Những câu hỏi liên quan
Bùi Ngọc Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
15 tháng 11 2021 lúc 12:26

Tham khảo!

Câu 1:

Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn (thường  vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào. Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước.

Cách dinh dưỡng của trai theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác trong nước

→ Trai có tác dụng lọc sạch môi trong nước, đặc biệt là những vùng ô nhiễm

Câu  2:

Sinh sảnTrai sông thụ tinh ngoài. Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sảntrai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang.

ý nghĩa là:

-Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng kí và thức ăn dồi dào qua mang.

- Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất.

Câu 3: 

-Giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.

-  Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai lớn lên và phát triển bình thường.

Bình luận (0)
Thành Duy
Xem chi tiết
Hà Ngân Hà
12 tháng 12 2016 lúc 14:44

Ngọc trai được hình thành bên trong thân thể loài nhuyễn thể (lớp Hai vỏ). Đây là cách phản xạ lại để tự chữa lành các vết thương của loài nhuyễn thể bằng cách tiết ra chất bao bọc dị vật bằng những lớp canxi cacbonat (CaCO3) dưới dạng chất khoáng aragonit hoặc canxit được dính với nhau bởi một hợp chất hữu cơ giống chất sừng gọi là conchiolin. Sự kết hợp của cacbonat canxi và conchiolin được gọi là xà cừ.

Bình luận (0)
Hiếu Phương
9 tháng 12 2016 lúc 23:38

Bạn có thể tìm đọc phần "Em có biết" SGK/64 nhé! ^^
 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 14:27
Một con sò có thể bò trên mặt đất. Sinh vật nhỏ này khi ở dưới biển nó bị cá hoặc những con cùng loài lớn hơn ăn thịt. Khi sò lên bờ để cứu mạng sống của mình thì bị con người ăn. Để tự bảo vệ, nó tạo ra một vỏ sò cứng quanh mình làm bằng một chất độc đáo gọi là vỏ ốc xà cừ. Hạt trai được tạo ra ở trong lớp vỏ cứng này.

Việc khám phá ra hạt trai có một câu chuyện rất thú vị. Cách đây khoảng 4.000 năm, một người Trung Quốc bị đói quá, để thoả mãn cơn đói, ông ta đã mở những vỏ sò ra để ăn. Bên trong con sò, ông ta thấy một hạt sáng long lanh. Viên hạt này được gọi là hạt trai.

Bất cứ lúc nào, khi một hạt cát tình cờ lọt vào trong vỏ sò và chà xát lên cơ thể mềm mại của con vật này. Để làm giảm việc cọ xát nó bắt đầu tiết ra một chất phủ lên hạt cát này từng lớp một. Những lớp này được hình thành do chất cacbônát canxi. Sau một thời gian, hạt trai bên trong vỏ sò được hình thành. Hạt trai có hình tròn, trắng và bóng láng. Tuy nhiên, hạt trai có thể là màu đen, trắng, hồng, xanh dương nhạt, vàng, xanh lục, màu hoa cà.

Hiện nay, người ta đã có những kỹ thuật chế tạo ra hạt trai nhân tạo. Người ta bỏ những hạt cát vào bên trong vỏ sò. Sau hai hoặc ba năm, sò được lấy lên khỏi mặt nước và sẽ có được hạt trai nhân tạo trong đó.

Người Nhật có một kỹ thuật tuyệt hảo về việc cấy những hạt trai. Bởi vì hạt trai thiên nhiên rất đắt tiền do đó người ta thường sử dụng hoặc mua bán hạt trai nhân tạo.

Vào ngày 7 tháng năm, 1934 người ta tìm thấy một hạt trai ở Philippines có đường kính là 13cm, cân nặng khoảng 6,37 kí lô được gọi là hạt trai Laozi.

 
Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 7 2019 lúc 13:56

Địa hình đê sông, đê biển

Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình,... để chông lụt. Hệ thống đê dài trên 2700 km đã ngăn đồng bằng thành các ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 7 đến 10 m.

Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định,... để ngăn mặn, chống sự xâm nhập của thủy triều,...

Các hồ chứa nước do con người đắp đập ngăn sông, suôi tạo thành. Ở Việt Nam có hàng trăm hồ lớn nhân tạo với nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ: hồ thủy điện Hòa Bình, Trị An, Thác Bà,...; hồ thủy lợi Dầu Tiếng, Kẻ Gỗ,...

Bình luận (0)
don
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Đoàn
4 tháng 3 2021 lúc 14:56

Tham khảo:

https://vi.thpanorama.com/articles/medio-ambiente/cmo-se-forman-los-ros.html

Bình luận (0)
Do Van Xuan
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
28 tháng 12 2021 lúc 16:10

C

Bình luận (0)
Long Sơn
28 tháng 12 2021 lúc 16:10

C. Hệ thống đê được hình thành dọc sông Hồng và các con sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

 
Bình luận (0)
Lê Phương Mai
28 tháng 12 2021 lúc 16:11

C

Bình luận (0)
Nguyễn Doãn Cẩm Tú
Xem chi tiết
keditheoanhsang
31 tháng 10 2023 lúc 21:31

Dòng sông lớn như sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát đã có tác động quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại. Nhờ vào phù sa mà các dòng sông mang lại, đất đai ở Ai Cập trở nên màu mỡ và dễ canh tác. Ngoài ra, các con sông lớn cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào, giúp cho nông nghiệp phát triển.

Bình luận (0)
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
An Phú 8C Lưu
9 tháng 12 2021 lúc 14:16

5. 

Trai sông hay trai nước ngọt là các động vật thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), họ Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Sống trên mặt bùn  đáy hồ ao, sông ngòi.  
Bình luận (0)
An Phú 8C Lưu
9 tháng 12 2021 lúc 14:16

6. Di chuyển. Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30 cm một giờ, vì cơ chân của trai kém phát triển, để lại phía sau một đường rãnh trên bùn rất bằng phẳng. Tốc độ di chuyển: 20–30 cm/giờ.

Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trong nước.Ở những vùng nước ô nhiễm, người ăn trai (sò cũng vậy) - Vì bị ngộ độc vì khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.
Bình luận (0)
(-_-)Hmmmm
9 tháng 12 2021 lúc 14:17

5 nha bạn cho mik một đúng nha

Bình luận (0)
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 3 2019 lúc 8:30

- Địa hình các tơ nhiệt đới:

  + Địa hình này ở nước ta chiếm 50000km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có nhiều thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá:

     CaCO3 + H2CO3 → Ca(HCO3)2

  + Sự hòa tan đá vôi ở nhiệt độ vùng nhiệt đới như nước xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình các tơ ở nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hoạt động có những hình thù kì lạ.

- Địa hình cao nguyên ba dan:

  Các cao nguyên ba dan ở Việt Nam hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ… Tổng diện tích ba dan tới hơn 20000km2.

- Địa hình đồng bằng phù sa mới.

  Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào đại Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thể dày từ 5000 – 6000m. Tổng diện tích các đồng bằng là 70000km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 40000km2. Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm hecta mỗi năm.

- Địa hình đê sông, đê biển:

  + Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình,… để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.

  + Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định… để ngăn mặn, chống xâm thực của thủy chiều…

Bình luận (0)
Hoàng Minh Hiếu
22 tháng 4 2021 lúc 6:53

địa hình cao nguyên ba dan

Bình luận (0)