Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:52

Tham khảo

- Phạm vi của Biển Đông:

+ Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

+ Diện tích Biển Đông khoảng 3447 nghìn km2, trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến khoảng vĩ độ 26°B, trải rộng từ khoảng kinh độ 100°Đ đến khoảng kinh độ 121oĐ.

- Phạm vi vùng biển của Việt Nam: vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 3 2018 lúc 9:04

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam

− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).

− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.

b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.

− Đối với kinh tế

+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).

− Đối với an ninh

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

Bình luận (0)
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
13 tháng 2 2016 lúc 8:17

a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển.

- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản ,...) ; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

- Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, oxit titan, cát trắng..._

- có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

- Có bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.

b) Vai trò của hệ thông đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

* Đối với kinh tế :

- Là cơ sở để khai thác hiệu quả nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển)

* Đối với an ninh :

- Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đất nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 12 2018 lúc 6:50

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.

- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...

- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.

- Vùng biển ấm quanh năm.

b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.

- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.

- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 20:14

Tham khảo:
loading...

Bình luận (0)
Phạm Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 16:29

Câu 1:
- Hãy tôn trọng và đánh giá cao các giá trị văn hóa, phong tục, và truyền thống của các dân tộc trong Việt Nam. Hiểu và học hỏi về lịch sử, ngôn ngữ, và phong tục của các dân tộc khác nhau để xây dựng sự hiểu biết và lòng tôn trọng đối với nhau.

- Tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa, festival, cuộc thi, và chương trình truyền thông liên quan đến văn hóa các dân tộc, qua đó tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu và tương tác với thành viên của các dân tộc khác.

- Góp phần vào việc xây dựng tình yêu nước và tinh thần đoàn kết bằng cách thể hiện lòng tự hào về đất nước và sự đa dạng văn hóa trong Việt Nam. Tránh gây ra hoặc lan truyền các ý kiến phân biệt, kỳ thị hoặc xúc phạm đối với bất kỳ dân tộc nào.

- Góp phần vào các hoạt động xã hội như công tác từ thiện, hoạt động cộng đồng, và các tổ chức tình nguyện, qua đó tạo ra cơ hội giao lưu, hợp tác, và chia sẻ giữa các dân tộc.

- Sử dụng truyền thông và các hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức về khối đại đoàn kết và tôn trọng đa dạng dân tộc. Chia sẻ kiến thức và thông tin về các dân tộc, văn hóa, và lịch sử của Việt Nam để tăng cường sự hiểu biết và sự đồng lòng trong xã hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 16:32

Câu 2:
Kinh tế nông nghiệp:

   - Vai trò: Kinh tế nông nghiệp là nguồn cung cấp thực phẩm, đảm bảo sự phát triển và tồn tại của cộng đồng. Nông nghiệp cung cấp lương thực, rau quả, gia súc và sản phẩm thủy sản để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày.
   - Vị trí: Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nông sản từ các nông trường và vùng nông thôn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và xuất khẩu. Ngoài ra, nông nghiệp cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân và đóng góp vào thu nhập quốc gia.
Kinh tế thủ công nghiệp:
   - Vai trò: Kinh tế thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, văn hóa dân tộc. Nó thể hiện sự đa dạng và sáng tạo của các dân tộc Việt Nam thông qua sản xuất các sản phẩm thủ công như nón lá, gốm sứ, thêu thùa, dệt may và điêu khắc.
   - Vị trí: Kinh tế thủ công nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng để duy trì và phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc. Các sản phẩm thủ công được tiêu thụ không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu, góp phần vào thu nhập quốc gia và giới thiệu nền văn hoá Việt Nam ra thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 16:33

Câu 3:
- Điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, nguồn nước và đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế và sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc. Ví dụ, các dân tộc sống gần các vùng sông ngòi hay biển cung cấp nguồn nước phong phú có thể phát triển nghề cá, buôn bán, và các hoạt động liên quan.

- Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc canh tác, trồng trọt và nuôi trồng động vật. Một điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất màu mỡ, độ ẩm và ánh sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Điều này ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm và sự đa dạng trong chế độ ăn uống của các dân tộc.

- Điều kiện tự nhiên có thể tạo ra những tác động lớn đến văn hóa và phong tục của các dân tộc. Ví dụ, khí hậu và môi trường tự nhiên có thể ảnh hưởng đến các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, lễ hội và trang phục truyền thống của một dân tộc cụ thể.

- Điều kiện tự nhiên như khí hậu và môi trường sống ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của các dân tộc. Nếu điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, như khí hậu lạnh giá hay môi trường sa mạc, cuộc sống hàng ngày của dân tộc sẽ phải đối mặt với những thách thức đáng kể, ví dụ như tìm kiếm thực phẩm và nước lợ.

Bình luận (0)
tran phuong thao
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 10:38

Bình luận (0)
HònGggj
Xem chi tiết
Cihce
25 tháng 10 2021 lúc 13:49

Tham khảo :

undefined

Bình luận (1)
Cihce
25 tháng 10 2021 lúc 14:01

Tham khảo :

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Brunei và lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Brunei, 2-3/8/1995) với tư cách thành viên đầy đủ. Trước đó, tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Bali) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này.

Đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ trên những khía cạnh chính sau: Thứ nhất, có vai trò quan trọng đưa hai nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau nhờ vị trí địa - chính trị và quá trình lịch sử của Việt Nam tạo ra. Việt Nam đã đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thứ hai, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội ở những thời điểm khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Thứ ba, về tầm cỡ kinh tế, so với các quốc gia khác trong khu vực,Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn xác định có trách nhiệm trong việc hoàn thành các cam kết của mình. Việt Nam đã vượt lên nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar trong ASEAN 4 tạo nên một mức mới trong ASEAN. Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với không ít thành công đã đạt được. Việt Nam cũng là quốc gia thoát nghèo nhanh nhất nên dễ thuyết phục nước khác.

Với tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm, kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực cùng các nước ASEAN trong việc thúc đẩy đạt được nhiều kết quả quan trọng

Bình luận (0)