Những câu hỏi liên quan
nguyen thi anh tuyet
Xem chi tiết

Cách đây đúng 60 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu. Từ đó, ngày này được xem là ngày tôn vinh các Y, Bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế và Bộ Y tế đã lấy ngày 27 tháng 2 là ngày truyền thống của ngành. Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định ngày 27 tháng 2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận (0)
phạm đức lâm
2 tháng 12 2018 lúc 16:04

Cách đây đúng 60 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu. Từ đó, ngày này được xem là ngày tôn vinh các Y, Bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế và Bộ Y tế đã lấy ngày 27 tháng 2 là ngày truyền thống của ngành. Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định ngày 27 tháng 2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: 'Lương y phải như từ mẫu'. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khǎn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.

1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.

9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước

12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

2. Thư gửi hội nghị cán bộ y tế của chủ tịch Hồ Chí MinhÝ nghĩa ngày thầy thuốc Việt Nam

Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở Nam về?), các chú vui vẻ, mạnh khỏe, hăng hái trao đổi kinh nghiệm, bàn định kế hoạch cho thiết thực và làm việc cho tiến bộ.

Bác góp vài ý kiến sau đây để giúp các cô, các chú thảo luận :

- Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.

Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

- Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang.

Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.

"Lương y phải như từ mẫu", câu nói ấy rất đúng.

- Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm.

Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng.

Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây".

Mong các cô, các chú cố gắng thi đua làm tròn nhiệm vụ.

Chào thân ái và thành công.

Tháng 2 năm 1955

HỒ CHÍ MINH

Bình luận (0)
Dương Trần Nguyễn Thùy
Xem chi tiết
nguyễn thị kim huyền
5 tháng 11 2018 lúc 20:55

Câu 1:

Ngày 20-11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Câu 2:

là thầy Nguyễn Ngọc Kí (quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
em đã học được từ thầy phải tin yêu hơn vào cuộc sống của mình không nên chán nản mà phải quyết tâm, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Câu 3:

Phong trào " Dạy tốt học tốt" là phong trào  được toàn ngành giáo dục quan tâm nhất.

Câu 4:

Nghề dạy học là một nghề cao quý. Ở bất cứ xã hội nào của bất cứ Quốc gia, dân tộc nào, vị trí của người thầy luôn được xã hội tôn vinh. Đồng hành với nghề dạy học là sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của những người thầy, người cô trong sự nghiệp trồng người. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô chính là những người lái đò cần mẫn, miệt mài chở con thuyền trí tuệ qua sông, đưa học trò đến bến đỗ bình an, gieo mầm tri thức, chắp cánh ước mơ của tuổi trẻ để những học trò sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.

 Mỗi năm khi tháng 11 đến, trong lòng mỗi thầy cô và từng học trò đều có nhiều cảm xúc: Nhớ về thời đi học, nhớ về thầy cô, nhớ về bạn bè cũ. Bản thân tôi tiếp bước theo nghề giáo, thời gian 20 năm trong nghề đã có rất nhiều kỷ niệm với đồng nghiệp, với học trò trong sự nghiệp trồng người ... Các thế hệ học sinh đã trưởng thành vẫn luôn nhớ về trường, về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh tuy không còn học tại trường nhưng vẫn thể hiện tình cảm quý mến, lòng kính trọng, sự biết ơn đối với thầy cô.

Những tình cảm, những kỷ niệm về tình thầy trò là món quà có ý nghĩa đối với mỗi thầy cô, khiến chúng tôi thực sự xúc động, xua tan áp lực của công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Nhân ngày nhà giáo Việt 20-11, tôi muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình:"Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự đồng cảm và sẻ chia từ phía học sinh. Các em chính là nguồn cảm hứng, là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy".

Các em là nguồn sức mạnh để chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề Xin gửi lời cảm ơn tới các học trò vì các em đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm với tiếng cười, ánh mắt và một tâm hồn trong sáng không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác.

Ngày nay, chúng ta đang sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo (Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đào tạo theo nhu cầu xã hội...), đòi hỏi người thầy phải có bản lĩnh, sống có lý tưởng để vừa giữ được phẩm chất của nhà giáo, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

Mỗi thầy cô là một người gieo hạt giống trí tuệ vào tâm hồn trong sáng của lớp lớp thế hệ học sinh. Nhà thơ Quách Mạt Nhược - Trung Quốc đã từng nói về nghề giáo: "Mặt trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Nhưng ánh sáng người thầy không bao giờ tắt".

Bình luận (0)
NGƯỜI YÊU  CŨ CỦA BẠN
Xem chi tiết
nguyên thi hông nhung
12 tháng 3 2022 lúc 20:58
Thank em nha cô cảm ơn
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NGƯỜI YÊU  CŨ CỦA BẠN
Xem chi tiết
Hậu Vệ Thép
19 tháng 11 2018 lúc 21:56

かきくけこ

Bình luận (0)
ღɦắċ ɦøàŋɠ էɦїêŋ ŋαɱღ
19 tháng 11 2018 lúc 21:56

Totemo kandou shimashita~

Bình luận (0)
사랑해 @nhunhope94
19 tháng 11 2018 lúc 21:56

ui ui <3  chiêu này chắc thầy cô ngất ạ 

/ thính ó/

Bình luận (0)
Hồ Thị Sao
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Anh
3 tháng 1 2018 lúc 23:54

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán không chỉ thể hiện sự giao giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

Tết Nguyên đán với ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng, trang trọng là tiễn đưa năm cũ, chào đón, chúc tụng năm mới sức khỏe con người tốt hơn, sinh kế khá hơn, hạnh phúc cá nhân – gia đình bền vững hơn và khởi đầu từ ý thức hệ nông nghiệp, sau dần tỏa rộng trong đời sống con người toàn xã hội, song vẫn mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp.

Người Việt cho rằng, Tết Nguyên đán là cơ hội để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc, cụ thể nhất. Giá trị hướng về cội nguồn là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm của người Việt với Tết Nguyên đán. Giá trị này đã trở thành nếp sống truyền thống tốt đẹp, bền vững.

Người ta tin rằng, vào dịp Tết Nguyên đán, tổ tiên cũng sẽ hiện diện trên bàn thờ gia tiên, ở nhà thờ họ để chứng kiến lòng thành của con cháu, và từ đó sẽ phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn ổn định và sống hạnh phúc trong tình yêu thương giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng. Đó là ý nghĩa tâm linh của Tết Nguyên đán.

Khi thắp nén hương, bày mâm cỗ cúng dâng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên đán, người Việt mới thấy thỏa mãn và yên lòng trong cuộc sống tiếp theo khi bước vào năm mới.

Tết đến, người Việt chuẩn bị mọi điều kiện sống đầy đủ, có đạo đức, có truyền thống tốt. Chẳng hạn: ăn phải ngon, bổ dưỡng, khác hẳn ngày thường. Mặc phải đẹp, bất kể lứa tuổi nào, bất cứ giới nào: nam hay nữ, nông dân, thợ, kẻ sĩ hay chức sắc, lão bà hay lão ông.

Ai cũng thấy như phải gần gũi nhau hơn, nói những điều hay với ngôn ngữ chọn lọc. Chẳng hạn, Tết là phải chúc mừng nhau: sức khỏe, tuổi tác (trường thọ), chúc “làm ăn bằng năm, bằng mười năm ngoái”… Có phần ngoa ngôn, song vẫn êm tai và thực lòng. Cho nên, Tết đến, người ta vui vẻ, dịu hiền, là cơ hội để hòa giải những bất đồng, “giận đến chết đến Tết cũng thôi”.

Đó là giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ mà người Việt muốn đạt tới và thường đạt tới. Cho nên, những ngày trong dịp Tết Nguyên đán thực sự là những ngày vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Bình luận (0)
o0o NTPH o0o
4 tháng 1 2018 lúc 5:48

1. Tết Nguyên Đán   

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Nguyên nghĩa của chữ "Tết" chính là "tiết". Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).

Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.


Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

2. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán 

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.

3. Ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán Việt Nam

3.1. Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. 

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
 

3.2. Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình

            
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

            
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri...

            
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một  vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.

            
Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
 

3.3. Tết Nguyên Đán là ngày ” làm mới”

            
Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. 

Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn... Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.

            
Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng. 

            
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
 

3.4. Tết Nguyên Đán là ngày tạ ơn

            
Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết...
 

4. Những biến đổi do tác động tiếp xúc văn hoá Đông - Tây trong Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

            
Với một hệ thống lễ nghi vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tết Nguyên Đán đã trở thành ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là một phong tục đẹp mà nhân dân ta còn duy trì tới ngày nay. Thế nhưng trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay cách ăn Tết của người Việt Nam phần nào đã thay đổi. Một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện đại đã dần bị loại bỏ.

            
Ngày nay người dân ăn Tết đã có phần đổi khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết  “tây hoá”dần đi, sự thay đổi đó phần nào được thể hiện qua cách đón tết và trong việc sắm tết.

             
Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về văn hoá tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Hơn nữa, ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan trọng của ngày Tết cổ truyền. Vì vậy, dường như Tết bây giờ có phần nhạt hơn so với Tết xưa.
 

Trong đời sống hiện đại, việc sắm Tết cũng ”hiện đại” theo và sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây rất rõ nét. Giờ đây người dân ít hào hứng với việc mua thực phẩm về tự chế biến mà đặt mua đồ đã chế biến sẵn cho tiện. Mâm cỗ ngày Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Việt như bánh chưng xanh, giò, các món rau, món xào thì còn có những món ăn được du nhập từ Phương Tây.     

Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều thay đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Tết hiện đại mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp Tết nhiều gia đình đã lên lịch trình cho một chuyến du lịch với người thân trong nhà hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp.

Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau bằng cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng mến thương. Bây giờ người ta có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao nhưng tình cảm trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế.

Quả thật, quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây đã làm cho Tết thay đổi, những đồ ăn nhanh, làm sẵn đã làm mất đi không khí chuẩn bị vui tươi của ngày tết. Trẻ con không còn ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh chưng và mong chờ còn ít gạo vét để gói chiếc bánh ống với nhiều đậu và một miếng thịt to, không còn vui thú khi vùi củ khoai nướng trong lúc trông nồi bánh chưng, các cô thiếu nữ đã dần quên thói quen đi ngắm hoa đào, hoa mai trên phố chợ. Những điều thay đổi đó khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng “bao giờ cho đến Tết xưa”.

Tuy nhiên, tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho ngày Tết của người Việt có nhiều thứ mới lạ hơn, thực phẩm vừa ngon vừa phong phú đa dạng, những đồ ăn sẵn thật là thuận tiện, mâm cỗ cúng gia tiên có thêm chai rượu vang thì thật là sang trọng. Ngày Tết được đi du lịch với cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khiến mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, gạt bỏ được những căng thẳng trong một năm làm việc vất vả, tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.

Chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của hội nhập văn hoá đem lại. Nếu chúng ta “khép” cửa “ăn Tết” với nhau thì Tết Việt đương nhiên chỉ là một sản phẩm của văn hoá thuần tuý đơn lẻ, nó sẽ không thể trở thành sản phẩm văn hoá đặc trưng của quốc gia trong mối quan tâm của bạn bè quốc tế. Sự mở cửa giao lưu, tiếp xúc lại chính là những phương thức tốt nhất giúp chúng ta giới thiệu đến bạn bè quốc tế về Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm chủ được quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây để tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mà không bị “ Tây hoá”.

Có thể nói, Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Kim Ngân
Xem chi tiết
Trần Đức Minh
16 tháng 11 2023 lúc 21:28

Nguthì chết 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Phương Linh
16 tháng 11 2023 lúc 21:30

hay đấy bạn:))

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Nguyệt
16 tháng 11 2023 lúc 21:32

hay lắm:)))

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 23:17

Tham khảo: Tìm hiểu về Than khoáng

(*) Trình bày:

- Việt Nam là đất nước có tiềm năng về than khoáng trong đó có 3 loại phổ biến là:

+ Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than của sông Hồng. Tính đến chiều sâu khoảng 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt được 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì theo dự báo tổng tài nguyên than đạt tới 210 tỷ tấn.

+ Than biến chất trung bình (bitum) được phát hiện ở khu vực Thái Nguyên, vùng sông Đà và Nghệ Tĩnh. Trữ lượng lại không lớn, và chỉ đạt tổng tài nguyên khoảng 80 triệu tấn.

+ Than biến chất cao (anthracite) thường phân bố chủ yếu ở các bể than như: Quảng Ninh, Nông Sơn, Thái Nguyên, sông Đà với tổng lượng đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên cả 3 tỷ tấn. Phục vụ rất tốt cho các nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Bình luận (0)
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 23:17

tham khảo:

Than khoáng:

- Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.

- Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Urani: Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308 có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.Đất hiếm: tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn). Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.
Bình luận (0)
dong ngoc
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 8 2021 lúc 20:24

Ý nghĩa: Tiếng thơ của thầy hay, truyền cảm làm cho mọi vật trở nên đẹp và tươi tốt hơn. Khiến cho cuộc sống thêm ý nghĩa và thú vị hơn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
8 tháng 12 2023 lúc 16:45

a)

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
8 tháng 12 2023 lúc 16:45

b) - Tháng 2 có 28 ngày.

- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 là chủ nhật.

Bình luận (0)