Những câu hỏi liên quan
Rin Đào Hoa :3
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 10 2021 lúc 7:24

Tham khảo:

Sơ đồ tư duy

Bình luận (1)
OH-YEAH^^
1 tháng 10 2021 lúc 7:24

Tham khảo

Sơ đồ tư duy Thầy bói xem voi, Ngữ văn lớp 10

Bình luận (1)
Tô Hà Thu
1 tháng 10 2021 lúc 7:25

Tham khảo:

undefined

Bình luận (0)
Hoàng Thị Thanh Hương
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
22 tháng 12 2017 lúc 23:15

Trước hết cần hiểu yêu cầu của bài tập là nhằm rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh những chi tiết tưởng như trùng lặp nhưng thật ra là sự nâng cấp giá trị nội dung của tác phẩm.

Cách tiến hành :

- Tìm hiểu kĩ hành vi và thái độ của con hổ thứ nhất trong việc cõng bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái, trong việc đền ơn đáp nghĩa đối với bà, mức độ của sự đền ơn.

- Tìm hiểu kĩ nội dung câu chuyện về con hổ thứ hai được bác tiều cứu khỏi nạn hóc xương, nội dung và mức độ đền ơn đáp nghĩa của nó đối với bác tiều.

- Từ hai kết quả trên, HS tiến hành so sánh hình tượng hai con hổ ở hai phương diện sau :

+ Tình thế phải chịu ơn ;

+ Cách đền ơn, mức độ đền ơn.

- Cuối cùng trả lời câu hỏi :

+ Nội dung truyện có bị trùng lặp không khi kể về hai con hổ ?

+ Từ chuyện con hổ thứ nhất đến chuyện con hổ thứ hai, giá trị nội dung của tác phẩm được nâng cấp như thế nào ?                       

Bình luận (0)
Yêu Như Thế Nào zậy
23 tháng 12 2017 lúc 12:59

mk muốn có bài làm

Bình luận (0)
Hoàng Thị Thanh Hương
18 tháng 3 2018 lúc 20:09
Thank you
Bình luận (0)
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
dryfgjhkjz
Xem chi tiết
W1 forever
9 tháng 12 2018 lúc 17:55

9, Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

Bình luận (0)
W1 forever
9 tháng 12 2018 lúc 17:47

1, 

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung.

Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.

Bình luận (0)
W1 forever
9 tháng 12 2018 lúc 17:47

2,Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.

Bình luận (0)
BÙI BẢO KHÁNH
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Thành
7 tháng 9 2023 lúc 17:25

Cô bé bán diêm là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn An-đéc-xen. Truyện kể về cuộc sống khó khăn của một cô bé bán diêm, từ nhỏ đã mồ côi mẹ và sống với một người bố khắc nghiệt. Trong đêm giáng sinh, cô bé không bán được que diêm nào và không dám về nhà. Vì lạnh, cô bé đã đốt những que diêm để sưởi ấm và mỗi que diêm đốt lên là một ước mơ xuất hiện trong đầu cô bé. Cuối cùng, cô bé được cùng bà nội bay lên trời. Truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc sống.

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
7 tháng 9 2023 lúc 17:33

   Câu chuyện bắt đầu trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo nọ cô đơn với bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Chính vì thế em không dám về nhà vì sợ bố đánh và mắng em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường. Cô bé quyết định quẹt một que diêm để sưởi ấm xua đi cái lạnh. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Đến diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Noel xuất hiện trong tưởng tượng. Đến que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Em cám thấy vô cùng hạnh phúc khi được gặp lại bà nội. Cô bé quẹt hết tất cả các que diêm khác để níu giữ hình ảnh của bà. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm được phát hiện đã qua đời trong giá rét.

Bình luận (0)

"Truyện Cô Bé Bán Diêm" là một câu chuyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Hans Christian Andersen. Nó kể về một cô bé nghèo nép mình trong một góc phố lạnh lẽo vào đêm giao thừa. Cô bé cầm theo một bụi diêm và hy vọng có thể bán được chúng để kiếm tiền và mua thực phẩm để ấm no.

Tuy nhiên, do lạnh quá và không có ai để mua diêm của cô bé, cô đã bắt đầu châm lửa từ những cây diêm. Mỗi lần cô sục diêm, cô bé nhìn thấy những hình ảnh ấm áp, như một bàn tiệc thực phẩm trên một cái bàn lớn và người thân quá cố của cô. Cô bé đã cố gắng châm lửa cây diêm mãi mãi để không bị đói và cũng để không cảm thấy lạnh.

Cuối cùng, khi cô bé đã châm hết cây diêm, cô trở thành một hồn ma. Tuy nhiên, trong giây phút cuối cùng, một ánh sáng mừng rỡ xuất hiện và cô bé nhìn thấy người bà tốt bụng đã chăm sóc cô, đưa cô vào tay chúa và đưa cô đến thiên đường.

Câu chuyện "Cô Bé Bán Diêm" đã truyền tải thông điệp về giới thiệu những nét đẹp nhân cách như lòng nhân ái, sự hy sinh và sự cảm thông trong hoàn cảnh đau khổ nhất

Bình luận (0)
ichigo
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Đạt
29 tháng 10 2017 lúc 11:43

- Tóm tắt các sự việc:

+ Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;

+ Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;

+ Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;

+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;

+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;

+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;

+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;

+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.

+ Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.

- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,...

- Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.

Bình luận (0)
lê văn hải
29 tháng 10 2017 lúc 11:38

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.



 

Bình luận (0)
Mafia
29 tháng 10 2017 lúc 11:39

- Lần thứ nhất, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần thứ hai, mụ đòi cái nhà rộng: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần thứ ba, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Bình luận (0)
Hà Thị Phương Nga
Xem chi tiết
Sweet_Blackrose2503
22 tháng 9 2016 lúc 22:00

- Việc đặt niên hiệu chứng tỏ Đại Cồ Việt là một nước độc lập, không còn phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Xưng đế để tỏ rõ mình ngang hàng với Tống triều.

- Nêu cao tinh thần dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

vui Mình chỉ biết nhiêu đây thôi!

 

Bình luận (1)
Công chúa sao băng
Xem chi tiết
OoO_TNT_OoO
10 tháng 10 2017 lúc 19:16

maxresdefault

Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão  thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển.

Về đến nhà, ông lão kể lại câu chuyện của mình và chú cá vàng cho mụ vợ nghe, sau một thôi một hồi mắng ông lão vì tội ngu ngôc, mụ bắt ông lão ra gặp cá vàng để bắt cá vàng trả ơn. Nhưng mụ vợ với lòng tham của mình đã bắt ông lão hết lần này đến lần khác đưa ra những yêu cầu quá đáng.

Lần thứ nhất, mụ ta đòi cá vàng cho mình một cái máng lợn mới. Lần thứ hai mụ đòi một ngôi nhà rộng. Lần thứ ba mụ mắng ông lão như tát nước và đòi được trở thành một bà nhất phẩm phu nhân. Nhưng vẫn không vừa lòng, đến lần thứ tư, mụ mắng và chì triết ông lão buộc ông lão phải đòi cá vàng cho mình thành nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ yêu cầu trở thành Long Vương, một yêu cầu không tưởng, mụ muốn cá vàng hậu hạ mụ. Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ  vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ. 

Bình luận (0)
Kaito Kid
10 tháng 10 2017 lúc 19:12

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.



 

Bình luận (0)
nguyen thi hue
10 tháng 10 2017 lúc 19:13

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.


 

Bình luận (0)
Nguyen Do Minh Huy
Xem chi tiết
....
20 tháng 10 2021 lúc 15:21

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ sớm, Tấm phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm vất vả, khổ cực, làm việc luôn tay; còn Cám thì được cưng chiều, chỉ biết rong chơi.

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi vớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo nhìn trong giỏ xem có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm nuôi cá bống, mỗi ngày cho nó ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu ở xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tấm về không thấy cá bống liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm hãy tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.

Vua mở hội làng nhưng dì ghẻ không cho Tấm đi. Bà ta trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để lấy quần áo đẹp đi xem hội và một con ngựa để cưỡi. Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu.

Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà. Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được liền xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy miếng trầu cánh phượng giống hệt Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám cũng chết theo.

Bình luận (0)