Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Quốc An
Xem chi tiết
Ngô Tùng Chi
12 tháng 11 2016 lúc 19:28

Khi còn bé, chúng ta được chăm sóc bởi bàn tay của mẹ, sự dìu dắt của cha. Lớn thêm chút nữa, ta được mở mang tầm hiểu biết nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, bạn bè. Nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, đứng trên đôi chân của chính mình và sống một cuộc sống tự lập. Có một câu danh ngôn như thế này: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”

Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống.

Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhờ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả.

Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta khi xưa vẫn thường nói:

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Tuy nhiên với những gia đình khá giả hay có điều kiện, cha mẹ lại thường không muốn con cái mình phải chịu khổ. Họ sợ con vất vả nên thường nuông chiều con. Nhưng họ không biết rằng điều này lại khiến cho nhiều bạn trẻ có lối sống ý lại, ăn bám vào gia đình. Lối sống này khiến cho họ trở nên buông thả với chính mình, không biết quý trọng đồng tiền và công sức của người làm ra nó. Từ đó, họ sống không có định hướng, mục đích.

Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!

Tâm Không Quan
Xem chi tiết
Bảo Ngọc cute
28 tháng 11 2016 lúc 18:08

Bạn tham khảo

Khi còn bé, chúng ta được chăm sóc bởi bàn tay của mẹ, sự dìu dắt của cha. Lớn thêm chút nữa, ta được mở mang tầm hiểu biết nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, bạn bè. Nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, đứng trên đôi chân của chính mình và sống một cuộc sống tự lập

Có một câu danh ngôn như thế này: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”

Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống.

 

Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhờ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả.

Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta khi xưa vẫn thường nói:

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Tuy nhiên với những gia đình khá giả hay có điều kiện, cha mẹ lại thường không muốn con cái mình phải chịu khổ. Họ sợ con vất vả nên thường nuông chiều con. Nhưng họ không biết rằng điều này lại khiến cho nhiều bạn trẻ có lối sống ý lại, ăn bám vào gia đình. Lối sống này khiến cho họ trở nên buông thả với chính mình, không biết quý trọng đồng tiền và công sức của người làm ra nó. Từ đó, họ sống không có định hướng, mục đích.

Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!

Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 10 2016 lúc 17:01

Sống tự lập là một đức tính tốt và cần có ở mỗi con người. Sở dĩ sống tự lập giúp con người ràn luyện tính bản lĩnh.

Satoshi
25 tháng 10 2018 lúc 21:17

Khi còn bé, chúng ta được chăm sóc bởi bàn tay của mẹ, sự dìu dắt của cha. Lớn thêm chút nữa, ta được mở mang tầm hiểu biết nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, bạn bè. Nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, đứng trên đôi chân của chính mình và sống một cuộc sống tự lập

Có một câu danh ngôn như thế này: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”

Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống.

Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhờ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả.

Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta khi xưa vẫn thường nói:

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Tuy nhiên với những gia đình khá giả hay có điều kiện, cha mẹ lại thường không muốn con cái mình phải chịu khổ. Họ sợ con vất vả nên thường nuông chiều con. Nhưng họ không biết rằng điều này lại khiến cho nhiều bạn trẻ có lối sống ý lại, ăn bám vào gia đình. Lối sống này khiến cho họ trở nên buông thả với chính mình, không biết quý trọng đồng tiền và công sức của người làm ra nó. Từ đó, họ sống không có định hướng, mục đích.

Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!

Tran Le Thao Vy
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 12 2016 lúc 16:56

Con chim sinh ra phải học cách bay, phải học cách kiếm mồi; Con gà học cách mổ thóc, bói giun; Con trâu học cách gặm cỏ... Thế giới này muôn tồn tại thì luôn luôn mỗi sinh vật phải tự học cách tự lập, không thể phụ thuộc mãi

Con người cũng vậy, khi lông đã đủ, cánh đã rộng thì phải tự cất lên đôi cánh của mình để bay đi, không thể phó mặc cho cuộc đời muốn tới đâu thì tới, không thể ỉ lại, núp dưới bóng che của cha mẹ. Tự lập hay phó mặc cho cuộc đời là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang lưỡng lự...

Biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó được thể hiện qua những hành vi từ rất nhỏ cho đến lớn lao. Một người nếu có ý thức tự lập cao thì ngay từ nhỏ họ đã có thể tự giặt quần áo cho chính mình. Khi đi học, làm bài gặp bài khó, họ tự suy nghĩ đủ mọi cách để giải được thì thôi, nếu vẫn không thể ra được, nằm ngoài khả năng của họ thì họ mới nhớ đến trợ giúp của bạn bè, thầy cô. Ấy cũng đã là tự lập. Chỉ hành vi nhỏ thôi đã có thể biết bạn là người tự lập hay không. Khi lớn lên rồi, thì tự lập sẽ có biểu hiện phong phú hơn. Nhiều người khi làm sinh viên đã bắt đầu đi làm thêm kiếm tiền, lấy kinh nghiệm cho công việc tuơng lai của mình, không phải xin tiền cha mẹ. Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, công việc gặp tai ương trắc trở thì họ không dễ gục ngã, nỗ lực đến cùng để vươn lên cho dù họ biết chỉ cần một cú điện thoại nhỏ để nhờ cậy cha mẹ giúp đỡ thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhiều người sẽ nghĩ đó là ngốc nghếch, cái dễ dàng không chọn lại đi chọn cái phức tạp. Đó quả là một suy nghĩ sai lầm. Việc nhỏ trong khả năng của bản thân còn không làm nổi thì mãi mãi bạn chỉ biết sống núp dưới cái bóng của người khác, chỉ biết làm phiền đến người khác mà thôi.
Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, tự làm lấy, tự suy nghĩ, tự quyết định tương lai, số phận của mình mà không phụ thuộc vào quyết định ý muốn của người khác, không ỉ vào sự trợ giúp của người khác để rải thảm cho mình bước đi.

Nhìn lại câu chuyện về Mai An Tiêm và quả dưa hấu, Mai An Tiêm là con nuôi của vua Hùng, muốn gì được nấy song chàng tự làm ra tất cả. Chàng có thể ngẩng cao đầu và tự hào rằng: Tất cả những thứ này, tất cả cơ ngơi này là do bàn tay tôi làm ra. Câu nói ấy đã làm cho vua Hùng tức giận, đày chàng ra đảo hoang tự sinh tự diệt. Song, với bản lĩnh đã được tôi luyện, với cách sống tự lập không sống phụ thuộc vào kẻ khác, chàng đã chứng minh được cho vua Hùng thấy bản lĩnh của mình, dâng lên vua cha quả dưa hấu lòng đỏ ngọt lịm như tấm lòng và nhân cách của chàng. Tự lập giúp cho Mai An Tiêm đứng vững được trước sóng gió. Ta đặt giả định chàng chỉ là kẻ biết phó mặc cuộc đời, một kẻ sống không tự lập, như vậy khi cao giọng nhận thành quả về mình có thể đường đường chính chính không? Có thể sông trên đảo hoang mà không có người ở, không thức ăn nước uống, không một tấc sắt trong tay không? Tôi dám chắc là không? Thậm chí, nói thẳng ra là chưa đến 3 ngày đã chết vì đói khát, vì nhu nhược trên hòn đảo đó.

Xã hội ngày nay cái ăn không thiếu, nhiều gia đình có điều kiện thì con cái họ thậm chí không cần học hành, không cần làm việc họ vẫn ăn ngon, vẫn mặc đẹp, vẫn tiêu tiền, sống một cuộc sống đầy đủ mĩ mãn. Thế nhưng sống như vậy có đáng. Rất nhiều bạn trẻ đã chọn cách sống như vậy: sống bám vào cha mẹ, cứ đôi chút khó khăn đã kêu ca ầm ĩ, không thể tự vượt qua. Họ luôn có ý nghĩ là: Kệ mặc, đến đâu thì đến, dù sao cũng đã có cha mẹ, anh chị, bạn bè nâng đỡ. Nhiều người học hành không cần nỗ lực, thậm chí bỏ học suốt sa vào chơi bời cho đã vì biết cha mẹ đã lo lót trước cho hết rồi. Cần gì phải bằng cao, học nhiều, kiểu gì chả được ngồi vào vị trí “ngon", lương tháng cao mà việc lại nhàn rỗi... Tiêu những đồng tiền mà mình chăng phải bỏ mấy công sức thì biết bao nhiêu cho đủ? Bao giờ mới thỏa mãn được lòng tham của bản thân. Không biết được giá trị của mồ hôi công sức, thậm chí nước mắt và máu mới ra được đồng tiền, ra được thành quả thì làm sao biết quý trọng đồng tiền, quý trọng công sức lao động... Những người đó chẳng khác gì những con búp bê, những con lật đật để trang trí, để người khác sắp đặt trong xã hội này, mặc dù búp bê đó luôn luôn sang trọng, luôn sáng choang long lanh, đeo trên người những thứ đẹp đẽ giá trị... nhưng rốt cục cũng chỉ là thứ vô hồn, trống rỗng.

Tự lập hay phó mặc cho cuộc đời - đó là do quyết định của bạn. Thế nhưng bạn cũng hãy nghĩ xem mình muôn là một con búp bê sung sướng hay là một người lao động chân chính biết tự hào về bản thân mình; muốn mình làm kẻ có ích cho xã hội này hay thích làm kẻ chi biết ngồi hưởng thụ trên công sức của kẻ khác?

Ai cũng ngưỡng mộ và coi trọng một người tự lập chứ không bao giờ tôn vinh một kẻ không chí khí chỉ biết phó mặc số phận và ăn bám. Và cũng phải nhắc tới một phần quan trọng từ cách giáo dục của cha mẹ, bạn bè, xã hội. Đừng cho con mình quá nhiều, đáp ứng tất cả những thứ nó muốn. Hãy dạy cho con biết tự lập ngay từ bé và từ bỏ tính kiêu ngạo coi mình là trung tâm. Xã hội cũng cần tôn vinh những con người ngày đêm cố gắng, ngày đêm sáng tạo giúp ích cho xã hội cho dù đó là người quét rác, người kéo xe bán than...

"Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý của con người nhưng con người sẽ làm nên sự cao quý của nghề nghiệp". Đúng vậy, chỉ những người nỗ lực, cố gắng hết mình cho công việc mình đang làm, tự lập cho cuộc sống thì mới đáng trân trọng. Nghề nghiệp chỉ cao quý khi con người cao quý. Con người chỉ cao quý khi họ biết tự lập, biết đứng bằng đôi chân của mình, biết quý trọng cái mình đang có, cái mình đang làm... Hãy sống tự lập, sống mạnh mẽ.

 

Ngô Tùng Chi
13 tháng 12 2016 lúc 15:33

Bài làm

Khi còn bé, chúng ta được chăm sóc bởi bàn tay của mẹ, sự dìu dắt của cha. Lớn thêm chút nữa, ta được mở mang tầm hiểu biết nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, bạn bè. Nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, đứng trên đôi chân của chính mình và sống một cuộc sống tự lập.

Có một câu danh ngôn như thế này: “Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.”

Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống.

Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhờ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả.

Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Ông cha ta khi xưa vẫn thường nói:

Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Tuy nhiên với những gia đình khá giả hay có điều kiện, cha mẹ lại thường không muốn con cái mình phải chịu khổ. Họ sợ con vất vả nên thường nuông chiều con. Nhưng họ không biết rằng điều này lại khiến cho nhiều bạn trẻ có lối sống ý lại, ăn bám vào gia đình. Lối sống này khiến cho họ trở nên buông thả với chính mình, không biết quý trọng đồng tiền và công sức của người làm ra nó. Từ đó, họ sống không có định hướng, mục đích.

Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 2 2017 lúc 15:43

Chọn đáp án: C

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 11 2017 lúc 3:14

Chọn đáp án: C

tran tan phuoc
Xem chi tiết
Kieu Diem
5 tháng 12 2018 lúc 19:54

Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.Khi thấy bạn làm điều gì sai trái, họ sẽ không bao che mà góp ý để bạn sửa chữa lỗi lầm . Tình bạn cao đẹp ấy được thể hiện ở những hành động tốt đẹp, đáng quý trong cuộc sống. Mỗi khi ta buồn, ta vui đều luôn có bạn bên cạnh sẻ chia niềm vui, nỗi buồn. Bạn luôn là người đã ở bên ta , sát cánh cùng ta vượt qua rào cản của cuộc đời, giúp bạn thoát khỏi ma túy, tệ nạn xã hội. Trong học tập, khi bạn bị điểm thấp, người bạn ấy luôn quan tâm, giúp đỡ bạn tiến bộ. Khi bị mọi người xa lánh, tránh né, người bạn thân của bạn sẽ không ngần ngại đến bên, mỉm cười và nói : " Có tớ ở đây ! Đừng bận tâm về họ ." khiến bạn như tìm thấy động lực. Nhưng bên cạnh đó, có những người chỉ biết lợi dụng vào một mục đích của cá nhân như : xúi giục bạn làm những điều sai trái, những điều xấu làm bạn không biết đâu là đúng, đâu là sai ,... Khi bạn gặp khó khăn , họ đang ở đâu ? Họ chỉ biết khoanh tay đứng nhìn mà không giúp bạn. Chính vì vậy, trong cuộc sống không phải ai cũng đều có một tình bạn đẹp, bền chặt mà ta cần phải" chọn bạn ". Khi đã có được một người bạn tốt thì ta cần biết dang rộng vòng tay,nối kết tình bè bạn và phải luôn nhớ rằng : Tình bạn-đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người.

Học tốt!!ngaingung

Lương Quang Trung
5 tháng 12 2018 lúc 19:55

Để tồn tại một tình bạn lâu bền, không phải chỉ có biết nhận mà không biết cho, hoặc ngược lại. Người bạn đó quan tâm đến ta, chia sẻ với ta trong cuộc sống thì chúng ta cũng cần có hành động đáp lại với tình bạn ấy. Tình bạn chân thành không thể tồn tại với những ai chỉ Cho hoặc chỉ Nhận. Mỗi chúng ta hãy đối với bạn bè , yêu thương, quan tâm đến họ như chính bản thân mình.Hãy giúp đỡ mà không đòi hỏi trả công vì đến một lúc nào đó ta sẽ nhận lại được sự giúp đỡ của họ trong cuộc sống, nhiều hơn những gì ta nghĩ mình có thể nhận được. Chúng ta hãy cho đi mà không chờ nhận lại. Hãy trao yêu thương từ đáy lòng chứ không phải vì những âm mưu vụ lợi, để đó là tình cảm của trái tim chứ không phải toan tính của lý trí. Chúng ta hãy yêu thương và quan tâm đến người bạn của mình, hãy tha thứ cho lỗi lầm và giúp họ tránh những sai lầm như vậy, hãy học cách chấp nhận khuyết điểm của người khác… Tình bạn đôi khi chỉ là những việc làm nhỏ bé, đôi khi chỉ là sự quan tâm rất đỗi bình thường, nhưng đáng quý là ở tấm lòng của người cho và người nhận.Tình bạn cao quý lắm, đáng trân trọng lắm. Tình bạn chân chính sẽ vượt qua mọi giông bão cuộc đời, là nền tảng cho mọi niềm vui và hạnh phúc của con người, sẽ giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nếu trong mỗi chúng ta ai cũng có được những tình bạn đáng quý ấy, cuộc sống sẽ đáng sống biết nhường nào.

Tomm x2
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 8 2023 lúc 10:18

1. Mở đoạn: Giới thiệu bệnh vô cảm là một trong những căn bệnh phổ biến ngày hôm nay. Nó đang từ từ lan rộng ngấm sâu vào đời sống xã hội. 

2. Thân đoạn: 

- Bệnh vô cảm: căn bệnh tâm hồn của những người sống ích kỷ, lạnh lùng và thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, của những người sống xung quanh mình.

- Nguyên nhân: 

+ Con người bị cuốn vào guồng quay cuộc sống đầy mệt mỏi, họ không thể nghĩ cho ai khác ngoài bản thân mình

+ Tâm lý đám đông "nếu mình không giúp, cũng sẽ có người khác giúp"

+ Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”nhanh khiến văn hóa làng xã ngày một mai một dần, con người không còn kết nối với nhau

- Thực trạng: 

+ Con người dần thơ ơ vô cảm với những người xung quanh hoặc với chính người mình yêu thương. Họ cho rằng quan tâm người khác là hành động phí thời gian và cũng không phải nghĩa vụ của mình. 

+ Khi chứng kiến cái ác diễn ra trước mắt, họ gián tiếp giúp kẻ thủ ác trốn tội bằng sự im lặng của mình. 

+ Vô cảm ở đây còn là vô cảm với chính ước mơ và tương lai của mình không còn quan tâm đến ngày mai mình sẽ làm gì.

- Hậu quả: 

+ Bệnh vô cảm khiến cái ác xuất hiện và hoành hành khắp trong xã hội 

+ Vì căn bệnh vô cảm mà con người mất dần kết nối với nhau. 

=> Bài học nhận thức: Chúng ta cần sống học cách cho đi yêu thương để không khiến bản thân trở thành khối băng di động, chỉ biết làm việc như một cái máy mà không có cảm xúc. "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá của con người. Chính vì vậy hãy để trái tim mình được lấp đầy yêu thương để chia sẻ cùng những người xung quanh

- liên hệ bản thân

Phúc Thiện lớp 6/3 Nguyễ...
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 3 2023 lúc 0:19

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.

a. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.

b. Thân bài

*Giải thích:

- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.

- Biểu hiện của sự vô cảm:

+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.

+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.

 

+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.

- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

*Nguyên nhân của sự vô cảm

+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.

+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.

+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.

+ Do phụ huynh quá nuông chiều.

*Tác hại của sự vô cảm

+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.

+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.

+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.

*Liên hệ, vận dụng

- Lên án các hành động vô cảm.

- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.

+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.

c.Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.

*Mở bài:

Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.

Thanh An
13 tháng 3 2023 lúc 0:19

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

a.Mở bài

- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.

- Nêu ấn tượng về nhân vật

b. Thân bài

Phân tích đặc điểm nhân vật.

*Giới thiệu khái quát về nhân vật

- Sự xuất hiện.

- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.

*Đặc điểm của nhân vật

- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.

- Ngôn ngữ của nhân vật.

- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.

c.Kết bài

Đánh giá về nhân vật.

Mở bài:

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.

Thanh An
13 tháng 3 2023 lúc 0:21

Đề 1: 

1. Mở bài

– Giới thiệu về người bạn thân đó của em.

– Nêu ấn tượng chung của em về người đó.

2. Thân bài

– Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.

– Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.

3. Kết bài

– Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.

– Cảm nghĩ của em về người bạn.

Đoạn văn tham khảo:

Nhạc sĩ người Anh John Lennon đã từng nói: “Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa”. Có thể nói để tìm kiếm một người bạn không khó nhưng để gây dựng được một tình bạn chân thành là rất khó, em đã có một người bạn thân và trải qua thời gian tình bạn đó càng thân thiết hơn.

Bước lên cấp hai, em phải chuyển trường lên thị trấn học, một ngôi trường mới xa nhà, xa bạn bè chẳng ai thân quen. Rất may khi đó em đã gặp được Quỳnh, một cô bạn rất xinh xắn và tốt bụng, đó là người bạn đầu tiên đã mở lời làm quen và trò chuyện, giúp đỡ em. Nhà Quỳnh ở thị trấn gần với trường, hàng ngày cậu ấy thường đi bộ tới trường, chẳng khi nào cậu ấy đi học muộn. Lần đầu gặp Quỳnh khi ngồi cùng bàn trong lớp, lúc đó cậu ấy có vẻ trầm tính, khó gần và ít nói, ngại giao tiếp. Thế nhưng sau khi chào hỏi một vài câu cậu ấy đã bộc lộ sự cởi mở, thân thiện và vui vẻ hoà đồng, em rất bất ngờ. Quỳnh có những nét hồn nhiên ngây ngô, đôi khi khiến người khác phải bật cười, sự quá vô tư khiến cho em cũng đôi lúc phải khó xử. Rất nhiều lần Quỳnh cứ rủ em về ở cùng nhà với bạn ấy, thậm chí còn đem xe đạp cho em mượn để đi học vì bạn ấy không dùng đến. Quỳnh học rất giỏi, học đều ở tất cả các môn, thế nhưng bạn ấy không bao giờ tự mãn về điều đó, ngược lại rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn học yếu hơn, em rất thích học nhóm cùng Quỳnh vì lúc đó em học hỏi được rất nhiều điều từ bạn. Người bạn thân của em luôn chuẩn bị quà sinh nhật cho em và luôn hiểu ý muốn, suy nghĩ và sở thích của em, bất cứ trong hoàn cảnh nào tâm trạng nào người bạn ấy cũng kề vai sát cánh cùng em san sẻ.

Em mong sao những năm tháng sau này tình bạn của chúng em vẫn mãi thân thiết như vậy, ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn.