Những câu hỏi liên quan
Vy Vy Nguyễn
Xem chi tiết

Câu 2  Đói cho sạch là lúc thiếu thốn, không được làm điều gì trái lương tâm không buông xuôi theo kiểu "Đói ăn vụn, túng làm liều" 
Rách cho thơm. làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói? nên chỉ là tiếng thơm khi nhà nghèo, không làm điều bậy bạ... 
Diển hình các gương nghèo hiếu học, nhặt của rơi trả người đánh mất, không bị đồng tiền cám 

Câu 3 Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc. Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Vy Vy Nguyễn
12 tháng 1 2018 lúc 18:12

Đỗ Hữu Lộc đúng không vậy ?

Mk làm theo nghĩa hiểu của mk thôi

Nguyễn Hải Yến
Xem chi tiết
ʚLittle Wolfɞ‏
17 tháng 1 2022 lúc 18:09

tham khảo

câu 1 

Từ xa xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoại. Cũng bởi vậy mới có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” là thể hiện vẻ đẹp hình thức của con người. Khi muốn đánh giá một ai đó, có lẽ điều đầu tiên mà con người chú ý chính là “hàm răng và mái tóc”. Còn “góc con người” mang ý nghĩa là một phần tính cách, phẩm chất. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của vẻ đẹp ngoại hình đối với con người. Đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết chăm sóc đến hình thức.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chuẩn mực về cái đẹp cũng dần thay đổi. Nếu như trong xã hội xưa, ông cha ta cho rằng một mái tóc dài, một hàm răng đen nhánh chính là cái đẹp. Thì ngày nay, hàng trăm kiểu tóc khác nhau ra đời để đáp ứng yêu cầu phù hợp với nét tính cách của mỗi người. Con người cũng không còn cho rằng nhuộm răng đen mới là đẹp nữa. Nhưng có một điều không thay đổi, đó chính là việc chăm sóc và giữ gìn mái tóc phần nào thể hiện được nét tính cách của người đó.

Tôi nhớ tới, ông cha ta thường có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” đề cao vai trò của tính cách hơn ngoại hình. Nhưng đó không phải là tất cả, đôi khi ngoại hình cũng thể hiện được nét tính cách của con người. Một người biết giữ gìn mái tóc gọn gàng, hàm răng đẹp đẽ thể hiện được sự chỉn chu trong cuộc sống. Ngược lại, một người sống luộm thuộm, bất cẩn sẽ không quan tâm, chăm chút đến những điều ấy. Tuy không quyết định tất cả, nhưng ngoại hình cũng phần nào gây được thiên cảm cho những người xung quanh, đem đến cho mỗi người nhiều cơ hội và giúp ích cho chúng ta trên con đường hướng đến thành công. Chính vì vậy, mỗi người hãy biết giữ gìn, chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài.

câu 2 Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho.
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
14 tháng 4 2022 lúc 20:43

Tham Khảo
Cái răngcái tóc” đều  những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính  nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.

Huỳnh Kim Ngân
14 tháng 4 2022 lúc 20:45

bạn tham khảo nha

Khi nhắc đến yếu tố ngoại hình của con người, cha ông ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” - một lời khuyên đầy quý giá.

“Cái răng, cái tóc” chỉ là những bộ phận nhỏ trên cơ thể, gương mặt của con người nhưng chúng lại là điểm nhấn quan trọng để tạo nên vẻ đẹp và tính cách của mỗi người. “Góc con người” là một phần làm nên con người. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh tới việc, con người phải biết chú ý đến vẻ bên ngoài của mình, biết quan tâm, chăm sóc bản thân mình từ những thứ nhỏ bé như vậy. Đó cũng là yếu tố để khẳng định tính cách của mình.

Nếu chúng ta nhìn vào một con người, muốn đánh giá họ có sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí đẹp đẽ hay không chỉ cần nhìn vào răng, vào tóc. Với những người chu đáo, quan tâm đến bản thân mình, họ sẽ chú trọng khi xuất hiện trước người khác. Còn những người xuề xòa, luộm thuộm, họ chẳng cần điều ấy. Bởi vậy, cái “góc con người” ở đây là tính cách, phẩm chất mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Cuộc sống hiện đại ngày nay rất dễ dàng giúp con người cải thiện hơn về vẻ bên ngoài. Không thể phủ nhận những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp về răng và tóc ngày càng phát triển. Cho nên “góc con người” không khó để trở nên đẹp. Nhưng cái đẹp sẽ chẳng bao giờ trường tồn, cũng chẳng mãi mãi y nguyên như vậy, nếu chúng ta không biết chăm sóc chúng.

Câu tục ngữ vẫn là lời nhắc nhở về cách ăn ở, về những chú ý nho nhỏ làm nên tích cách tốt đẹp ở con người.

Uchiha Mardara
Xem chi tiết
Đặng Xuân Vượng
18 tháng 1 2021 lúc 22:54

thi gì cơ??????????

Khách vãng lai đã xóa
Uchiha Mardara
18 tháng 1 2021 lúc 23:01
hỏi cái gì thì quan tâm nó hộ cái
Khách vãng lai đã xóa
Đặng Xuân Vượng
19 tháng 1 2021 lúc 15:02

hôm nay thi rồi trả lời gì nữa

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
lạc lạc
14 tháng 3 2022 lúc 7:11

refer

 

-Giải thích:

“Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người. Thể hiện vẻ đẹp ngoại hình của con người.“Góc con người”: là tính cách, phẩm chất làm nên con người.

-Ý nghĩa: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm chút ngoại hình bên ngoài thể hiện đến tính cách bên trong.

-Lời khuyên: Con người phải biết chăm sóc đến vẻ bên ngoài hơn.

Nguyễn Hải Yến Nhi
14 tháng 3 2022 lúc 7:13

Cái răng cái tóc là góc con người” là câu tục ngữ xưa nói về vẻ đẹp. Người xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc đến mức chỉ nhìn vào đấy là có thể đánh giá được nhan sắc, thậm chí cả tính cách nữa. Cái răng có dụng cụ chăm sóc không cầu kì lắm.

Giang シ)
14 tháng 3 2022 lúc 7:15

thma khảo :

Cái răngcái tóc” đều  những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính  nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.

Hello
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 11 2021 lúc 15:57

Tác dụng: Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

Cậu Cả 22222 ;))
7 tháng 11 2021 lúc 16:29

Tác dụng: Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

anjsixez
Xem chi tiết
Doraemon
19 tháng 1 2019 lúc 8:48

Đưa vào nội dung, ta có thể chia những câu tục ngữ trên thành ba nhóm nhỏ. Câu 1, 2, 3 nói về phẩm chất con người. Câu 4, 5, 6 nói về học tập, tu dưỡng. Câu 7, 8, 9 nói về quan hệ ứng xử. Tuy vậy ba nhóm trên đều là kinh nghiệm và những bài học của dân gian về con người và xã hội. về hình thức, chứng đều ngắn gòn, có vần, có nhịp và thường dùng lối so sánh, ẩn dụ.

Câu 1: Là lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người:

Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Phạm Thu Uyên
19 tháng 12 2016 lúc 21:09

Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc.Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất.

Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Lão bảo lão xin bả chó để bẫy ***** đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

 

Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

Thảo Phương
20 tháng 12 2016 lúc 11:35

Nguyên nhân:

- Tình cảnh nghèo khổ đói rách,túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự

giải thoát. - Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà,đồng tiền, mảnh vườn,đó là những vốn liếng cuối

cùng lão để lại cho con.

=> Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự

trọng đáng kính của lão

+ Ý nghĩa:

Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc: - Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu

lòng tự trọng. - Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng.

+ Nhân cách

Lão Hạc là người cha hết lòng vì con,là người tình nghĩa và biết tôn trọng hàng xóm

-> Nhân cách cao thượng của Lão Hạc.

Ngọc Nguyễn Minh
20 tháng 12 2016 lúc 19:25

Nguyên nhân:

- Tình cảnh nghèo khổ đói rách,túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự

giải thoát. - Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà,đồng tiền, mảnh vườn,đó là những vốn liếng cuối

cùng lão để lại cho con.

=> Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự

trọng đáng kính của lão

+ Ý nghĩa:

Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc: - Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu

lòng tự trọng. - Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng.

+ Nhân cách

Lão Hạc là người cha hết lòng vì con,là người tình nghĩa và biết tôn trọng hàng xóm

-> Nhân cách cao thượng của Lão Hạc.

료림 서분
Xem chi tiết