Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 4 2018 lúc 13:52

Đáp án A

Như Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần diệu Hân
26 tháng 2 2022 lúc 13:52

Anh mik Trường Trần Quang Diệu ý

lạc lạc
26 tháng 2 2022 lúc 13:52

Tham khảo

Ông tham dự phong trào Tây Sơn từ những ngày đầu. Năm 1789, trong trận chiến thắng vẻ vang năm Kỷ Dậu, ông được biên chế trong đạo trung quân do Nguyễn Huệ chỉ huy. Sau chiến thắng này, ông được phong làm Đốc trấn Nghệ An, làm nhiệm vụ thủ Nghệ An và xây dựng thành Phượng Hoàng trung đô.

Dark_Hole
26 tháng 2 2022 lúc 13:52

Ông tham dự những ngày đầu của phong trào Tây Sơn và sau khi thắng vẻ vang, ông được phong làm Đốc trấn Nghệ An

Ctuu
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
24 tháng 1 2024 lúc 16:33

Trần Quốc Tuấn (1238-1300), tên húy là Hưng Đạo Đại Vương, là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Những công lao của Trần Quốc Tuấn đối với dân tộc Việt Nam:

Là nhà quân sự tài ba, có nhiều chiến công hiển hách:

- Trần Quốc Tuấn là một nhà quân sự tài ba, có nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Trong đó, nổi bật nhất là ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1258, 1285, 1288).

+ Trong lần kháng chiến đầu tiên (1258), Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân dân nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông tại trận Bạch Đằng, lập nên một chiến công hiển hách, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc.

+ Trong hai lần kháng chiến tiếp theo (1285, 1288), Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân dân nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông xâm lược, lập nên những chiến thắng oanh liệt, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Là nhà chính trị, đạo đức mẫu mực:

- Trần Quốc Tuấn là một nhà chính trị, đạo đức mẫu mực, có công lớn trong việc xây dựng, củng cố quân đội nhà Trần. Ông đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, kế sách quân sự đúng đắn, góp phần xây dựng quân đội nhà Trần thành một quân đội thiện chiến, tinh nhuệ, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

- Ngoài ra, Trần Quốc Tuấn còn là một tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách cao đẹp. Ông là người yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Ông cũng là một người cha mẫu mực, hết lòng yêu thương con cái, dạy dỗ con cái thành những người con hiếu thảo, trung quân ái quốc.

Là tác giả của tác phẩm "Hịch tướng sĩ":

- Trần Quốc Tuấn là tác giả của tác phẩm "Hịch tướng sĩ", một áng văn bất hủ trong lịch sử văn học Việt Nam. Tác phẩm đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của Trần Quốc Tuấn và toàn quân dân nhà Trần.

Hoàng Thanh Ngân
17 tháng 12 2016 lúc 17:35

Chỉ huy cuộc kháng chiến

Soạn Hịch tướng sĩ động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân

Không chịu hàng dù tình thế khó khăn

Có quyết định sáng suốt trong việc đánh và rút

Nguyễn Khoa Kim Oanh
23 tháng 12 2017 lúc 20:18

Trần Hưng Đạo (1232 - 1300) là danh tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền. Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.

Ngưu Ngưu Tường
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
19 tháng 12 2016 lúc 20:50

Ông có công lao rất to lớn đối với đât nước . Được thể hiện rõ nhất ở ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên :

-Trong lần thứ nhất ông là người đứng đầu một đạo quân bộ chặn đánh địch ở biên giới .

Trong lần kháng chiến thứ 2,3 ông giữ chức "quốc công tiết chế" thống lĩnh quân đội .

-Ngoài ra ,ông còn là tác giả của bài Hịch Tướng Sĩ nổi tiếng góp phần không nhỏ đến chiến thắng của quân ta.

-Ông đã nghĩ ra nhiều chiến thuật ,kế sách độc đáo giúp cho đất nước

 

Wendy Trần
22 tháng 12 2016 lúc 22:00

Trần Quốc Tuấn, Anh hùng trẻ. đã nêu cao ý chí chống giặc Nguyên trong hội nghị Diên-Hồng. Chàng đã bóp bể trái cam cầm trong tay khinghe Vua Lê có ý định đầu hàng.
" Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?". Câu hỏi của TQT
"QUYẾT CHIẾN" Câu trả lơi của các Bô Lão trong hội nghị.
"Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?" TQT hỏi
"HY SINH, HY SINH!! Thề liều thân, cho sông núi, Muôn năm lừng Danh"

Chúc bạn học tốt!!!!!

Băng Tuyết
Xem chi tiết
Phúc
17 tháng 4 2020 lúc 17:16

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

Nguyen Thi Mai
22 tháng 12 2016 lúc 15:58

* Công lao của Trần Quốc Tuấn trong ba lần chống quân Mông - Nguyên là :

- Nghĩ ra cách đánh sáng tạo, đường lối chiến thuật đúng đắn

- Nhà quân sự tài ba của Đại Việt

- Tổng chỉ huy quân đội

- Tác giả của bài '' Hịch tướng sĩ ''

- Những câu nói mang tính khẳng định tinh thần yêu nước da diết của Trần Quốc Tuấn

Trần Ngọc Định
22 tháng 12 2016 lúc 15:58

Trần Hưng Đạo (1232 - 1300) là danh tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền. Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.
Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, Nguyên quán: Phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định)]. Ông còn có hiệu là Hưng Đạo Vương .
Ông vốn có tài quân sự, lại là tông thất nhà Trần, do đó trong cả ba lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng ra trận. Đặc biệt trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước.
Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba thành công, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt đông-bắc của Đại Việt. Ông còn cho trồng các loại cây thuốc để chữa bệnh cho binh sĩ và nhân dân trong vùng.
Mùa thu tháng 8, ngày 20 năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (tức ngày 11-10-1300 , Hưng Đạo Vương mất. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ.
Sau khi ông mất, triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân Đại Việt vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Người dân Đại Việt kính trọng vinh danh Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi.

trần ngọc bảo thy
Xem chi tiết
Hoài Nhi Bùi
9 tháng 1 2022 lúc 19:06

TRẦN THỦ ĐỘ 
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN 
TRẦN QUANG KHẢI 
TRẦN NHẬT DUẬT 
TRẦN KHÁNH DƯ
TRẦN BÌNH TRỌNG
TRẦN QUỐC TOẢN 

Phan Vĩnh Hà Nam
9 tháng 1 2022 lúc 19:17

TRẦN THỦ ĐỘ :Lập nên nhà trần
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN :Chống giặc ngoại xâm
TRẦN QUANG KHẢI :Chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử
TRẦN NHẬT DUẬT :Chống giặc ngoại xâm
TRẦN KHÁNH DƯ:Chống giặc ngoại xâm
TRẦN BÌNH TRỌNG:Chống giặc ngoại xâm
TRẦN QUỐC TOẢN:Chống giặc ngoại xâm 

Minh Đăng Nguyễn
9 tháng 1 2022 lúc 19:24

TRẦN THỦ ĐỘ (1194- 1264). Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) tại làng Lưu Xá (Hưng Hà-Thái Bình). ...: nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm (1226-1264). Sử chép: "Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua"

.HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (1228-1300). ...: Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”. - Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

TRẦN QUANG KHẢI (1240-1294). ...: Ông vừa lo công việc bảo vệ Thượng hoàng và nhà vua, vừa tham mưu cho bộ chỉ huy vạch kế hoạch chống giặc. Ông cũng nhiều lần cầm quân giáp trận, góp nhiều công sức trong trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng năm 1288, đưa đến thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông lần thứ ba

TRẦN NHẬT DUẬT (1253- 1330). ...: "không mất một mũi tên mà bình được Đà Giang" khiến nhà Trần yên ổn được biên giới Tây Bắc để tập trung chống quân Mông Nguyên. Hoàn thành nhiệm vụ, Nhật Duật đưa Giác Mật và gia quyến vào Thăng Long, bái kiến nhà vua. Triều đình rất tán dương công lao của ông.

TRẦN KHÁNH DƯ: Trong lần chống quân Nguyên Mông vào năm 1258, Khánh Dư có công nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Sau đó, ông đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được nhận làm [Thiên tử nghĩa nam; 天子義男], phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Chức Phiêu Kỵ tướng quân nếu không phải là hoàng tử thì không được phong.

TRẦN BÌNH TRỌNG (1259-1285): là một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông vào năm 1285. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa vương (保義王).

TRẦN QUỐC TOẢN (1267-1285):   có công đi đầu trong cuộc chiến đấu vs quân Mông- Nguyên. Tuy còn nhỏ nhưng ông đã mang trong mình lòng yêu nước sâu nặng. Tức giận vì quân Nguyên xâm lược mà ông đã bóp nát quả cam do nhà vua ban cho. Về nhà, ông còn huy động gia nô và thân thuộc hơn 1000 người, làm binh khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chứ: "Phá cường địch, báo hoàng ân"

YẾT KIÊU: Ông có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên. Theo một số tài liệu, mỗi khi đêm xuống, Yết Kiêu dẫn quân lặn ở khu vực thuyền giặc neo đậu, nhẹ nhàng khoan đáy thuyền, lấy giẻ nút lỗ rồi dùng dây nối các nút với nhau. Chờ quân giặc ngủ say, Yết Kiêu ra lệnh giật dây nút lỗ, thuyền chìm dần

hơi mệt à :))

 

trần ngọc bảo thy
Xem chi tiết
Trần Hữu Tuấn Minh
9 tháng 1 2022 lúc 17:03

Các vị anh hùng thời Lý, Trần:

– Thời Lý: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt.

– Thời Trần: Trần Quốc Tuấn, Trần Thái Tông,…

Công lao: Các vị anh hùng đã có công lao trong xây dựng và bảo vệ đất nước

chúc học tốt

Trần Hữu Tuấn Minh
9 tháng 1 2022 lúc 17:04

Các vị anh hùng thời Lý, Trần:

– Thời Lý: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt.

– Thời Trần: Trần Quốc Tuấn, Trần Thái Tông,…

Công lao: Các vị anh hùng đã có công lao trong xây dựng và bảo vệ đất nước

ha nguyen thi
Xem chi tiết
Minh Hồng
20 tháng 12 2021 lúc 10:23

Tham khảo

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”. - Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư. - Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

mai trang nguyễn
20 tháng 12 2021 lúc 10:45

bucminh