Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
bikiptrollban
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Bình Dương
Xem chi tiết
Ngọc Thủy
27 tháng 9 2021 lúc 15:25

i love you okbanh

Ngọc Thủy
27 tháng 9 2021 lúc 16:50

undefined

chuche
17 tháng 10 2021 lúc 20:15

??? 

T^T~ T^T
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
3 tháng 4 2022 lúc 20:58

Tham khảo:

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Hòa cute
3 tháng 4 2022 lúc 21:00
tqt lop4a1
13 tháng 4 2022 lúc 21:10

đoạn văn mà 500 chữ:)))

Mai Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Bình Dương
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
27 tháng 9 2021 lúc 14:18

Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
 

seens
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 3 2017 lúc 7:30

Đáp án

- Cảm nghĩa về bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”

* Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:

- So sánh “công cha” với “núi”, “nghĩa mẹ” với “nước” - vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao không thể đo đếm được.

- Sử dụng phép đối: “Công cha” – “Nghĩa mẹ” ; “Núi ngất trời” – “nước biển Đông” ⇒ Tạo cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao

* Hai câu sau: Lời nhắn nhủ ân tình thiết tha về đạo làm con.

- “ Cù lao chín chữ” là thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.

- Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ.

Trịnh Đức Hòa
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 12 2021 lúc 14:49

rồi kêu làm cái gì với cái đề v:<

Đỗ Tuệ Lâm
24 tháng 12 2021 lúc 10:45

" Bạn đến chơi nhà" của nhà thơ Nguyễn Khuyến là bài thơ mang đến một tính huống dở khóc dở cười nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa vô cùng sâu xa, được tác giả sáng tác chỉ với 8 câu thơ với lời thơ đơn giản, mộc mạc nhưng lại rất tinh tế. Nói về một tình bạn đẹp giữa ông và người bạn thân tên Dương Khuê. Bài thơ như một câu chuyện tự bộc bạch hết nỗi niềm và tình cảm dành cho tình bạn tri kỷ. Với câu thơ đầu tiên, tác giả như vỡ oà những cảm xúc vui mừng rỡ sau thời gian dài mới được gặp lại bạn thân:

" Đã bấy lâu nay Bác đến nhà"

Tác giả sử dụng cụm từ “đã bấy lâu nay” ngụ ý rằng đã từ rất lâu rồi tôi và bạn mới được gặp lại nhau, đồng thời thể hiện một tình cảm dạt dào, tha thiết dành cho người bạn xa cách thời gian dài.Cho ta thấy tác giả rất vui mừng khi mình sống ẩn dật nhưng vẫn có bạn đến thăm (tình bạn giàu tinh thần đẹp đẽ). Và bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cách xưng hô qua danh từ “bác” thể hiện một sự thân thiết, ân cần và gần gũi. Ngỡ như tình bạn đẹp ấy sẽ được tiếp đón bằng những món ăn ngon. Vậy mà, một tình huống dở khóc dở cười xuất hiện:

" Trẻ thời đi vắng chợ thời xa"

Bạn đến chơi tôi rất muốn tiếp đãi bạn bằng những món ăn cao sang thế nhưng trẻ con thì không có để sai khiến, chợ thì ở quá xa, tuổi tôi đã lớn cũng chẳng thể đi đâu xa được. Lúc này , tác giả nảy ra sáng kiến cơm nhà lá vườn của tác giả cứu vớt được tình huống lúc bấy giờ, thế nhưng:

"Ao sâu nước cả khôn chài 

 Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà"

Những món ăn ở vườn nhà cũng chẳng khá hơn khi muốn đãi bạn món cá thì ao lại quá sâu không bắt được, có gà nhưng “vườn rộng, rào thì thưa” không dễ để bắt gà. Vậy nhà thơ sẽ dùng cái gì để tiếp đón bạn quý đây?

" Cải chửa ra cây, cà mới nụ

 Bầu vừa rụng rốn, mướp đươm hoa"

Thôi thì đành tiếp bạn những món rau dân giã, thế nhưng ra đến vườn thì cải thì chưa ra cây, cà thì mới chớm nụ, bầu và mướp thì chưa thành quả. Tình huống dưỡng như đã trở nên khó xử hơn.

Thế là chỉ còn lựa chọn cuối cùng:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Vì không có những món ăn dù dân giã hay cao sang để tiếp đãi bạn, chỉ có sự chân thành, vui vẻ qua những câu chuyện tâm tư. Thoạt mới nhìn vào bài thơ cứ ngỡ tác giả đang than vãn với người bạn của mình về sự nghèo khổ, khốn khó, thế nhưng ý nghĩa sâu xa có ai biết. Tác giả sử dụng phép lặp “không” như muốn khẳng định về tình bạn gắn bó keo sơn, chẳng vì vật chất mới chơi cùng với nhau. Tình bạn tri kỷ chỉ cần nhìn thấy nhau hạnh phúc, khỏe mạnh là đủ vui rồi, cũng đủ để trường tồn mãi với thời gian.

Câu thơ cuối như lời giãi bày:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Danh từ “Bác” một lần nữa lại xuất hiện như một sự trân trọng, yêu thương. Đồng thời thể hiện sự biết ơn đối với người bạn thân đã lặn lội đường xá xa xôi đến chơi với tác giả. Cụm từ “ta với ta” ám chỉ tôi với bạn. Đến đây cả hai như cùng chung một nỗi niềm, một sự cảm thông, trân quý lẫn nhau. Chẳng cần mâm đầy món cao sang, chỉ cần tôi và bác được gặp nhau cũng đủ thân tình. Chắc chắn đây là một tình bạn đáng để học hỏi, tri kỷ và đáng quý. Một tình bạn chân thành, không vụ lợi. Câu thơ cuối như làm sáng cả bài thơ, thật ấm áp làm sao.Bài thơ khép lại mang một ý nghĩa rằng tình bạn chỉ đơn giản xuất phát từ trái tim, sự chân thành, không vụ lợi, phi vật chất đó mới chính là tình bạn đẹp. Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với luật lệ nghiêm ngặt nhưng vẫn toát lên sự dí dỏm, vui tươi, lạc quan trong từng câu thơ. Cùng với tác sử dụng nghệ thuật phép lặp “không” nhằm khẳng định một tình bạn keo sơn, bền chặt chẳng cần mâm cao cỗ đầy nhưng cả hai vẫn vui vẻ trò chuyện, tương thông lẫn nhau. Bài thơ như muốn truyền tải một ý nghĩa cao đẹp về tình bạn đích thực, em thấy rất nghưỡng mộ tình bạn này bởi thời xưa mấy người có được tình bạn cao đẹp này. Mong rằng qua bài thơ này, chúng ta học được thế nào là tình bạn đẹp, học tập theo tác giả để có 1 tình bạn như vậy, không lừa dối, không khinh thường cũng không quan tâm tiền tài vật chất.

Trần Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết

    Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

                                  Công cha như núi Thái Sơn

                      Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                 Một lòng thờ mẹ kính cha

                           Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

     Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

     Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

                         Công cha như núi Thái Sơn

               Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

      Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

     Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

                               Một lòng thờ mẹ kính cha

                       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

     Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

     Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

     Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

      Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

      Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

#Học tốt!!!

Khách vãng lai đã xóa