Hãy kể lại một ki niệm đáng nhớ trong những tháng năm ở mái trường tiểu học.
Kể lại kỉ niệm đáng nhớ với người bạn thời Tiểu học.(câu chuyện về em mượn bút thiêng liêng của bạn rồi làm mất)
Trong cuộc sống, không ai không thể tránh khỏi một lần mắc lỗi. Em cùng vậy. Lần ấy xảy ra đã gần một năm rồi nhưng đến giờ em thấy vẫn ân hận.
Em và Đức là đôi bạn thân từ hồi học mẫu giáo nhưng lên lớp năm, bạn ấy học giỏi vượt hẳn em và các bạn nên được cô giáo chọn làm lớp trưởng. Điều ấy làm em ghen tị và nảy sinh lòng thù ghét. Ngoài ra, em còn thấy, từ khi làm lớp trưởng, Đức rất "tinh vi", hay để ý, xét nét đến mọi người
Năm ấy, em được vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Đức cũng vậy nhưng cậu ta còn đỗ với điểm số cao nhất. Một lần, sau khi học xong buổi bổi dưỡng học sinh giỏi do nhà trường tổ chức, Hà, bạn thân của em từ trên lớp chạy xuống, đưa cho em một tờ giấy phô-tô cùng một cái bút bi. Em hỏi:
-Cái gì đấy?
Hà trả lời:
– Cậu biết rồi còn gì. Đây là giấy bút để bọn mình kể tội Đức.
Em đồng ý với Hà. Chúng em say sưa kể tội Đức. Đến chiều, tờ giấy đã kín đặc những chữ. Nhưng rồi, do Hà sơ suất nên tờ giấy lọt vào tay Đức. Đức mở ra xem. Tuy trong đó ghi rất nhiều điều quá đáng về bạn nhưng Đức không nói gì.
Mọi chuyện tưởng như thế là xong. Nhưng không hiểu sao, buổi chiều đi học về, em thấy tờ giấy đó đang nằm trong tay mẹ. Nghiêm khắc, mẹ hỏi:
-Đây là cái gì?
Em im lặng, cúi mặt nhìn xuống đất. Mẹ hỏi đến lần thứ ba, em mới ấp úng:
– Dạ, đây là… là… là tờ giấy… con với… với Hà viết viết… về… về bạn Đức ạ.
Tôi nhìn thấy vẻ thất vọng trên mặt mẹ:
– Hoá ra trên lớp con toàn làm những trò nhảm nhí này.
Em đứng yên. Mẹ nói với em rất nhiều, mẹ nói về sự khiêm nhường, về tình bạn, về sự thẳng thắn, .. Cuối cùng, mẹ nói:
– Sự ghen tị của con đã phá đi những tình cảm chân thành, trong sáng giữa hai đứa, Bây giờ con hãy nhờ bố đưa sang nhà bạn Đức xin lỗi bố mẹ và cả bạn nữa, nghe chưa?
Nghe mẹ nói, em thấy tự ái. nhưng rồi, bố cũng đến bên em. Bố phân tích thêm sai lầm của em và động viên em dũng cảm nhận lỗi. Sau cùng, sự hối hận đã thắng sự xấu hổ và lòng tự ái. Em cùng bố sang nhà bạn Đức .
Sáng hôm sau, em đang chuẩn bị đến trường thì nghe tiếng Đức từ ngoài ngõ.
Bạn sang rủ em cùng đi học.
Đây là bài học cho em về thói ghen tị, nói xấu người khác sau lưng.
Bạn đã học tập như thế nào trong những năm ở Tiểu học? Hãy hồi tưởng và chia sẻ với mọi người một kỉ niệm (vui/ buồn) về việc học tập của bạn trong quãng thời gian đó.
- Trong những năm học Tiểu học, em đã làm cán bộ lớp. Điều đó yêu cầu em vừa phải cố gắng học tốt và sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động trường, lớp. Điểm số của em luôn đạt loại giỏi và cũng được thầy cô, bạn bè yêu quý.
- Hồi học lớp 2, có giai đoạn em viết chữ rất xấu và ẩu. Bố em dạy dỗ không được, có lần vì tức quá, bố em đã bắt chép phạt bài văn đến khi nào viết sạch đẹp mới được đi ngủ. Hôm đó em đã phải thức rất khuya, tay mỏi nhừ vì chép phạt. Nhưng nhờ đó mà em đã hình thành ý thức viết chữ sạch đẹp đến ngày hôm nay. Em rất biết ơn bố vì đã nghiêm khắc dạy bảo em từ những điều nhỏ nhất.
Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Giúp em nhanh nha ad mai em nộp bài rùi
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT.Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các lớp 10 cũng như anh chị lớp 11 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ …
Hàng năm cứ đến ngày khai trường, lòng tôi lại nao nao đến khó tả. Cái cảm giác bâng khuâng đến xao xuyến - và ngày này đã trở thành kỷ niệm khó phai trong ký ức của tuổi thơ tôi...
Vài hôm trước ngày khai giảng, ba mẹ tôi hối hả mua cho anh em chúng tôi từng cái áo, cái quần, đôi dép... đến cái nón, cây viết và cẩn thận bao bìa, dán nhãn cho anh em tôi từng quyển tập, quyển sách. Cả đêm, ba mẹ vẫn không ngủ để chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho chúng tôi ngày mai đến trường. Hẳn là để chúng tôi có được niềm vui ngày tựu trường, gánh nặng trên vai của ba mẹ đã phải nhiều hơn, nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy trong mắt của ba mẹ.
Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới...
Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.
Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới này có khuôn viên lớn hơn, cây cỏ và hoa kiểng nhiều hơn so với trường cũ của tôi. Nhiều phòng học dài cứ nối tiếp nhau... Tôi ngơ ngác kiếm tìm lớp học của mình, bước đi tới lui liên tục làm trán ướt đẫm cả mồ hôi.
Tôi cố đảo mắt xung quanh để tìm một đứa bạn cũ nhưng cũng đành thất vọng. Tất cả đều là bạn mới, lạ lẫm. Ai cũng trang phục chỉnh tề, tươm tất từ đầu tóc, mặt mũi đến giày dép. Mọi thứ đều sạch sẽ, mới tinh. Dường như các bạn đều muốn khám phá tất cả những cái còn bỡ ngỡ xung quanh mình, với tâm trạng hớn hở và rạo rực.
Thỉnh thoảng, tôi nhìn thấy có vài anh chị năm trước đang tụm năm, tụm bảy trò chuyện ríu rít. Các anh chị trông có vẻ tự tin hơn so với chúng tôi. Họ bắt chuyện và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi biết chỗ của căn tin, thư viện, nhà sách, giới thiệu cho chúng tôi biết sơ nét về từng giáo viên sẽ dạy mình... Chúng tôi cứ ngơ ngác lắng nghe hướng dẫn của các anh chị.
Tiếng kẻng vang lên, báo hiệu giờ vô lớp, khác với tiếng trống quen thuộc của trường cấp hai ngày nào. Chúng tôi nhanh chóng xếp hàng và chờ giáo viên chủ nhiệm xuống lớp. Tâm trạng bạn nào cũng náo nức và hồi hộp. Bỗng tôi nghe có tiếng hỏi thăm quen thuộc và thân thương: "Bạn tên gì? Nhà ở đâu? Năm rồi học trường nào vậy...?"
Nhiều năm trôi qua nhưng những cảm xúc về ngày khai giảng đối với tôi khó có thể diễn tả hết, nó đã in sâu vào con tim của tôi từ bao giờ. Và mỗi năm cứ đến ngày này là lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc da diết đến không nguôi...!.
Học tốt !Nabi Rain
Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình
Thank iu các bạn
Trong kí ức tuổi học sinh của mình, kỉ niệm sâu đậm nhất đối với tôi có lẽ đó chính là ngày khai trường đầu tiên của mình. Ngày khai trường ấy dù cách đây nhiều năm rồi nhưng mỗi khi nhớ lại tôi vẫn nhớ rõ từng sự kiện, từng cảm xúc của tôi. Có lẽ bởi đó chính là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới mẻ ngoài gia đình và người thân của mình, nên không tránh khỏi những cảm xúc lo lắng, bồi hồi. Lạ lẫm với tất cả mọi thứ, lo lắng với những thứ mới lạ xung quanh mình, đó là những cmar giác mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Trước khi bước chân vào lớp Một, tôi vẫn là một đứa bé vô cùng ngây thơ, hồn nhiên sống trong sự bao bọc, che chở yêu thương của bố mẹ và cả gia đình. Ngoài mái nhà của mình và những nơi công cộng của địa phương mình thì tôi chưa từng đến một không gian, một môi trường nào khác, vì vậy mà không gian trường học đối với tôi lúc đó mà nói nó vô cùng mới mẻ. Để cho tôi bớt lạ lẫm thì bố mẹ tôi thường xuyên nói chuyện với tôi về trường học, mẹ tôi nói đó cũng giống như ngôi nhà thứ hai của tôi vậy, vì ở đó sẽ có thầy cô yêu thương, dạy dỗ tôi tựa như bố mẹ, hơn nữa tôi còn có những người bạn mới, khi đi học tôi sẽ thích thú và có nhiều niềm vui.
Được bố mẹ động viên hàng ngày thì tôi cũng dần quen với tên gọi “trường học”, hơn nữa, khi nhìn anh trai và các anh chị trong xóm ngày nào cũng đến trường cũng khiến tôi vô cùng tò mò. Bởi mỗi khi đi học về anh trai của tôi sẽ kể đủ thứ chuyện, nào là hôm nay anh được điểm mười môn toán, anh được cô giáo khen vì lao động tốt, hay hôm nay anh chơi những trò chơi mới thú vị ra sao. Câu chuyện của anh vô cùng hấp dẫn nên lúc nào tôi cũng chú ý lắng nghe, tôi càng tò mò hơn về trường học, nơi mà ngày nào anh tôi cũng rất vui vẻ khi trở về.
Khi biết mình sắp phải đi học, tôi không hề sợ hãi mà ngược lại tôi lại có chút mong chờ, vì không biết ở đó như thế nào, sẽ vui vẻ ra sao. Trước ngày khai trường, mẹ tôi đã đi chợ và mua về cho tôi rất nhiều sách vở mới, cặp xách mới làm tôi rất vui, và dù còn chưa biết chữ nhưng tôi cũng mang sách ra bàn học, nâng niu mở từng trang sách, động tác rất nhẹ nhàng vì tôi rất sợ chẳng may mình nhỡ tay thì quyển sách xinh đẹp này sẽ rách. Trong cuốn sách ngoài những thứ tôi chưa thể hiểu thì còn có rất nhiều những hình vẽ đầy đủ màu sắc, những bức tranh đều rất đẹp.
Ngoài sách vở mới thì mẹ còn mua cho tôi một chiếc cặp sách màu hồng, trên đó có in hình của búp bê baby tóc vàng, đây chính là chiếc cặp đeo, chúng dùng để đựng sách vở để cho tôi đến lớp. Và một món quà đặc biệt của mẹ dành cho tôi nhân dịp tôi vào lớp Một, đó chính là một bộ váy rất đẹp, chiếc váy có hai phần, phần áo tay bồng và phần chân váy xếp li vô cùng điệu đà, tôi vui lắm vì ngày khai trường sắp tới này tôi không chỉ có cặp xách mới, sách vở mới mà còn được trưng diện một bộ quần áo đẹp. Tôi càng mong chờ hơn đến ngày khai trường, mong nó nhanh nhanh đến.
Cuối cùng, ngày khai trường cũng đến, đó là ngày mùng hai tháng chín, mẹ tôi đã dậy thật sớm để giúp tôi chuẩn bị đồ ăn sáng và quần áo, đồ dùng. Hôm ấy vì háo hức nên tôi cũng dậy từ rất sớm mà không cần mẹ phải gọi như những ngày bình thường, mọi hoạt động của tôi cũng nhanh nhẹn khác lạ, từ đánh răng rửa mặt đến ăn sáng mà không lề mề, ủ rũ như những buổi sáng khác. Trong lúc ăn sáng cả ông bà và bố mẹ ai cũng đều nói em sắp là học sinh lớp một rồi, đến lớp phải ngoan nhé, làm tôi vui vô cùng vì nghĩ mình đã lớn hơn rồi, từ nay mình sẽ hàng ngày đến trường như anh trai của mình.
Hôm nay, vì mẹ bận việc nên bố đã giữ nhiệm vụ đưa tôi đến trường. Ngồi trên chiếc xe đạp của bố tôi rất hồi hộp vì sắp tới đây tôi đã được đến trường học, và ở đó tôi sẽ khám phá được tất cả những niềm vui, những điều kì diệu mà anh trai của tôi thường nói. Trên đường đi tôi cứ ríu rít hỏi bố: “Bố ơi sắp đến trường rồi phải không ạ?” rồi “Ở trường có nhiều bạn không bố”, những câu hỏi liên tiếp, dồn dập khiến bố tôi không trả lời kịp. Bố chỉ phì cười mà nói “Sắp đến rồi, ở đấy có rất nhiều bạn nha” làm tôi đã hồi hộp càng thêm hồi hộp.
Khi đến trường học tôi có chút lo lắng, sợ hãi vì ở đây rất đông người, có những bạn chỉ tầm tuổi tôi, cũng có những anh chị lớn tuổi hơn mình, không khí vô cùng nhộn nhịp, ồn ào. Nhìn nhiều bạn cũng nắm tay bố mẹ đến trường nhưng đến nơi thì òa khóc nức nở làm tôi cũng rất muốn khóc theo. Nhưng có bố bên cạnh tôi không sợ hãi nữa, gương mẫu đứng vào hàng đầu tiên nên tôi được cô giáo tuyên dương và bố em thì rất tự hào. Đó là những kỉ niệm giản đơn nhưng có lẽ không bao giờ tôi có thể quên được về ngày khai trường đầu tiên của mình.
Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Bạn tham khảo nha
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Học tốt!!!
Sau bốn năm miệt mài học tập ở trường Đại học Bách khoa, tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà. Thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào tôi là cậu học sinh lớp 6, thoắt cái mà đã mười năm. Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch, đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức ...
Năm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy. Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu.
Hồi học lớp 6A do cô Nhân dạy toán làm chủ nhiệm, tôi được cử làm lớp trưởng. Các bạn trong lớp "tín nhiệm" phần vì tôi học khá, phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp.
Trường tôi nằm trên một khu đất rộng, có tường xây bao quanh. Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét, hai bên trồng bạch đàn. Chiếc bảng đề tên trường màu xanh, nổi bật hàng chữ trắng: Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, từ xa đã nhìn thấy rất rõ. Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U, ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu. Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ. Về thăm trường lần này, tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời.
Nhưng sao lạ thế này!? Vẫn tên trường cũ, vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút, thân tròn, thẳng tắp. Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu. Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp.
Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tần cao sừng sững, mái ngói đỏ tươi. Tường quét vôi vàng, cửa lớn, cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa. Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu, hội trường, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng vi tính và phòng truyền thống. Trước cửa các lớp học đều có bồn hoa. Hoa cúc, hoa hồng rung rinh trước gió. Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây. Ở mỗi cây đều có gắn bảng đề tên thường gọi là tên khoa học. Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu.
Gặp lại các thầy cô cũ, lòng tôi trào lên một niềm xúc động lạ thường. Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi, trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt. Cô Nhân xiết tay tôi thật chặt, chúc mừng tôi đã trưởng thành. Tôi thầm nghĩ: Dù đi đâu, về đâu, mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này, về các thầy cô và bạn bè yêu quý.
bn này mik chế nha, mik mới lớp 5 à
Chọn một trong các đề bài sau :
1 . Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên về tình bạn
2 . Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học
3 . Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê
CẤM CHÉP MẠNG AI MÀ KO CHÉP MẠNG THÌ MK K CHO 3 CÁI TRONG VÒNG 1 TUẦN ( NẾU HAY )
Hãy tái hiện (kể, vẽ…) một hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua những bài học lịch sử.
hãy kể lại một câu chuyện mà bạn tihk nhất trong những câu chuyện đã được học ở lớp 5
Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
Những năm tháng dưới mái trường cũ thật khó quên 💙 💚 💛 💜 .
Ôi , tuổi học trò ,ngây thơ trong sáng .....💐 ✨