Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lộc Nguyễn
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
2 tháng 1 2017 lúc 13:55
Chính sách “ngụ binh ư nông” đã giúp nhà nước đảm bảo cân đối giữa quân thường trực và quân dự bị, khi hoà bình vẫn đủ sức canh phòng, thời chiến thì huy động được đông đảo quân số, thực hiện phương châm “chiến tranh nhân dân”, toàn dân là lính. Bình thường chỉ có khoảng 3-5 vạn quân, một bộ phận luân phiên về sản xuất, nhưng khi có chiến tranh, nhà nước huy động được hơn 10 vạn quân. Đây là một sáng tạo lớn của nhà Lý mà nhà Trần và nhà Lê đã vận dụng phát triển thành công rực rỡ. Chính sách này phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử đất nước thời bấy giờ. Với chính sách này nhà nước luôn duy trì một lực lượng quân đội cần thiết, đồng thời lại có số quân dự bị đông đảo tại các làng xã, sẵn sàng huy động khi có chiến tranh. Qua đó giảm thiểu tối đa những gánh nặng cho triều đình và nhân dân trong việc nuôi quân, đồng thời vẫn ổn định sản xuất, phát triển kinh tế đất nước. Chính sách này cũng giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước, giữa yêu cầu phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ đất nước.
Anh Triêt
2 tháng 1 2017 lúc 13:24

Ngụ binh ư nông : theo nghĩa tiếng Việt là "gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định", là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ.

Quốc Đạt
2 tháng 1 2017 lúc 14:05

Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghiệp cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.

Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì. Thời Lý có số quân tham chiến chống nhà Tống khoảng 10 vạn người , thời Trần khi có chiến tranh chống quân Nguyên có hơn 20 vạn quân, sang thời Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân.

Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.

Tới những thời đại sau thời Lê sơ, chính sách này không còn được áp dụng do tình trạng cát cứ và chiến tranh triền miên trong cả nước. Ngay như thời Tây Sơn, thời đại mà trình độ quân sự phát triển rất cao, yêu cầu tác chiến thường xuyên không cho phép những người lãnh đạo duy trì chính sách này.

Trương Thị Cẩm Vy
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Đạt
12 tháng 12 2017 lúc 20:36

-Chính sách ngụ binh ư nông là : gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định", là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê Sơ.

Ưu điểm của chính sách là : Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.

2.

a) Nguyên nhân thắng lợi

-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

-Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

- Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

b) Ý nghĩa lịch sử

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

Yuna Hanoe
Xem chi tiết
Yuna Hanoe
26 tháng 2 2017 lúc 21:07

ak thôi k cần nx đâu ==

Nguyễn Hà Vy
Xem chi tiết
Phúc
1 tháng 3 2020 lúc 15:38

Kết quả hình ảnh cho Hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới đối với nước Nga xô viết.

Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 21:48

Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn giúp lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn. Từ đó khơi gợi hứng thú đọc văn bản ở người đọc.

Nguyễn Thị Huyền Tran...
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 2 2021 lúc 21:37

Từ "ơ" : thán từ => Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên

Từ :ư" : tình thái từ => Dùng để hỏi.

イ尺ム刀ム
28 tháng 2 2021 lúc 10:55

Từ "ơ" trong "Ơ , bác vẽ cháu đấy ư"

=> Thuộc loại thán từ 

=> Bộc lộ cảm xúc

Từ "ư" trong "Ơ , bác vẽ cháu đấy ư"

=> Thuộc loại tình thái từ

=> Dùng để hỏi

Tu Song
Xem chi tiết
kim yoki
27 tháng 12 2017 lúc 19:21

Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

_giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
_khác nhau:
+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

Bùi Lê Trâm Anh
27 tháng 12 2017 lúc 19:29

1)
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do sự đoàn kết của toàn dân tộc.
- Có sự chuẩn bị chu đáo của vua tôi nhà Trần.
- Tinh thần chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hi sinh của các tướng sĩ và nhà Trần.
- Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với trong nước:
+ Đập tan ý chí và tham vọng xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ.
+ Để lại nhiều bài học cho nhân dân ta.
+ Góp phần xây dựng truyền thống cho nền quân sự Việt Nam.
- Đối với nước ngoài:
+ Ngăn chặn cuộc xâm lược Nhật Bản và các nước miền Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính các nước còn lại của châu Á.

Công Chúa Bong Bóng
Xem chi tiết
Lê Ngọc Thục Đoan
15 tháng 12 2017 lúc 21:09

1. Giúp ta vừa có thể thành lập đội quân tinh Nhuệ, vừa phát triền nền nông nghiệp của đất nước.

2. gd là gì vậy bạn?

3. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nhà Lý phát triển. Các công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn, mang tính độc đáo, tinh vi và đặc sắc.

4. Giống: Thi hành chính sách ngụ binh ư nông. Khác: Lý: Cấm quân và quân địa phương. Trần: Cấm quân và quân lử các lộ, theo chính sách quân cốt tinh Nhuệ không cốt đông.

5. Do nhà nước còn non trẻ. Do không đoàn kết được nhân dân. Quân đội chưa vững mạnh.

Ngọc Phạm
Xem chi tiết
lương thanh tâm
1 tháng 12 2018 lúc 20:56

1,

* Các cuộc cách mạng tư sản là :

- Cách mạng tư sản Hà Lan

- Cm tư sản Anh

- Cm tư sản Pháp

- Cm tư sản Mĩ

* Cách mạng tư sản là :
- là do tư sản lãnh đạo .
- chống lại chế độ phong kiến .
- tạo sự phát triển cho tư sản .
(nhiều khi là tranh giành thị trường :cuộc đấu tranh giành lại độc lập ở Nam Mỹ; và nhiều khi cách mạng tư sản bị phản đối và lập thành chế độ cộng hòa,nhưng vẫn mang lợi cho tư bản).

* Điểm khác biệt :

- Cách mạng tư sản
+ Mục đích : Đòi quyền lợi kinh tế cho giai cấp mìh, dễ dàng thoả hiệp khi hưởng chút quyền lợi
+ Giai cấp lãnh đạo : tư sản
+ Phươg hướng pt: theo khuynh hứơng dân chủ tsản, dễ dàng thoả hiệp
- Cách mạng vô sản
+Mục đích: Giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, đế quốc, phong kiến, tư sản
+Giai cấp lãnh đạo: Công nhân
+Phương hướng pt : là cuộc cách mạng dân tộc, chính nghĩa, đi tới thắng lợi

lương thanh tâm
1 tháng 12 2018 lúc 20:58

2,

Đối với nước Nga :

Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga . Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức . Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước
lương thanh tâm
1 tháng 12 2018 lúc 21:09

9,

* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

- Tính chất :

+ Giai đoạn 1939 – 1941: là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc.

+ Giai đoạn 1941 – 1945: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.

- Hệ quả :Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả kéo dài trong khoảng thời gian từ năm 1945 - 1957. Thế giới từ chỗ đa cực đã chuyển thành lưỡng cực với sự thống trị tuyệt đối của 2 nước thắng trận mạnh nhất là Liên Xô và Hoa Kỳ.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 9:06

Tham khảo
a. Trợ từ chính có tác dụng nhấn mạnh đích xác điểm quan trọng nhất, tập trung sự chú ý của Phi Châu khi nhìn vào mắt sói là con ngươi chứ không phải cái gì khác.

b. Trợ từ chỉ có tác dụng nhấn mạnh phạm vi được hạn định, biểu thị thái độ đánh giá của Sói Lam về cách thức cứu Ánh Vàng: đó là cách duy nhất để cứu Ánh Vàng thoát khỏi toán thợ săn mà không còn cách nào khác nữa.

c. Trờ từ ngay có tác dụng nhấn mạnh ý sự vật ở rất gần là “đầu ngón chân” của mình mà Sói Lam cũng không nhìn thấy khi nó cảm nhận sự tối tăm như một đường hầm bị sập dưới lòng đất trong con mắt của cậu bé Phi Châu.