Ngọc Diệp
a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gìc,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,.....
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Tran My Quyen
Xem chi tiết
Phương Thảo
14 tháng 11 2016 lúc 5:15

Giới thiệu bằng 2 câu :

Hồ Chí Minh là nhà chính trị , nhà thơ , danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam .Tác phẩm " Cảnh khuya " đc sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp .

Bình luận (0)
Hello Kitty
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Yến Nhi
25 tháng 10 2016 lúc 21:06

Hồ Chí Minh (1890 -1969) là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt nam, là một danh nhân văn hóa thế giới và một nhà thơ lớn. Bài thơ Cảnh khuya ra đời ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chúc bạn học tốt nhé!!! okthanghoa

Bình luận (0)
Linh Phương
26 tháng 10 2016 lúc 6:21

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

Bình luận (1)
Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 21:10

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc

 

Bình luận (0)
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Shoushi Miketsukami
1 tháng 11 2016 lúc 18:53

a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.

b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.

c)

- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1

Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiêntác giả yêu thiên nhiên.

→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.

d)

- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.

Hết rồi đó, chúc bạn học tốt. ok

Bình luận (12)
Lyly
31 tháng 10 2016 lúc 14:32

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp

Bình luận (1)
trần thị xuân mai
13 tháng 11 2016 lúc 20:15

B)thể thơ:tứ tuyệt

4 câu , mỗi câu 7 chữ

hiệp vần: câu 1, 2, 4(xa, hoa, nhà)

cách ngắt nhiệp:câu1:3/4

câu 2:4/3

câu 3 :4/3

câu 4:2/5

banh.............................

Bình luận (0)
Tường Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Đan
12 tháng 12 2021 lúc 17:57

Câu 1:

-Tác giả là Hồ Chí Minh.

-Đôi nét về tác giả:

+Là người chiến sĩ cách mạng,anh hùng dân tộc,vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

+Là nhà văn,nhà thơ lớn của Việt Nam.

+Là danh nhân văn hóa thế giới.

-Hoàn cảnh sáng tác:trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc.

Câu 2:

-Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt.

-Phương thức biểu đạt:biểu cảm.

Câu 3:

-Điệp từ ''lồng'':tạo vẻ đẹp quấn quýt,giao hòa của thiên nhiên.

-Điệp từ ''chưa ngủ'':tình yêu thiên nhiên gắn liền với yêu nước.Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác,nhà thơ-người chiến sĩ cách mạng.

Bình luận (0)
Ngọc
12 tháng 12 2021 lúc 18:01

1/ Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội

- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn

   + Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

   + Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

   + Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
hoàn cảnh sáng tác :bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc
2/
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
PTBD: biểu cảm
3/
Điệp ngữ: "lồng"
=> Trăng hòa quyện với cây, hoa tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Điệp ngữ: chưa ngủ
=> Nhấn mạnh ý Bác "chưa ngủ" vì lo "nỗi nước nhà" . Cho ta thấy Bác là người chẳng những yêu thiên nhiên mà còn có lòng yêu nước sâu nặng. Hết lòng vì nước, vì dân.

Bình luận (0)
Help Me
Xem chi tiết
hỏi đáp
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
15 tháng 4 2020 lúc 22:24

1.

''Cảnh Khuya''

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

''Rằm tháng giêng''

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

2.

-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.

-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.

-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :

+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng

+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng

3.

-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.

-Điệp từ : ''Lồng''

+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.

-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động

4.

Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Nguyệt Quế Chi
23 tháng 11 2020 lúc 21:19
Dài quá à,tick động viên chị milk nhé!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Alan
Xem chi tiết
Mình thành Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn
22 tháng 12 2021 lúc 14:00

Tham khảo:

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

 

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

 

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

 

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

 

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

 

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

 

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

 

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

 

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

 

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

 

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

 

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

 

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

 

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

 

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

 

 

 

 

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Minh Tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
31 tháng 10 2021 lúc 9:19

Tham khảo!

Câu 1:

- Năm sinh - năm mất: 701 - 762

- Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, được mệnh danh là Thi Tiên

- Quê quán: ở Tam Cúc

- Cuộc đời:

Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.Quanh ông luôn có rất nhiều giai thoại, những nổi tiếng nhất chính là giai thoại về cái chết vì muốn vớt ánh trăng vàng của ông.

- Đặc điểm thơ Lí Bạch:

Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóngHình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩNgôn ngữ tự nhiên mà điêu luyệnÔng thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn

Câu 2:Xuất xứ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Tương Như dịch, in trong cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987 bởi Nhà xuất bản văn học.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Cuộc đời Lí Bạch là những năm tháng phiêu bạc giang hồ, đi khắp nơi trong thiên hạ để thảo chí thăm thú. Tuy vậy, không lúc nào trong ông quên đi quê hương mình. Trong một đếm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ.

Câu 3:

Thể thơ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bài thơ Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh được viết bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.

Khác với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư)Đây là thể thơ ra đời trước thời Đường - có trước các thể thơ đường luậtKhông gò bó, bắt buộc tuân thủ theo các niệm luật và phép đối như thơ đườngSố chữ của 1 câu là 5 nhưng số câu thì không hạn định

Câu 4:Bố cục bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Gồm 2 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 12 câu thơ đầuCảnh đêm trăng sáng và tâm trạng của tác giả
Phần 22 câu thơ cuốiNỗi nhớ quê hương của tác giả
Bình luận (0)