Những câu hỏi liên quan
buiminhchau
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 11 2021 lúc 10:11

Em tham khảo:

Gia đình tôi có tất cả bốn người. Gồm bố tôi, mẹ tôi, tôi và em tôi. Gia đình tôi là một gia đình rất hòa thuận, kinh tế ở mức khá trong xóm và được được mọi người hết sức khen ngợi. Để không còn chân lắm tay bùn, bố mẹ tôi đã cố gắng học tập rất nhiều và thi đỗ vào các trường đại học lớn. Chính vì vậy, bây giờ bố tôi đã là một bác sĩ, năm nay ba sáu tuổi, khá đẹp trai, dáng người ông cao, gầy, khuân mặt chũ điền cao sang, tính tình vui tươi, hòa nhã. Còn Mẹ tôi năm nay ba mươi tuổi, đang là giáo viên tại trường cấp 2 ở xã, mẹ có ngoại hình và tinh cách trái ngược với bố tôi, bà thấp, béo, hơi khó tính, nghiêm khăc. Mọi người trong xóm nói những điểm trái ngước đó đã làm gia đình trở thành gia đình văn hóa. Em trai tôi học lớp 2, khuân mặt ngây thơ, trong sáng rất tinh nghịch. Tôi có ngoại hình khá giống với bố tôi, dáng người mảnh khảnh, cũng khá điển trai. Tôi luôn vui vẻ hòa đồng với mọi ngưỡi xung quanh nên thường được mọi người yêu mến.

​Từ đồng nghĩa: mảnh khảnh, cao, gầy
Từ trái nghĩa: gầy>< béo, thấp ><cao
Từ láy: mảnh khảnh
Thành ngữ: chân lấm tay bùn

Bình luận (0)
Huỳnh Gia Huy
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
4 tháng 3 2020 lúc 21:56

Trong mỗi người đều có một niềm đam mê cho riêng mình và với tôi đó là đọc sách. Đọc sách mang lại những tri thức cho con người. Sách còn giúp tôi thư giãn sau những giờ học hành mệt mỏi. Tôi có rất nhiều loại sách như: sách văn học, sách tìm hiểu tri thức khoa học, sách địa lí – lịch sử… Hễ khi nào có dịp đi nhà sách thì tôi luôn chọn cho mình những cuốn sách bổ ích với bản thân. Tôi luôn trân trọng  giữ gìn cẩn thận những cuốn sách đó. 

Đại từ

Quan hệ từ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kiên Vũ
Xem chi tiết
Khánhh Như
24 tháng 3 2021 lúc 21:43

Mình cùng câu hỏi mai mình thi rồi giúp với ạ:(

Bình luận (0)
Huỳnh Gia Huy
Xem chi tiết
Hân Di
Xem chi tiết
Hân Di
23 tháng 12 2016 lúc 20:31

.

Bình luận (0)
Hân Di
23 tháng 12 2016 lúc 21:03

...

 

Bình luận (0)
Thiều Anh Khoa
Xem chi tiết
trần châu
16 tháng 11 2016 lúc 21:27

Mỗi khi một em bé được sinh ra, đó chính là một chiếc hộp không có chìa khóa. Bên trong nó là một trái tim nhưng chỉ là những mảnh vỡ, không định hình được. Ba mẹ chính là người mở chiếc hộp ấy ra nhưng ai sẽ ghép trái tim ấy lại? Không ai khác, đó chính là thầy cô. Thầy cô- họ là những người cha, mẹ thứ hai của chúng ta và thầy cô chính là những người lái đò âm thầm dẫn dắt, chở che cho thế hệ học trò trong dòng sông học vấn và giúp đỡ học trò sang bờ bên kia-sự thành đạt. Ngày 20-11 chính là ngày mà thế hệ học trò của cả nước chúng ta phải nhớ ơn công lao thầy, cô.

Ngày 20-11 đã sắp đến rồi. Ngồi nghĩ ngợi quà tặng các cô, thầy, em lại thầm nhớ về những buổi học vui buồn giữa cô và trò. Cô luôn là một người phụ nữ dịu hiền, luôn dìu dắt học sinh từng bước từng bước. Thầy rất nghiêm khắc, nhưng tấm lòng thầy vẫn đầy ắp lòng yêu thương, sự tận tụy đối với học sinh. Ngay từ khi còn nhỏ, khi chuẩn bị đi học, em lại cảm thấy sợ như sự tự do của tuổi thơ đã khép lại. Thay vào đó, chính là cánh cổng học đường. Bước qua cánh cổng ấy, lúc đầu em đã nghĩ rằng thế giới xung quanh trong cánh cổng ấy sẽ mù mờ nhưng thật sử, em sai rồi. Bước qua cánh cổng là một thế giới tuyệt diệu. Không có những nàng tiên thật xinh đẹp hay những ông bụt có nhiều phép nhiệm màu, nhưng thay vào đó, em đã được gặp các thầy cô, người đã dạy dỗ em. Thầy cô đã đưa em vào vườn văn thơ, gặp những anh bạn chữ cái. Thầy cô đã đưa em vào mê cung toán học, nơi có đầy ắp những con số và hình tròn, tam giác. Chẳng nhnữg thế, thầy cô lại đưa chúng em đến vườn lịch sử, địa lí và giảng dạy cho chúng em rất nhiều điều. Thầy cô đã giúp chúng em mở rộng kiến thức của mình, sẵn sàng bước vào đời. Những lúc chúng em không hiểu bài, thầy cô lại ân cần giảng giài cho chúng em hiểu. Khi chúng em đạt điểm cao, thầy cô rất vui mừng. Khi chúng em đạt điểm kém, thầy cô lại rất lo lắng. Em vẫn nhớ bóng hình thầy cô hằng đêm bên ánh đèn điện, soạn giáo án và chấm bài. Khi bắt gặp bài điểm kém, thầy cô lại buồn và rơi nước mắt. Em vẫn còn nhớ hình dáng gầy gầy của cô khi giúp các bạn học yếu học tập. Hỏi rằng thế gian này, có ai kiên nhẫn như thầy cô? Hỏi rằng thế gian này có ai yêu thương học sinh như thầy cô? Thầy cô lẳng lặng đưa học sinh sang bến đò thành đạt mà không yêu cầu gì cả. Ôi, tấm lòng thầy cô bao la biết bao!

Ngày 20-11! Đó chính là ngày trọng đại, ngày mà chúng ta cần phải biết cúi đầu, cảm ơn thầy cô về những điều mà thầy cô đã dạy mình. Nhờ thầy cô, em mới đạt được những thành quả như ngày hôm nay.

Bình luận (0)
trần châu
16 tháng 11 2016 lúc 21:28
Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.

Từ xưa, ca dao đã có câu:
Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim". 
Bình luận (0)
Ngọc Ngân
Xem chi tiết
Quang Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 15:54

Em tham khảo nhé !

Sáng hôm nay, đi trên con đường quen thuộc tới trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng. Cánh đồng lúa rộng bao la. Cánh đồng lúa chín ngả màu vàng óng. Sáng sớm, ở trên cánh đồng, không gian mát mẻ, yên tĩnh. Mùi của hương cỏ hoa, đồng nội, mùi hương lúa ngào ngạt tỏa ra khắp đồng. Một vài giọt sương còn trên kẽ lá rồi tăng dần theo hơi ấm của Mặt Trời. Nắng đã lên cao nhảy nhót, cánh đồng giờ ánh lên màu xanh phá màu vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tăng vẻ đẹp của đồng. Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Em rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân em cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày em càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và em biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim em.

Bình luận (0)
Aaron Lycan
9 tháng 5 2021 lúc 15:55

TK:

      Em sinh ra ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, vậy nên gắn bó với em từ ngày còn thơ bé là cánh đồng lúa ngát hương thơm. Và em yêu thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa mỗi mùa thu hoạch. Vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa vàng ruộm một màu vàng tuyệt đẹp. Những bông lúa chín uốn cong như những chiếc cần câu. Từng hạt từng hạt lúa trên bông mẩy đều, chắc chắn, xếp xen kẽ nhau đều tăm tắp. Ánh mặt trời vàng rực xuyên qua những đám mây, đem đến những tia nắng trong lành. Từng đám mây trắng tinh đang lững lờ trôi trông như những miếng bông thật lớn. Trên những lá lúa, những giọt sương mai đang giật mình thức giấc, lăn vội khỏi chiếc lá xanh rồi hòa mình vào lòng đất. Ngay từ sớm, mọi người trong làng đã kéo nhau ra cánh đồng để cùng nhau gặt hái, thu hoạch lúa. Khung cảnh thật là tấp nập, vui tươi và phấn khởi. Những người nông dân với đôi tay nhanh thoăn thoắt cắt từng gốc lúa rồi xếp thành từng bó lớn. Trẻ con tụ lại thành từng đám lớn, thi nhau chạy qua những ruộng đã gặt xong, vui đùa vui vẻ. Có vài đứa lại tỉ mẩn nhặt lại những bông lúa còn sót trên thửa ruộng vừa gặt xong. Xa xa là chiếc máy gặt màu đỏ tươi như một chú trâu cần cù đang thu nhặt từng bông lúa chín. Cánh đồng lúa tỏa ra mùi thơm thật nồng nàn, ngọt ngào và hấp dẫn. Đó đây, những chú châu chấu, cào cào đang cố nhảy lên thật cao, chắc hẳn chúng đang muốn thi xem ai nhảy được cao hơn đó mà. Những chú chim sẻ ùa nhau sà xuống, nhặt từng hạt thóc, cất lên tiếng hót líu lo như bày tỏ lời cảm ơn tới những người nông dân đã cho chúng những bữa ăn no nê.

      Cuối ngày, từng chiếc xe chờ đầy thóc, những bó lúa chín thi nhau đi về phía cổng làng, kết thúc một ngày dài vất vả. Nhìn khuôn mặt của mọi người, ai nấy đều mừng rỡ, tươi vui, bởi vụ mùa năm nay được bội thu. Không khí mùa gặt thật nhộn nhịp, chắc hẳn sau này, dù có đi đâu, em vẫn sẽ nhớ mãi hình ảnh cánh đồng lúa chín này.

Bình luận (1)
minh nguyet
9 tháng 5 2021 lúc 15:55

Tham khảo nha em:

Mấy ngày hôm nay, (trạng ngữ chỉ thời gian lúa ngoài đồng chín vàng ươm, báo nhắc về ngày mùa bội thu và bận rộn. Cả cánh đồng lúc này trông như một tấm thảm màu vàng khổng lồ, mà nàng tiên nào đó làm rớt xuống trần gian. Thỉnh thoảng, lại thấy một vài chú chim nhỏ, nhảy nhót giữa những thửa ruộng, ngắm nghía những hạt lúa chín. Có lúc, chú ta dừng lại, nghiêng nghiêng cái đầu đăm chiêu quan sát, rồi lại gật gù, tỏ vẻ rất tâm đắc, hài lòng với sự bội thu của năm nay. Lác đác đằng xa, là những chiếc máy gặt, máy xát được mang về làng để chuẩn bị cho ngày thu hoạch. Sự vội vàng, rộn rã chảy thầm trong mỗi gia đình khi mùa gặt đã đến bên ngưỡng cửa.

 
Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Khánh Tâm
Xem chi tiết

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

       Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

          Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

     Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.

Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...

Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.

Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.

Bình luận (0)
Ahwi
1 tháng 4 2018 lúc 21:13

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bản thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Bình luận (0)
Ánh Dương
Xem chi tiết
ღn̸g̸ọc̸ n̸èღ
3 tháng 1 2021 lúc 19:08

mai cậu thi rồi à 

Bình luận (4)
Hquynh
3 tháng 1 2021 lúc 19:30

Giờ ra chơi đến rồi, sân trường bỗng chốc chật người, như cái chợ vỡ. Mấy bạn nữ ngồi nói nói chuyện, trao đổi bài dưới gốc bàng. Bác bàng đung đưa theo chiều gió, tạo bóng râm cho các bn nữ. Mấy b  nam đá cầu, chơi bóng đá trông có vẻ sôi nổi. Trong đó giỏi nhất là Nam. Bn ấy là một chân sút tuyệt vời. Rồi bỗng tiêng trống vang lên, sân trường đã bắt đầu yên tĩnh hơn và lại tiếp tục bài học.

So sánh: Như cái chợ

Nhân hóa: Bác bàng

Hoán dụ: Bn ấy là một chân sút tuyệt vời

Like nhe bn

Bình luận (5)
Hquynh
3 tháng 1 2021 lúc 19:30

Giờ ra chơi đến rồi, sân trường bỗng chốc chật người, như cái chợ vỡ. Mấy bạn nữ ngồi nói nói chuyện, trao đổi bài dưới gốc bàng. Bác bàng đung đưa theo chiều gió, tạo bóng râm cho các bn nữ. Mấy b  nam đá cầu, chơi bóng đá trông có vẻ sôi nổi. Trong đó giỏi nhất là Nam. Bn ấy là một chân sút tuyệt vời. Rồi bỗng tiêng trống vang lên, sân trường đã bắt đầu yên tĩnh hơn và lại tiếp tục bài học.

So sánh: Như cái chợ

Nhân hóa: Bác bàng

Hoán dụ: Bn ấy là một chân sút tuyệt vời

Like nhe bn

Bình luận (2)