Cho tam giác ABC cân tại A .Gọi Am là tia phân giác góc ngoài tại tam giác . Chứng minh AM // BC
Cho tam giác ABC cân tại A .Gọi M là tia phân giác góc ngoài tại A . Chứng minh AM // BC
Giải:
Áp dụng tính chất góc ngoài của một tam giác vào \(\Delta ABC\) ta có:
\(\widehat{B}\) + \(\widehat{C}\)= \(\widehat{CAx}\) (1)
Do \(\Delta ABC\) cân tại A
=> \(\widehat{B}\)=\(\widehat{C}\) (2)
Lại do: AM là tia phân giác của \(\widehat{CAx}\)
=> \(\widehat{xAm}\)=\(\widehat{CAM}\)= \(\frac{1}{2}\)\(\widehat{Cax}\) ( 3)
Kết hợp (1), (2), (3) suy ra: \(\widehat{B}\)=\(\widehat{C}\)=\(\widehat{xAM}\)=\(\widehat{CAM}\)= \(\frac{1}{2}\)\(\widehat{Cax}\)
Ta có: \(\widehat{C}\)=\(\widehat{CAM}\)
Mà hai góc ở vị trí so le trong
=> AM//BC
Học tốt !Đỗ thị như quỳnh
Cho Tam giác ABC cân tại A(AB=AC).Gọi Am là tia phân giác của góc ngoài tại đỉnh A của tam giác.
a/Chứng minh Am//BC
b/Kẻ AH vuông góc với BC.Chứng minh AH là tia phân giác của góc BAC
Chú ý:Góc ngoài tam giác bằng tổng số đo 2 góc trog tam giác không kể với nó
Vậy góc(A1)+góc(A2)=góc(B)+góc(C) .(1)
Do Am là tia phân giác ngoài tại đỉnh A của tam giác ABC nên góc A1=góc (A2).(2)
Lại có tam giác ABC cân tại A do(AB=AC) nên góc (B)=góc(C).(3)
Từ(1);(2) và (3) =>góc(A1)+góc (A1)=góc (C)+góc(C)
Suy ra góc( A1)=góc(C) mà 2 góc này nằm ở vị ttrí so le nhau
Do đó Am//BC . (dpcm)
Tui chỉ biết vẽ hình thôi
Bạn thông cảm nhá
Chúc bạn học tốt~~
Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC.
Chứng minh rằng:
a) ∆AMB = ∆AMC.
b) AM là tia phân giác của góc BAC.
c) AM ⊥ BC.
d) Vẽ At là tia phân giác của góc ngoài ở đỉnh A của Δ ABC. Chứng minh: At//BC.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D.
a) Chứng minh ∆ABD = ∆EBD.
b) Tính số đo góc BED.
c) Chứng minh BD ⊥ AE.
Giúp mình với, mình đag cần gấp :(
Hình tự vẽ nhé !
Giải
a) Xét tam giác AMB và tam giác AMC có
AB = AC ( gt )
MB = MC ( vì M là trung điểm của BC )
AM cạnh chung
Do đó tam giác AMB = tam giác AMC
b) Vì hai tam giác AMB = AMC nên góc BAM = góc CAM
Vì góc BAM = góc CAM nên AM là tia phân giác của góc BAC
c)Vì hai tam giác AMB = AMC nên góc AMB = góc AMC
mà góc AMB + góc AMC = 1800 nên góc AMB = 900
Vì góc AMB =900 nên AM vuông góc với BC
Cho tam giác ABC và M là trung điểm của đoạn thẳng BC.
a) Giả sử AM vuông góc với BC. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại A.
b) Giả sử AM là tia phân giác của góc BAC. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại A.
a)
Xét 2 tam giác vuông AMC và AMB có:
AM chung
BM=CM (gt)
=>\(\Delta AMC = \Delta AMB\) (hai cạnh góc vuông)
=> AC=AB (2 cạnh tương ứng)
=> Tam giác ABC cân tại A
b)
Kẻ MH vuông góc với AB (H thuộc AB)
MG vuông góc với AC (G thuộc AC)
Xét 2 tam giác vuông AHM và AGM có:
AM chung
\(\widehat {HAM} = \widehat {GAM}\) (do AM là tia phân giác của góc BAC)
=>\(\Delta AHM = \Delta AGM\) (cạnh huyền – góc nhọn)
=> HM=GM (2 cạnh tương ứng)
Xét 2 tam giác vuông BHM và CGM có:
BM=CM (giả thiết)
MH=MG(chứng minh trên)
=>\(\Delta BHM = \Delta CGM\)(cạnh huyền – cạnh góc vuông)
=>\(\widehat {HBM} = \widehat {GCM}\)(2 góc tương ứng)
=>Tam giác ABC cân tại A.
Cho tam giác ABC cân tại C. \(AM\perp BC\) tại M, \(BN\perp AC\) tại N. Gọi giao điểm AM và BN là K. Chứng minh rằng tam giác CAM=tam giác CBN và CK là tia phân giác góc ACB.
Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác góc B cắt AC tại D. Kẻ DE vuông góc với BC tại E
1/ Chứng minh tam giác ABD = tam giác EBD
2/ Chứng minh tam giác ABD cân và BD vuông góc với AE
3/ Kẻ AM vuông góc với BC tại M. Gọi H là giao điểm của AM và BD. Chứng minh HE song song với AC
4/ Tia phân giác ACB cắt AE tại I. Tính số đo góc AMI
Cho tam giác ABC có góc A nhọn, phía ngoài tam giác vẽ các tam giác vuông cân tại A là ABD, ACE. Gọi M là trung điểm của BC. Cm AM = 1/2 DE và AM vuông góc DECho tam giác ABC có góc A nhọn, phía ngoài tam giác vẽ các tam giác vuông cân tại A là ABD, ACE. Gọi M là trung điểm của BC. Cm AM = 1/2 DE và AM vuông góc DECho tam giác ABC có góc A nhọn, phía ngoài tam giác vẽ các tam giác vuông cân tại A là ABD, ACE. Gọi M là trung điểm của BC. Cm AM = 1/2 DE và AM vuông góc DE
Cho tam giác ABC cân tại C(C<90 độ ) . Kẻ AM vuông góc với BC tại M, BN vuông góc với AC tại N. Gọi giao điểm của AM và BN là K.
1) Chứng minh rằng tam giác CAM= tam giác CBN và CK là tia phân giác góc ACB.
2) Chứng minh MN//AB
3) Kéo dài CK cắt AB tại D. Biết AB = 10 cm , AC = 12 cm . Tính CD.
4) Chứng minh ND= 1/2 AB.
1: Xét ΔCMA vuông tại M và ΔCNB vuông tại N có
CA=CB
\(\widehat{ACM}\) chung
Do đó: ΔCMA=ΔCNB
2: Xét ΔCAB có CN/CA=CM/CB
nên NM//BA
Bài 17: Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm BC.
a, Chứng minh \(\Delta\) ABM =\(\Delta\) ACM
b, Chứng minh AM là phân giác góc BAC và AM vuông góc BC.
c, Lấy E bất kì trên đoạn AM. Chứng minh tam giác EBC cân.
Lời giải:
a.
Do tam giác $ABC$ cân tại $A$ nên $AB=AC$
Xét tam giác $ABM$ và $ACM$ có:
$AB=AC$
$AM$ chung
$BM=CM$ (do $M$ là trung điểm $BC$)
$\Rightarrow \triangle ABM=\triangle ACM$ (c.c.c)
b.
Từ tam giác bằng nhau phần a suy ra $\widehat{BAM}=\widehat{CAM}$. Mà $AM$ nằm giữa $AB, AC$ nên $AM$ là tia phân giác $\widehat{BAC}$
Cũng từ tam giác bằng nhau phần a suy ra:
$\widehat{AMB}=\widehat{AMC}$
Mà $\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=\widehat{BMC}=180^0$
$\Rightarrow \widehat{AMB}=180^0:2=90^0$
$\Rightarrow AM\perp BC$
c.
$AM\perp BC, M$ là trung điểm $BC$ nên $AM$ là đường trung trực của $BC$
$\Rightarrow$ mọi điểm $E\in AM$ đều cách đều 2 đầu mút B,C (theo tính chất đường trung trực)
$\Rightarrow EB=EC$
$\Rightarrow \triangle EBC$ cân tại $E$.
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Tia phân giác của góc B cắt AC tại D, DN vuông góc với BC tại N.
a). Chứng minh tam giác DBA = tam giác DBN. So sánh DA và DC
b). Gọi M là giao điểm của hai đường thẳng ND và BA. Chứng minh AM = NC c). Chứng minh tam giác BMC cân
d). Gọi I là trung điểm của MC. Chứng minh ba điểm B, D, I thẳng hàng