống của mình.
Câu 3:năm 40 nổ ra cuộc khởi nghĩa nào? trình bày nguyên nhân kết quả diễn biến của cuộc khởi nghĩa đó.
Câu 4:giai đoạn từ năm 179 TCN -938 được gọi là thời kỳ gì?
Câu 5: cách đánh của ngô quyền có gì độc đáo, tại sao nói trận chiến trên sông bạch đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?
Câu 6: hãy đánh giá công lao của ngô quyền đối với lịch sử dân tộc?
Câu 3: Năm 40 nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Nguyên nhân: Do ách đô hộ thống trị của nhà Hán nên nhân dân căm phẫn.Diến biến;mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây ). Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân dã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu.Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.3. Kết quả:
xóa ách áp bức tàn bạo của quân xâm lược Hán.giành lại độc lập cho dân tộc.4. Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta.
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Tham khảo :
Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của dân tộc Việt Nam ta. Lòng dũng cảm được hiểu là sẵn sàng dấn thân, không sợ khó khăn, nguy hiểm dù trong bất kì tình huống nào. Người có lòng dũng cảm là người luôn mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, không hèn nhát, run sợ, đặc biệt là luôn đấu tranh cho lẽ phải, cho chính nghĩa. Lòng dũng cảm là vô cùng cần thiết bởi cuộc sống ẩn chứa muôn vàn gian nan, thử thách, buộc chúng ta phải vượt qua thì mới có thể thành công. Điều này được minh chứng rõ nhất trong con người Việt Nam kiên cường bất khuất. Thời đại lịch sử anh hùng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót, và hàng ngàn con người chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”. Hiện nay, lòng dũng cảm vẫn luôn được phát huy, không chỉ là những tấm gương phòng chống tội phạm, bảo vệ biên giới lãnh thổ, bắt cướp, mà còn là những con người dũng cảm làm việc, dũng cảm thử thách những ý tưởng, kế hoạch mới để đưa nền kinh tế, chính trị, xã hội nước ta ngày càng phát triển hơn nữa. Như vậy, có thể thấy, lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam, chúng ta – những thế hệ sau cần giữ gìn và phát huy truyền thống này, đồng thời lên án lối sống hèn nhát, không có chính kiến, vị kỷ của một bộ phận người trong xã hội.