Những câu hỏi liên quan
Okawa
Xem chi tiết
Hoàng Trần Mai
Xem chi tiết
ɴтQuʏsッ
8 tháng 2 2020 lúc 12:39

Mình chưa biết cách giải thích,mong bạn thông cảm

Tục ngữ Việt Nam về thiên nhiên và lao động sản xuất:

-Con trâu là đầu cơ nghiệp.

-Đầu năm gió to , cuối năm gió bấc.

-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối 

-Êm như chằn tinh, dữ như dòng nước.

-Giàu đâu những kẻ ngủ trưa

Sang đâu những kẻ say sưa rượu chè.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ɴтQuʏsッ
8 tháng 2 2020 lúc 12:41

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo

Lợn ăn xong lợn béo lợn gầy.

Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa.Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.Muốn cho lúa nảy bông to

Cày sâu bừa kĩ phân cho nhiều.

Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền.Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống.Nhất thì, nhì thục.Nước chảy đá mòn.Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh_Nguyệt
Xem chi tiết
Minh Hồng
9 tháng 12 2021 lúc 20:46

Tham khảo

 Ở đâu anh mới tới đây
Cớ sao anh biết đồng này đồng kia?
– Quê anh vốn ở Trường Yên
Anh đang dạy học ở bên xã nhà
Phận anh chưa có đàn bà
Cho nên mới hỏi cửa nhà sâu nông.

Ai là con cháu Rồng Tiên
Tháng hai nhớ hội Trường Yên mà về
Về thăm đất cũ Đinh, Lê
Non xanh nước biếc bốn bề như xưa

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
9 tháng 12 2021 lúc 20:46

Tham khảo
 

1.Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.

2.Ai ơi mồng 9 tháng 4

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.

3.Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia thanh miếu bên này bộc am.

4.Cam xã Đoài, xoài Bình Định.

5. Bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ.

6. Mát bánh rán, trán bánh trưng, lưng tôm càng.

7.Làm ruộng ăn cơm nắm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

8.Vải Quang, húng láng, ngổ Đầm

Cá rô đầm Sẽn, sâm cầm Hồ Tây

9. Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt.

10. Khoai sợ chìm sậu, gừng sợ lộ thiên.

11.Bao giờ lấp ngã ba chanh

Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.

12. Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XƯơng.

13.Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà

Buồm giong 3 ngón vui đà nên vui

14. Thứ nhất là hội Cổ Loa

Thứ nhì hội Gióng, thứ 3 hội Chèm.

15. Nhong nhong ngựa ông đã về

Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn.

Bình luận (1)
Lelouch Lamperouge
Xem chi tiết

I.   GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI

Câu 2:Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

-     Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2, 3, 4.

-     Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

Bình luận (0)

Câu 3:Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

Câu 1:       Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

                        Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

-     Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

-     Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

-     Áp dụng kinh nghiệm này, người ta sử dụng thời gian hợp lí với mỗi mùa chú ý phân bổ thời gian biểu làm việc cho phù hợp.

Bình luận (0)

Câu 2:       Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

-     Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

-     Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

-     Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

Bình luận (0)
❤Firei_Star❤
Xem chi tiết

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.

Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:

   + 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên

   + 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất

Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

"Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

"Nhất thì, nhì thục"

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Luyện tập

Một số câu tục ngữ về hiện tượng mưa nắng, bão lụt:

- Chớp đằng tây mưa dây bão giật

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

Ý nghĩa - Nhận xét

    - Qua bài học này, học sinh nhận ra được giá trị, những kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng trong những câu tục ngữ của dân gian, đồng thời xem tục ngữ như một kênh học tập, tích lũy vốn sống bản thân.

    - Bên cạnh đó, học sinh còn phân tích được lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Bình luận (0)
Harry Potter
6 tháng 1 2019 lúc 20:18

lên vietjack mà tìm

Gõ lên đây tốn thời gian

Bình luận (0)
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
19 tháng 2 2016 lúc 21:57

 

I. THỂ LOẠI

Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Vì thế, tục ngữ được xem là kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú.

Phần lớn các câu tục ngữ có hình thức ngắn, có vần hoặc không vần:

- Tre già măng mọc,

-Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,

- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước,...

Một số khác có hình thức câu dài, nhiều vế: Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ. Có câu còn có hình thức của một câu ca dao, thể lục bát:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Dù dài hay ngắn, có vần hay không vần, nói chung tục ngữ đều là những câu dễ nhớ, dễ thuộc. Đặc điểm này của tục ngữ chủ yếu được tạo nên từ vần điệu. Những câu tục ngữ không có vần tác động đến người đọc, người nghe bởi kết cấu đối lập hoặc những ấn tượng đặc biệt nào đó. Ví dụ trong câu Tre già măng mọc là quy luật kế thừa, câu Lươn ngắn lại chê chạch dài lại dựa trên những yếu tố đối lập,...

Những câu tục ngữ được dẫn trong bài nói chung đều ngắn (chỉ có một câu hai dòng), được chia thành các vế (có câu 4 vế), các vế liên kết với nhau bởi vần điệu (Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Chủ đề chung của những câu tục ngữ này là những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

2. Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.

- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

3. Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

(1)             Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài.

- Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

(2)             Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

(3)             Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

(4)             Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.)

– Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

(5)             Tấc đất tấc vàng

– Đất được coi quý ngang vàng.

– Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

– Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

– Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

(6)             Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

– Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

– Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

(7)             Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

– Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.

– Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

– Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

(8)             Nhất thì, nhì thục.

– Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

– Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

4. Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ:

– Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu:Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

– Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhìthục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

– Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

– Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Hầu hết các câu trong bài đều được chia thành các vế, liên kết với nhau bởi các vần nên khi đọc cần chú ý ngắt nhịp theo từng vế câu. Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.

2. Có thể kể thêm một số câu tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết mưa, nắng, bão, lụt.

-                                   Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

-                            Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét

Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.

-                                        Hoẵng kêu trời nắng

Nai giác, trời mưa.

(Tục ngữ Tày, Nùng)

-                            Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.

Bình luận (0)
Đỗ Thùy Dương
20 tháng 2 2016 lúc 16:08

I. Kiến thức cơ bản

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (thời tiết, tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội..), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý baus mà nhân dân ta đã quan sát, tích lúy được trong lao động, đấu tranh với thiên nhiên

II. Trả lời câu hỏi

1. Đọc văn bản

2. Có thể chia những câu tục ngữ thành 2 nhóm 

a) Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên : câu 1,2,2,4

b) Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất : câu 5,6,7,8

3. Phân tích nội dung từng câu tục ngữ

a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngày. Suy ra thán năm ngày dài, tháng mười đêm dài.

- Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí...

- Câu tục ngũ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ

b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

- Nghĩa là khi trời nhiều sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc có ít sao thì mưa

- Đây là kinh nghiệm để đóan mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên ít thấy sao

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

c) Ráng mỡ gà, có nhà thi giữ

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

d) Tháng bẩy kiến bỏ, chỉ lo lại lụt

- Vào tháng bẩy, nếu thấy kiến di chuyển thì có khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là một loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhỏ về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

e) Tấc đất, tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước. Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất. Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây. Đất quý ngang vàng

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phi đất ( bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả)

g) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng; cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì có thể cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa mầu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thì thả cá, thả rau muống.... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật

- Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên. làm ra nhiều của cải vật chấy

h) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta

- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn mùa vụ có thể bị thất bại hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên nganh nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó thu hoạch được nhiều hơn

- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn làn, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

i) Nhất thì, nhì thục

- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ là hàng đầu, Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết nắng mưa. Nếu sớm quá. muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không ra sản phẩm.

- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

4. Minh họa đặc điểm hình thức của tục ngữ

- Ngắn gọn : Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu : Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. 

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung

-  Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa.

 

Bình luận (0)
Rồng Lửa Ngạo Mạng
25 tháng 8 2017 lúc 13:03
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. THỂ LOẠI Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Vì thế, tục ngữ được xem là kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú. Phần lớn các câu tục ngữ có hình thức ngắn, có vần hoặc không vần: - Tre già măng mọc, -Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, - Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước,... Một số khác có hình thức câu dài, nhiều vế: Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ. Có câu còn có hình thức của một câu ca dao, thể lục bát: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm Dù dài hay ngắn, có vần hay không vần, nói chung tục ngữ đều là những câu dễ nhớ, dễ thuộc. Đặc điểm này của tục ngữ chủ yếu được tạo nên từ vần điệu. Những câu tục ngữ không có vần tác động đến người đọc, người nghe bởi kết cấu đối lập hoặc những ấn tượng đặc biệt nào đó. Ví dụ trong câu Tre già măng mọc là quy luật kế thừa, câu Lươn ngắn lại chê chạch dài lại dựa trên những yếu tố đối lập,... Những câu tục ngữ được dẫn trong bài nói chung đều ngắn (chỉ có một câu hai dòng), được chia thành các vế (có câu 4 vế), các vế liên kết với nhau bởi vần điệu (Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Chủ đề chung của những câu tục ngữ này là những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó. 2. Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm: - Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4. - Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8. 3. Phân tích nội dung từng câu tục ngữ: (1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. - Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. - Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,... - Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. (2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. - Nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa. - Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao. - Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc. (3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. - Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa. - Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt. (4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. - Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra. - Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.) – Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta. (5) Tấc đất tấc vàng – Đất được coi quý ngang vàng. – Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu). – Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn. – Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả). (6) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. – Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật. – Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất. (7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. – Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta. – Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn. – Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn. (8) Nhất thì, nhì thục. – Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm. – Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác. 4. Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ: – Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục. – Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà,nhà thì giữ. – Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3. – Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,... III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Hầu hết các câu trong bài đều được chia thành các vế, liên kết với nhau bởi các vần nên khi đọc cần chú ý ngắt nhịp theo từng vế câu. Giọng đọc rõ ràng, rành mạch. 2. Có thể kể thêm một số câu tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết mưa, nắng, bão, lụt. - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. - Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. - Hoẵng kêu trời nắng Nai giác, trời mưa. (Tục ngữ Tày, Nùng) - Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
Bình luận (0)
Huy Anh Lê
Xem chi tiết
Toán ôn rồi
8 tháng 1 2020 lúc 19:13

Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời không đầy đủ và nên:

Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mìnhChỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Giang
Xem chi tiết
nguyễn kiều anh
22 tháng 1 2018 lúc 12:12

 Vụ mùa cấy cao, vụ chiêm cấy trũng. 
- Nắng tốt dưa,mưa tốt lúa. 
- Trồng trầu đắp nấm cho cao 
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây. 
- Phân tro không bằng no nước. 
- Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt. 
- Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc. 
- Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bần. 
- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa. 
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa. 
- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa.. 
- Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ. 
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. 
- Động bể Xuân né, xúc thóc ra phơi; động bể Đại bằng đổ thóc vào rang. 
- Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt. 
- Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa. 
- Nước chảy đá mòn. 
- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi. 
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 
- Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa. 
- Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.- Bao giờ đom đóm bay ra 
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. 
- Lúa chiêm nép ở đầu bờ 
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. 
- Tua rua thì mặc tua rua 
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền. 
- Trồng trầu đắp nấm cho cao 
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây 
Nửa năm bén rể bén dây 
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền. 
- Ai ơi nhớ lấy lời này 
Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm 
Nhờ trời hoà cốc phong đăng 
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi 
Được mùa dù có tại trời 
Chớ thấy sóng cả mà rời tay co. 
- Cơm ăn một bát sao no 
Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng 
Sâu cấy lúa, cạn gieo bông 
Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai. 
- Dưa gang một, chạp thì trồng 
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo 
Tháng hai đi tậu trâu bò 
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. 
- Gỗ kiền anh để đóng cày 
Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa 
Răng bừa tám cái còn thưa 
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống tơ 
Muốn cho lúa nảy bông to 
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều 
Lập thu mới cấy lúa mùa, 
Khác nào hương khói lên chùa cầu con. 
*** 
Tháng Chạp thì mắc trồng khoai, 
Tháng Giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà. 
Tháng Ba cày bở ruộng ra, 
Tháng Tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi. 
Tháng Năm gặt hái vừa rồi, 
Bước sang tháng Sáu, nước trôi đầy đồng. 
Nhà nhà vợ vợ chồng chồng, 
Đi làm ngoài đồng, sá kể sớm trưa... 
Tháng Sáu, tháng Bảy, khi vừa, 
Vun trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh. 
Tháng Tám lúa giỗ đã đành, 
Tháng Mười cắt hái cho nhanh kịp người. 
Khó khăn làm mấy tháng trời, 
Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông! 
Cắt rồi nộp thuế nhà công, 
Từ rày mới được yên lòng ấm no. 

*** 
Tháng giêng là tháng ăn chơi, 
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà. 
Tháng ba thì đậu đã già, 
Ta đi ta hái về nhà phơi khô. 
Tháng tư đi tậu trâu bò, 
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm. 
Sáng ngày đem thóc ra ngâm, 
Bao giờ mọc mầm, ta sẽ vớt ra. 
Gánh đi ta ném ruộng ta, 
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về. 
Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê. 
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi. 
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi, 
Nước ruộng vơi mười còn độ một, hai. 
Ruộng thấp đóng một gầu giai, 
Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng 
Chờ cho lúa có đòng đòng, 
Bây giờ ta sẽ trả công cho người. 
Bao giờ cho đến tháng mười, 
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta. 

Gặt hái ta đem về nhà, 
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công. 

Bình luận (0)
Mai Anh
22 tháng 1 2018 lúc 12:11

Tôi nay đi cấy càng trông nhiều bề , 
Trông thời trông đất trông mây , 
Trông mưa trông gió trồng ngày trông đêm , 
Trông cho chân cứng đá mềm , 
Trời thanh biển lặng mới yên trong lòng . 
Trâu ơi ta bảo trâu này , 
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta , 
Cái cày vốn nghiệp nông gia , 
Ta đây trâu đó không mà uổng công . 
Mai sau lúa tốt đầy đồng , 
Thì ta cắt cỏ ngoài đồng trâu ăn .

Bình luận (0)
Dương Lam Hàng
22 tháng 1 2018 lúc 12:11

1. Con trâu là đầu cơ nghiệp

2. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

4. Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

5. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

6. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

7. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

8. Gió thổi là đổi trời.

9. Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to

10. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

Bình luận (0)
bông Nguyễn
Xem chi tiết
︵✰Ah
24 tháng 1 2021 lúc 11:55

1.

Con trâu là đầu cơ nghiệp

Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp2.

Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.3.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng bay vừa thì râm.

Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.4.

Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.5.

Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tối 

Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.6.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )7.

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là "ao chuôm đầy nước".8.

Gió thổi là đổi trời.

Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.9.

Giàu đâu những kẻ ngủ trưaSang đâu những kẻ say sưa tối ngày.

Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.10.

Kiến đen tha trứng lên caoThế nào cũng có mưa rào rất to

Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này

Bình luận (0)