Lập dàn ý cho đề văn sau : Thơ Bác vừa mang tính cổ điển vừa mang tính hiện đại
Đề: Thơ Bác vô cùng độc đáo, mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Em hãy chỉ ra màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Nguyên tiêu”.
Tham khảo nha em:
Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.
Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm cứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa:
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .
Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.
Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..
Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.
Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.
Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.
Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.
Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.
Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.
Tham khảo nha!
Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.
Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm cứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Dịch nghĩa:
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
Dịch thơ:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .
Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.
Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..
Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.
Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.
Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.
Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.
Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.
Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.
4. Cho câu chủ đề : '' Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại'' Em hãy viết tiếp 1 đoạn văn khoảng 8 câu làm sáng tỏ ý trên.
Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh.
Em hãy viết một đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch về luận điểm sau thơ của Bác vừa mang chất cổ điển vừa mang chất hiện đại
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: đặc sắc trong thơ Hồ Chí Minh vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tinh thần hiện đại. Bàng hiểu biets của em về bài thơ "Tức cảnh Pác Bó'' và "Vọng nguyệt", em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Help me! Mk đang cần gấp
Màu sắc cổ điển.
"Thú lâm tuyền"
Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừngCâu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng. Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.Tinh thần thời đại.
Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịchTrung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.Bài "Ngắm trăng".
Màu sắc cổ điển.
Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng"Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.Tình thần thời đại:
Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ.Học tốt
Bạn kham khảo gợi ý của bài nhé:
Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm với những yêu cầu cụ thể sau:
Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, thể thơ các thủ pháp tu từ...) trong hai bài thơ. Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả)Yêu cầu về kiến thức
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận
Giới thiệu về tác giả Hồ chính Minh và hai bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", "Ngắm trăng". Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận.b. Chứng minh màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ở hai bài thơ.
Bài Tức cảnh Pác Bó
Màu sắc cổ điển.
"Thú lâm tuyền"
Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng. Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng. Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.Tinh thần thời đại.
Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịch sử Đảng" tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vè một ẩn sĩ song thự chất vẫn là người chiến sĩ. Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.Bài "Ngắm trăng".
Màu sắc cổ điển.
Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng" Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.Tình thần thời đại:
Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù. Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ# học tốt #1 . Hãy chép lại chính xác 2 bài thơ ''Cảnh khuya'' và bản dịch thơ của ''Rằm tháng giêng''
2. Cho biết tác giả , hoàn cảnh sáng tác của 2 bài thơ trên . Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện như thế nào ?
3. Trong hai câu thơ đầu của bài thơ Cảnh khuya, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ . Hãy chỉ ra và nêu tác dụng
4. Cho câu chủ đề : '' Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại'' Em hãy viết tiếp 1 đoạn văn khoảng 8 câu làm sáng tỏ ý trên.
1.
''Cảnh Khuya''
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
''Rằm tháng giêng''
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
2.
-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.
-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.
-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :
+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng
+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng
3.
-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.
-Điệp từ : ''Lồng''
+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.
-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động
4.
Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh
tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Tràng giang vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại.
Nếu Xuân Diệu được mệnh danh là chủ soái dòng Tây, Nguyễn Bính là chủ soái dòng quê thì nhà thơ Huy Cận được coi là chủ soái dòng Đường. Sinh thời, một trong những gương mặt xuất sắc của phong trào thơ mới, còn được mệnh danh là “hồn thơ ảo não” ấy cũng đã tự nhận mình có ảnh hưởng không nhỏ của thơ ca cổ điển, nhất là thơ Đường. Bởi vậy sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại. Bài thơ Tràng giang, ra đời vào năm 1939, in trong tập “Lửa thiêng” đã xuất sắc thể hiện một cái tôi đa sầu, đa cảm qua màu sắc nghệ thuật rất đặc trưng đó.
Cổ điển và hiện đại là sự kết hợp của hai màu sắc nghệ thuật vô cùng độc đáo trong sáng tác của những nhà thơ tài năng. Đối với nhà thơ Huy Cận sự kết hợp của hai màu sắc đó chính là yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật của thơ ông. Bài thơ Tràng giang có sự kết hợp đầy sáng tạo giữa hai yếu tố ấy tạo nên một dấu ấn rất riêng để Huy Cận khẳng định cái tôi buồn bã, cô đơn trước cuộc đời qua một nguồn cảm hứng bất tận với không gian của vũ trụ bao la.
Chính nhà thơ Huy Cận từng tâm sự, ban đầu Tràng giang có dự định là một bài thơ Đường theo thể thất ngôn bát cú. Bởi cảm xúc của một chàng sinh viên buồn bã trước thời cuộc, nhớ nhà, nhớ quê hương da diết đã khiến ông bật thành những câu thơ thất ngôn mang âm hưởng Đường thi. Có lẽ bởi vậy mà ngay từ nhan đề cho tới lời đề từ và xuyên suốt cả bốn khổ thơ, màu sắc cổ điển trong bài đã hiển hiện như một mạch nguồn kết nối tạo nên cái dư vang cho cái điệu buồn thương, ảo não rất đặc trưng của hồn thơ Huy Cận.
Thật vậy, nét cổ điển của bài thơ được gợi lên ngay từ nhan đề “Tràng giang”. Nếu đặt là “Chiều trên sông” như ban đầu thì sẽ không có được điều đó. “Tràng giang” là một từ Hán Việt, có nghĩa là một con sông dài, với điệp vần “ang” vừa tạo nên sắc thái cổ kính, trang trọng vừa có âm hưởng ngân vang dài rộng hơn. Bởi vậy thi đề khiến độc giả cảm nhận như tên một bài thơ Đường nào đó. Thêm vào nữa là lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài – một câu thơ thất ngôn vẽ nên một khung cảnh cũng rất Đường thi. Đó là cảm xúc buồn bã, cô đơn của con người trước một không gian rộng lớn bát ngát của trời, của sông mà ta cũng hay bắt gặp trong thơ của một thi sĩ xưa nào đó. Màu sắc cổ điển ngay từ ban đầu đã dẫn dắt cảm xúc của nhân vật trữ tình, khơi dậy nguồn cảm hứng để vẽ nên một khung cảnh đẹp, mênh mông có khả năng chất chứa nỗi sầu nhân thế của nhà thơ.
Và cứ thế phong vị cổ điển của Tràng giang được tiếp tục khơi gợi từ việc nhà thơ sử dụng những chất liệu, hình ảnh, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ, giọng điệu… trong bài thơ. Huy Cận đã vận dụng và sáng tạo nguồn thi liệu cổ để tạo nên sắc thái riêng trong tác phẩm này. Những hình ảnh như: tràng giang, sóng gợn, con thuyền,bến cô liêu, bèo trôi, áng mây, cánh chim, bóng hoàng hôn… không hề xa lạ trong thơ xưa. Trước hết nó gợi lên những khung cảnh thiên nhiên rộng lớn nhưng vắng lặng, quạnh hiu. Chắc chắn, người yêu thơ cổ đã hơn một lần được cảm nhận khung cảnh quen thuộc như thế này:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song song
Hay
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Và
Lớp lớp mây cao đùn núi bạcChim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Chưa nói đến sóng gợn, thuyền trôi, bến cô liêu mà khung cảnh gió đìu hiu đã gợi cho chúng ta nhớ đến câu thơ: “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” trong Chinh phụ ngâm. Ngay cả hình ảnh lớp lớp mây cao đùn núi bạc cũng được khơi nguồn cảm hứng từ ý thơ trong bài Cảm xúc mùa thucủa nhà thơ Đỗ Phủ: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Còn hình ảnh bèo trôi quá quen thuộc trong thơ xưa thường gợi nên những thân phận trôi nổi, bấp bênh, vô định trước dòng đời. Ý nghĩa ấy trong bài thơ này cũng vẫn nguyên vẹn như vậy. Hay cuối bài thơ, nỗi nhớ nhà của thi nhân cũng được khơi gợi từ tứ thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Dẫu không cần khói sóng trên sông nhưng ý vị nỗi niềm cũng bắt nguồn từ ý thơ của thi sĩ thời Đường. Điều đó có thể khẳng định, việc sử dụng những thi liệu cổ, hình ảnh trong thơ xưa đã làm nên sắc thái cổ điển rất riêng cho bài thơ này.
Và một yếu tố nữa làm nên chất cổ điển đặc trưng chính là bút pháp miêu tả. Từ nghệ thuật đối, nét chấm phá đến cái cách khơi gợi sự tĩnh lặng của cảnh vật trong bài thơ đều thuộc về âm hưởng của thơ xưa. Người đọc không ít lần thấy sự đối lập giữa những cái nhỏ bé, ít ỏi với không gian mênh mông, bất tận của sông, của trời. Ngay khổ thơ đầu tiên đã hiện lên một tràng giang rộng lớn, bất tận qua những sự vật nhỏ bé mà nhà thơ đã chạm tới như: những con sóng nhỏ lăn tăn, con thuyền buông trôi theo dòng nước, một cành củi khô. Con người bỗng dưng tìm thấy sự đồng điệu trong cảnh vật, cũng nhỏ bé, cô đơn nhưng nỗi buồn thì trải dài bất tận, lan tỏa khắp cả không gian. Sự đối ngược giữa cảnh vật với cảnh vật là sợi dây kết nối với nỗi lòng thi nhân. Đây chính là dư vị được khơi gợi từ thơ xưa mà nên.
Bên cạnh đó bút pháp chấm phá, rất đặc trưng của thơ Đường cũng được tác giả sử dụng để khắc họa cái rộng lớn vô biên của ngoại cảnh. Trước khi thấy được cảnh tượng: nắng xuống trời lên, sông dài trời rộng nhà thơ đã kịp phác qua cái lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu và bến cô liêu. Hay ở cuối bài thơ, khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ của bức tranh bầu trời hoàng hôn chỉ được hiện lên qua vài nét vẽ mây cao đùn núi bạc, chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa. Cái thần thái của cảnh vật chỉ nằm trong một vài nét phác thảo như thế và làm nổi bật lên một khung cảnh mây trời, sông nước mênh mang như mở rộng ra cả ba chiều vô cùng, vô tận.
Tràng giang càng rộng lớn, bát ngát lại càng quạnh quẽ, vắng lặng, đìu hiu. Một phần do cách miêu tả qua thủ pháp nhân hóa như: buồn điệp điệp, nước song song, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng, bến cô liêu, lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng… Các sự vật dường như không hề có mối liên hệ, gắn kết, chỉ để làm tô đậm thêm trạng thái lặng thinh đến nao lòng. Nhưng cũng bởi một phần do cách hạn chế ở mức tối đa về âm thanh, chuyển động của sự vật trong bài thơ. Nếu nói Tràng giang gần như tĩnh lặng vì không có một chút âm thanh nào rất đúng. Từ sóng đến thuyền, đến gió, đến mây, đến chim… đều êm ả, trầm buồn. Có xuất hiện tiếng làng xa vãn chợ chiều hay không vẫn chưa khẳng định được, vì nó đặt trong trạng thái nghi vấn Đâu? Bởi vậy có chăng là sự chuyển động đứt gãy, chia lìa của thuyền về nước lại, của nắng xuống trời lên sâu chót vót, là cái gấp gáp trong thời khắc hoàng hôn của lớp lớp mây cao đùn núi bạc, của chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa… Cách để khơi gợi một không gian rộng lớn như thế nhưng hoàn toàn trong tĩnh lặng là cách thơ xưa hay làm. Bởi những ý nghĩa tượng trưng từ cảnh vật sẽ làm thức dậy nỗi buồn, sự cô đơn của nhân vật trữ tình.
Và một trong những điểm đặc sắc trong cách mang phong vị cổ điển đến cho bài thơ còn nhờ cách dùng ngôn ngữ, thể thơ, cách ngắt nhịp. Bài thơ dễ gợi nên cái hồn cốt cổ xưa là bởi nhà thơ Huy Cận đã sử dụng và sáng tạo rất nhiều các từ láy. Có đến hơn mười từ láy trong mười sáu câu thơ: điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, chót vót, mênh mông, lặng lẽ, lớp lớp,dợn dợn. Chưa nói đến tác dụng của chúng trong việc tạo sắc thái ý nghĩa trong bài thơ mà những từ láy đó đã tạo nên cảm xúc buồn buồn, sâu lắng theo kiểu bàng bạc của thơ xưa mà ta hay bắt gặp. Thể thơ thất ngôn và cách ngắt nhịp 4/3 rất quen thuộc đã thổi cái chất cổ điển ngay trong âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.
Tuy nhiên thành công nổi bật của Tràng giang là tác phẩm đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại. Màu sắc hiện đại thực sự đã mang tới những ý nghĩa và giá trị sâu sắc cho bài thơ. Có thể thấy, Tràng giang sử dụng rất nhiều những thi liệu cổ, nhưng chúng ta cũng nhận ra rằng bài thơ cũng có rất nhiều những hình ảnh, âm thanh rất đỗi đời thường, không hề ước lệ. Những cành củi khô, tiếng vãn chợ chiều hay bèo dạt là những gì hiện đại rất khác với thơ xưa. Lần đầu tiên trong thơ xuất hiện một thứ đã chẳng còn nhựa sống nhưng lại có ý nghĩa khắc họa tâm sự của một cái hồn bơ vơ, lạc lõng, vô định trước cuộc đời giàu ý nghĩa như cành củi. Chính Huy Cận cũng đã nói ông rất cân nhắc khi sử dụng hình ảnh này, nhưng cuối cùng nó vừa đậm chất hiện đại mà còn đạt được hiệu quả cao trong việc thể hiện cảm xúc của cái tôi trữ tình. Hay cứ nghĩ bèo dạt là thi liệu quen thuộc, nhưng ở đây nhà thơ không sử dụng một cánh bèo mà là hàng nối hàng bèo trong sự vô định không biết về đâu. Huy Cận không gợi lên một thân phận, một kiếp người mà là cả một thế hệ con người trong thời đại ấy. Bao người nghệ sĩ như ông đang sống trôi nổi, lênh đênh giữa thời cuộc mất nước này? Cái chân thực, hiện đại được Huy Cận gửi gắm trong đó. Bởi vậy những hình ảnh như thế trước khi chuyển tải tâm sự của một cái tôi “bất hòa nhưng bất lực”, bản thân chúng đã được nhà thơ khơi gợi lên những vẻ đẹp rất bình dị, đời thường. Trong khung cảnh của tràng giang mênh mông, bát ngát, người ta vẫn thấy vẻ đẹp của quê hương, đất nước rất đỗi gần gũi, mến yêu. Cho nên cảm xúc nhớ nhà không cần phải trỗi dậy bởi khói sóng hoàng hôn, mà tự thân nó đã là một nỗi niềm thường trực, không bao giờ nguôi trong lòng thi nhân.
Nét hiện đại trong bài thơ còn được nhà thơ thể hiện qua những cảm xúc chân thật nhất của “một chiếc linh hồn nhỏ/ mang mang thiên cổ sầu”. Cái tôi cô đơn, nhỏ bé, lạc lõng trước dòng đời đã được nhà thơ thể hiện một cách trực tiếp, thẳng thắn. Ông đã tái hiện một khung cảnh rộng lớn, mênh mông thuộc về vũ trụ trên tràng giang để tìm chốn ẩn náu cho cái tôi của chính mình. Hơi thở hiện đại chính là từ cảm xúc bất lực của cả một thế hệ đương thời trong hoàn cảnh mất nước. Tất cả điều đó được gửi gắm vào những sự vật nhỏ bé trên dòng tràng giang mênh mông kia. Cái tôi ấy gửi sóng lòng mình theo nỗi buồn điệp điệp, theo mối sầu trăm ngả, theo cành củi khô lạc mấy dòng, theo chiếc cồn nhỏ gió đìu hiu, theo cái bến cô liêu, theo những hàng bèo nối tiếp nhau… mà không đủ sức đối chọi với trời rộng, sông dài. Nỗi buồn cứ từ ấy lan tỏa mênh mông, bận tận đến khi mãi chẳng có điểm dừng. Trái tim thi nhân bỗng rung lên một nỗi niềm cô đơn, lạc lõng. Mọi thứ trôi nổi, bấp bênh, vô định, thiếu vắng sự thân mật của sự sống con người. Nên cái tôi mới dợn dợn trào dâng một nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương khi đang đứng ngay trên quê hương. Tâm sự ấy chính là dấu ấn của cái tôi đương thời, của nỗi niềm yêu quê hương, đất nước thầm kín. Cái tôi đó không lẫn vào đâu được trong tinh thần chung của thơ mới.
Không thể phủ nhận, một phần giá trị rất lớn của Tràng giang chính là ở bút pháp nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại. Phong cách nghệ thuật đặc trưng này của Huy Cận được thể hiện trong bài Tràng giang nói riêng và nhiều bài thơ khác của ông trước cách mạng nói chung, thực sự góp phần làm nên sự phong phú, sáng tạo và độc đáo của phong trào thơ mới. Huy Cận không chỉ khiến chúng ta nhớ là một “hồn thơ ảo não” mà còn là nhà thơ của phong cách nghệ thuật cổ điển và hiện đại này.
Có ý kiến cho rằng: “Thơ Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại”. Bằng tác phẩm “Cảnh Khuya” em hãy chứng minh(viết thành bài văn chứng minh)
Nghị luận về hiện tượng học tủ học vẹt của một số học sinh hiện nay.
a. Lập dàn ý chi tiết đoạn văn cho đề bài trên.
b. Chọn 1 nội dung trong dàn ý vừa lập ở câu a để viết thành đoạn văn. Cho biết kiểu đoạn?
a) Bạn tham khảo :
1. Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân đoạn
a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?
b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề
d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng
e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập
3. Kết đoạn
Kết luận vấn đề
Lập dàn ý chứng minh thơ của Vũ Đình Liên mang nặng lòng nỗi niềm hoài cổ và lòng thương người
*Lòng thương người:
-Hoài Thanh viết về Vũ Đình Liên trong Thi nhân Việt Nam :“Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa”
-Ông đồ- cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn-> trở thành đề tài trong thơ của ông.
-Lòng yêu mến, kính trọng một tài năng đã bắt đầu rơi vào quên lãng:
+Trong cảnh xuân giữa rất nhiều những vui tươi, náo nức, nhà thơ trẻ dừng lòng mình ở hình ảnh ông đồ già.
+Hình ảnh ông đồ già, mực tàu, giấy đỏ đã có phần xa lạ với phố phường đông đúc, nhộn nhịp, cảnh sắc tươi vui nhưng giọng thơ phảng phất buồn.
-Phân tích khổ 2 để thấy được sự than phục của mọi người nói chung và của tác giả nói riêng trước tài năng của ông đồ: Phân tích nghệ thuật so sánh để thấy tài năng của ông đồ. Nét vẽ của ông uyển chuyển, mền mại, có hồn…
->Ông đồ- hình bóng tượng trưng cho giai cấp kẻ sĩ, từ trên chót vót của thứ bậc xã hội rơi xuống lề đường, ra tận hè phố để kiếm sống. Chữ thánh hiền một thời được trân trọng, chỉ cho tặng mà không bán, giờ trở thành món hang.
-Đây không phải là những ngày huy hoàng của ông đồ mà đã là những ngày ông đồ trở thành di tích bắt đầu đi vào tàn tạ.
*Sự cảm thông, thương xót trước “di tích tiều tụy” đã đi vào thời tàn tạ.(Phân tích khổ 3,4 để thấy hình ảnh ông đồ đã rơi vào quên lãng.
-Khổ 3: Phân tích từ “nhưng”, điệp từ “mỗi”,câu hỏi tu từ:
->Những người cuối cùng trân trọng tài nghệ của ông đồ cũng không còn nữa. Khẳng định: Ông đồ- đại diện tiêu biểu của nền Nho học- đã thực sự đi vào tàn tạ. Thể hiện sự xót xa, đau đớn của tác giả.
-Khổ 4:
+Nghệ thuật đối lập giữa động – tĩnh, hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy”: Ông đồ trầm tư, bó gối, bất động giữ dòng đời xuôi ngược. Ông đồ cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. đất trời.
*Niềm hoài cổ: Phân tích, cảm nhận khổ thơ cuối cùng.
-Tứ thơ: Cảnh cũ người đâu( hoa đào còn- ông đồ mất) nhấn mạnh sự vắng bóng của ông đồ.
-Ông đồ già, ông đồ xưa: hình ảnh ông đồ đã cũ, thành quá khứ, hoài niệm thiể hiện niềm hoài cổ âm thầm, sâu sắc, tâm trạng bâng khuâng, ngậm ngùi của tác giả.
-Những người muôn năm cũ: Khái quát ông đồ là cả một thế hệ nhà Nho học, lớp người đi trước, thể hiện rõ nỗi niềm của tác giả đối với cả lớp mgười xưa cũ, với nền nho học đã rơi vào quên lãng giữa làn gió Tây học.
-Câu hỏi tu từ:Những trăn trở băn khuăn của tác giả trước những giá trị tinh thần mà ông đồ đã đóng góp cho nền văn hóa Việt.
*Khái quát, nâng cao: Từ lòng thương một ông đồ rất cụ thể thành nỗi niềm nhớ tiếc, thương xót cả một lớp người, một thế hệ đi trước, một nền Nho học hưng thịnh, những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc: sức khái quát lớn của bài thơ