Giúp mình vs mai mình nộp bài rui
Giúp mink vs mai mình phải nộp rui
bạn jog minh
cô mình kêu lần sau cô kiểm tra
Nội dung | Lãnh địa | Thành Thị Trung Đại
|
Thời gian xuất hiện | Cuối thế kỉ V | Cuối thế kỉ XI |
Thành phần cư dân chủ yếu | Nông nô, lãnh chúa | Thợ thủ công và thương nhân |
Hoạt động kinh tế | Nông nghiệp | Sản xuất và buôn bán hàng thủ công |
Tìm số tự nhiên có 4 chữ số, biết rằng nếu số đã cho viết theo thứ tự ngược lại thì số đó được gấp lên 9 lầ. Giúp mình với,mai mình nộp bài rui
Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông đã mang đến bài học gì? Giúp mình với nhé các bạn mai mình nộp rui (= mơn ạ ❤
Được sinh ra trên đời là một diễm phúc đối với mỗi con người. Thế nhưng để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người luôn phấn đấu để thật sự “thành người” là cả một quá trình đấu tranh. Đế nói về một quan niệm sống cần phải có nghị lực, ý chí, Nguyễn Bá Học có một đúc kết thật hay: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển;
Quyết chí ắt làm nên”.
Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của một người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vượt lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với những ai muốn đi đến được thành công. Con đường Hồ Chí Minh di đến giải phóng dân tộc quả không dễ dàng. Chế Lan Viên từng dùng hình ảnh “viên gạch hồng” mà Bác đã sưởi ấm cả một mùa đông. Đó mới chỉ là một trong cái khó về thiếu thốn vật chất thường ngày mà Bác phải trải qua. Để giác ngộ những trí thức hải ngoại thâu đạt được tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác mà hỗ trợ cũng là cả một vấn đề. Xây dựng được cơ sở Đảng phải trải qua muôn vàn khó khăn; tìm kiếm vũ khí; tranh thù sự ủng hộ của quốc tế, ... Đó là những chặng đường Bác đã trải qua. Những năm tháng tù đày, sống và hoạt động trong vòng bí mật. Sau này giành được hòa bình, con đường Bác phải tiếp tục là làm cho dân no ấm, ... Ôi, biết bao là khó khăn. Vậy mà Bác đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Nếu không có những bản lĩnh phi thường, một trí tuệ vượt bậc và tấm lòng thương dân sâu nặng, thử hỏi làm sao vượt qua con đường ấy?! Bởi vậy, khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, Bác chỉ có mỗi mình trong lặng lẽ, nhưng khi nằm xuống, đã có hàng vạn, hàng vạn trái tim của đồng bào hướng về Hà Nội, hướng về Bác mà rơi lệ tiếc thương. Hằng ngày, ta vẫn thấy những bà mẹ nghèo tần tảo nuôi con. Dẫu cho con họ từng bước lớn lên trong từng chén cơm cơ hàn, nhưng vẫn được đến trường từ gánh hàng rong của mẹ. Điều đó, ta đã từng được nghe, được thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những đôi vai gầy gò, và gánh hàng còm cõi, họ vẫn đầy nghị lực và khát vọng hướng con đến con đường tươi sáng với những thiết tha cao đẹp. Ngày ngày, ta vẫn thấy biết bao người tật nguyền rong ruổi trên khắp nẻo đường. Họ mưu sinh chân chính và trĩu nặng trong từng bước chân số phận mà lương thiện. Họ đã sống bằng nghị lực phi thường.
Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loạt người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được, chúng ta cứ thử một lần bước qua những thừ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt, qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sổng, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện đế mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống.
Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.
Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”. Là thanh niên, sống không có mục đích, không có lí tưởng, khát vọng, và đặc biệt không có nghị lực vươn lên thì quả thật hổ thẹn biết bao!.
Cầm vàng mà lội qua sông,
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
Cuộc đời là một hành trình dài mà mỗi người đều phải thực hiện để khẳng định sự tồn tại và giá trị của bản thân. Trên hành trình ấy không chỉ trải những hoa hồng mà còn đầy rãy những khó khăn, thử thách đang đợi chờ, đương đầu với ta. Nếu như ta có đủ nghị lực, lòng kiên trì cũng như bản lĩnh thì ta có thể chinh phục được những khó khăn ấy, đặt chân đến vạch đích cuối cùng. Nhưng ngược lại, nếu như ta yếu đuối, thiếu kiên trì thì tất yếu sẽ bị những khó khăn ấy khuất phục, ta sẽ mang tâm lí e ngại, khó thành công trong bất cứ công việc gì sau đó. Nói về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Bá Học đã có một nhận định rất hay: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Câu nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” là một nhận định vô cùng đúng đắn và sâu sắc về quá trình thực hiện hành trình chinh phục ước mơ, mục đích sống của con người. Nhà văn nhận định về sự khó khăn trong quá trình thực hiện và đưa ra hai trường hợp mà con người có thể gặp phải khi thực hiện hành trình ấy, một là khuất phục, hai là đương đầu và vượt qua. Tùy theo hành động, cách thức thực hiện mà con người cũng tự tạo ra cho mình một loại tâm lí riêng biệt, e ngại hay chinh phục.
“Đường đi” ở đây ta có thể hiểu đó chính là hành trình của con người trong việc thực hiện ước mơ hay mục đích nào đó. Hình ảnh đường đi cũng có thể hiểu đó chính là biểu tượng cho đường đời của mỗi người. Trên con đường đó, con người sẽ gặp rất nhiều những điều mới mẻ, thú vị nhưng cũng không thiếu những khó khăn, thử thách đang đợi chúng ta trên mỗi con đường ấy. Bởi vậy mà hành trình thực hiện nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi người.
Ở đây, nhà văn Nguyễn Bá Học đã nhận thức được bản chất của hành trình đến thành công đó, nhà văn khẳng định, đó là một đường đi khó. Bởi không có một thành công nào không phải trải qua những mũi gai. Nhưng, nếu đọc cả nhận định của nhà văn “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”, thì ta có thể thấy, mục đích hướng tới không phải là khẳng định đường đi khó mà chỉ ra nguyên nhân mà đường đi khó, đó chính là bởi tâm lí đón nhận của mỗi người có sự khác nhau.
Nhà văn Nguyễn Bá Học đã chỉ ra đường đi khó, nhưng nguyên nhân của nó cũng rất đa dạng, trước hết nhà văn phủ định yếu tố hoàn cảnh “không khó vì ngăn sông cách núi”. Sông và núi ở đây không phải sử dụng với ý nghĩa vốn có của nó mà được dùng với ý nghĩa biểu tượng, sông và núi là những chướng ngại đầy khó khăn, chắc chở mà con người có thể gặp phải trong hành trình của mình. Nói về những khó khăn nhưng không phải nhằm mục đích khẳng định mà nhà văn phủ định nó bằng từ “không”.
Thông thường, những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn tạo ra những trở ngại cho con người trong việc thực hiện một điều gì đó, nó có thể làm cho con người cảm thấy khó khăn, bế tắc, thậm chí là tuyệt vọng, hậu quả là chúng ta không thể đi đến đích của cuộc hành trình. Nhưng, ở đây, nhà văn Nguyễn Bá Học đã phủ định hoàn toàn yếu tố hoàn cảnh, yếu tố khách quan đó mà nhấn mạnh đến nguyên nhân thứ hai, nguyên nhân khiến cho đường đi trở nên khó khăn.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhận thức đường đi khó mà nhà văn Nguyễn Bá Học đưa ra ở đây chính là vấn đề về tâm lí, thái độ của con người trong việc đối diện với những khó khăn ấy “lòng người ngại núi e sông”. Lời khẳng định của tác giả khiến chúng ta chợt nhận ra một thực tế, đó chính là xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh, bất cứ thất bại nào xảy đến thì con người cũng cho rằng đó là do hoàn cảnh. Nhưng ta đã không nhận ra rằng đó hoàn toàn là vấn đề ở nhận thức của ta về những khó khăn ấy. Nếu ta e sợ nó thì hành động cũng thiếu quyết đoán, chính xác, thành thử chính chúng ta mới là người làm cho đường đi của mình khó.
Câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” mang tính đúng đắn, là một lời cảnh tỉnh đối với chúng ta về thái độ cũng như cách ứng xử với những khó khăn của bản thân. Hãy sống lạc quan, đối diện với những khó khăn bằng sự chủ động và bản lĩnh, lòng kiên trì, có được như vậy thì ta mới có thể chạm tay vào thành công, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
nhận xét tài năng của Nguyễn Du khi sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình(giúp mình mai nộp rui)
Tham khảo:
Nhắc đến tài năng của đại thi hào Nguyễn Du, mỗi người đã từng đọc truyện Kiều đều không thể không khâm phục tài năng của ông với những nét riêng truyền thống và cá tính sáng tạo trong lối viết đậm chất trữ tình. Những rung động trong tâm hồn được khơi dậy khi đọc truyện Kiều hẳn là một điều không ai trong chúng ta có thể phủ nhận bởi vì chúng ta đã từng có những cảm giác này. Truyện Kiều vì thế đã sống mãi với thời gian và không gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác, lúc nào cũng được mọi người trân trọng và yêu mến. Dưới ngòi bút của ông, những bức tranh về cảnh đời số phận của từng nhân vật đều hiện lên sống động, đều khiến độc giả cảm thông, giận hờn, yêu ghét theo từng vần thơ..Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du nói chung rất đa dạng, tài tình và phong phú, nhất là tả cảnh ngụ tình. Chính nghệ thuật này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều.
Lối tả cảnh ngụ tình mang tính cách chủ quan , man mác khắp trong truyện Kiều. Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật phụ ẩn chứa trong đó, như trong tám câu thơ cuối của đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
“Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh’
Ầm ầm tiếng sống kếu quanh ghế ngồi.”
Nếu đọc trên những dòng chữ, ta có thể thấy đây là đoạn thơ chỉ tả cảnh. Nhưng nếu dùng cảm xúc và suy nghĩ của mình, đọc giữa nhưng dòng chữ thì ta lại nhìn thấu tâm trạng của Kiều mà Nguyễn Du gửi gắm đến người đọc bằng lối kể chuyện nửa trực tiếp. Nghệ thuật của ông là mang cái gì rộng lớn mênh mông, để rồi đem vào hàm chứa trong một cái gì nhỏ bé. Khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, nhìn qua song cửa thấy cảnh biển chiều hôm, với những cánh buồm xa xa lại tưởng nhớ tới quê hương, tới thân phận bọt bèo không định hướng, tới tương lai u tối, đáng sợ với đầy rẫy những cạm bẫy rình rập của mình. Nói chung, Nguyễn Du chú trọng nhiều đến màu sắc của thiên nhiên, đặc biệt là của hoàng hôn, của cây cỏ, của trăng và của nước. Đó là những màu sắc thi vị, nhưng lại gieo ấn tượng cho một nỗi buồn xa xăm, cũng chỉ vì truyện Kiều mang bản chất nhiều nỗi buồn hơn vui.
Nghệ thuật tả cảnh bằng thơ của Nguyễn Du cũng dùng rất nhiều màu sắc như bức tranh của một người họa sĩ. Trước tiên phải là ánh sáng, một yếu tố nhấn cơ bản, rồi sau đó mới tới các màu sắc với sự pha chế sao cho làm nổi được mảng chính và mảng phụ. Hãy xem một cảnh xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi bút tả cảnh đầy màu sắc của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
”Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
Thật là một bức tranh màu sắc thanh nhã tuyệt hảo: trên thảm cỏ xanh mướt bao la- màu xanh non mới mẻ, tinh khôi, đầy sức sống; dưới bầu trời mênh mông với màu xanh khoáng đạt, trong trẻo; nổi những bông hoa lê trắng tinh- màu trắng nhẹ nhàng, thanh khiết. Chỉ có hai màu xanh và trắng, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh hài hoà đến tuyệt diệu, dù không rực rỡ nhưng vẫn hết sức vui tươi, thể hiện tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong buổi du xuân. Ở đây cũng cần để ý tới lối đảo chữ tài tình của Nguyễn Du. Thay vì “ cành lê điểm một vài bông hoa trắng” thì Nguyễn Du đã viết:”cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Tất nhiên có thể Nguyễn Du đã phải đảo chữ chỉ vì tôn trọng luật “bằng trắc” của thơ lục bát , nhưng cũng phải công nhận đó là một lối đảo chữ tài tình mà không phải ai cũng làm được. Chữ điểm làm cảnh vật có hồn chứ không tĩnh tại. Cũng trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một lối tả cảnh ngụ tình khác nữa. Nguyễn Du vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh, tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người, giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai. Nói một cách khác , Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó. Ví dụ như đoạn thơ cuối trong “cảnh ngày xuân”:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Nguyễn Du không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên theo bước đi của thơi gian mà còn nhuộm màu tâm trạng đó là tâm trạng của chị em Kiều lúc này, tất cả đều lắng xuống, chơi vơi trong một trạng thái mơ hồ nhưng có thực. Nó là nỗi bâng khuâng, man mác nuối tiếc. Ngay ở câu đầu thôi, chúng ta đã nhìn thấy được cảnh vật trở nên trầm buồn hơn vào buổi chiều tà. Chị em Kiều du xuân ra về thì trời vừa ngả bóng hoàng hôn. Nguyễn Du dùng hai chữ “tà tà “ chỉ một hành động chậm rãi, có thể là chị em Kiều thong thả bước chân ra về, mà cũng có thể chỉ sự xuống chầm chậm của mặt trời chiều. Đây không chỉ là hoàng hôn của cảnh vật. Dường như con người cũng chìm trong một cảm xúc bâng khuâng khó tả. Ở câu thơ tiếp đó, tác giả miêu tả hành động, tâm trạng của hai chị em cũng bần thần, nuối tiếc, lặng buồn. Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, “dan tay” tưởng là vui nhưng thực chất là chia sẻ cái buồn không nói hết. Không gian không còn cái bát ngát, trong sáng mà đang nhẹ dần, lặng dần. “Nao nao” chỉ tâm sự con người, nhưng cũng chỉ sự ngập ngừng lãng đãng của dòng nước trôi dưới chân cầu. Thực ...
Có thể bạn quan tâm sự tác giả đã làm nhịp thơ dường như chậm hẳn lại. Cách dùng từ như thế này biểu hiện tài hoa và khéo léo của Nguyễn Du khi lấy đà để chuyển ý của câu chuyện sang một cảnh mới với mối tâm trạng mới của nhân vật: Cảnh chị em Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên sau đó.
Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật là muôn hình vạn trạng. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì nghệ thuật vẽ một bức tranh thủy mạc, nhiều khi chỉ một mảnh trời, một ánh trăng, một cánh hoa, một dòng nước hay một áng mây hoàng hôn. Chỉ thế thôi, nhưng chữ dùng về màu sắc và cách sắp đặt cảnh gần xa thật tài tình đã đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc, như để cùng chung hòa vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi được là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã ban cho cảnh thiên nhiên một “hồn người”. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt tới mức tinh diệu để chỉ riêng một lãnh vực tả cảnh không thôi, cũng đủ truyện Kiều không hổ thẹn để xứng đáng là một tác phẩm truyện thơ nôm hay nhất trong kho tàng văn học của nước ta.
So sánh MT ôn đới HĐ và MT ôn đới lục địa
Giúp mình vs mai mình nộp bài r ạ !!!
- Lượng mưa trung bình năm thấp (dưới 500mm/năm) nên rất khô hạn
- Biên độ nhiệt ngày và năm lớn
- Ít dân cư sinh sống, thực động vật nghèo nàn
=> Đới lạnh: được coi như hoang mạc, nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.
Làm đoạn văn chứng minh Đề bài : chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân Giúp mình vs mai mình nộp rồi :((
Cuộc đời mỗi chúng ta là một hành trình rộng lớn. Trong hành trình ấy, con người ta không thể cô độc một mình mà phải hòa vào cả xã hội. Một trong những sức mạnh gắn kết con người với con người chính là sự chân thành, trung thực. Điều đó cũng có nghĩa nói dối có hại cho bản thân mỗi người.
Nói dối là nói sai sự thật, cố ý làm người khác hiểu lầm sự thật. Nói dối là hành động không trung thực, là căn bệnh của nhiều phần tử trong xã hội ngày nay. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể nói dối. Nói dối thực sự có hại cho chính bản thân.
“Giấy không thể gói được lửa”, nói dối lần đầu có thể trót lọt, không ai phát hiện ra nhưng có lần thứ nhất sẽ có những lần sau. Dần dần nó sẽ hình thành thói quen xấu. Và khi mọi người phát hiện đươc sự thật, niềm tin của họ ngay lập tức suy giảm và nếu bạn vẫn tiếp tục nói dối, niềm tin ấy sẽ biến mất. Ngược lại, mỗi lần bạn nói gì đó, bạn sẽ nhận lại thái độ nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng từ người nghe.
Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Cả thế giới đã từng phải ngỡ ngàng trước một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa của một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân là nói dối. Giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu nhân bản người. Đặc biệt là nghiên cứu về tế bào mầm. Nhưng sau đó, qua các cuộc điều tra, người ta phát hiện ra các nghiên cứu của ông Hwang đều không có thật. Ông nhận rất nhiều tiền từ nhà nước, mọi người đã tin ông, nhưng chỉ đưa ra kết quả giả. Hậu quả ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự và phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Còn rất nhiều dẫn chứng có thật khác.
Không có lời nói dối nào hoàn hảo đến mức tuyệt đối, cũng không có sự dối trá nào mãi mãi không bị phát hiện. Có những lời nói dối mang đến mục đích tốt đẹp, như lời nói dối của bác sĩ với bệnh nhân nan y để họ yên tâm, lạc quan hơn vào sự sống còn lại. Lời nói dối ấy phải vì mọi người, vì nhân văn mới thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, nói dối sẽ không đem lại kết quả tốt cho bản thân. Mối quan hệ giữa người với người cần có niềm tin và sự chân thành. Mỗi cá nhân cần nhận thức tác hại của lời nói dối để từ đó biết giữ và rèn cho mình tính trung thực, chính trực. Tạo dựng được niềm tin nơi mọi người là một yếu tố cần thiết và quan trọng để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, hoàn thiện và phát triển bản thân, đồng thời cùng chung tay góp phần đưa xã hội đi lên.
“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Cuộc sống là của tất cả chúng ta nên ai cũng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó. Đừng nói dối để nhận lại hậu quả khôn lường cho chính mình. Con đường thành công sẽ không xuất hiện cho những người sống mà dùng lời nói dối để đối đãi mọi người xung quanh.
HT nha bạn
# Hoàng Đức Tùng #
biểu cảm là gì ? vì sao phải đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận giúp mình vs mai mình phải nộp ròi :))
giúp mình vs mai mình nộp oy
giúp mình vs mai nộp rồi
Giải:
Ta có: \(\widehat{A_1}+\widehat{A_2}=180^o\) ( kề bù )
Mà \(\widehat{A_1}-\widehat{A_2}=60^o\)
\(\Rightarrow\widehat{A_1}=\left(180^o+60^o\right):2=120^o\)
\(\Rightarrow\widehat{A_2}=180^o-\widehat{A_1}=180^o-120^o=60^o\)
Vì a // b nên \(\widehat{B_1}=\widehat{A_1}=120^o\) ( so le trong )
\(\widehat{B_2}=\widehat{A_2}=60^o\) ( so le trong )
Vậy \(\widehat{B_1}=120^o,\widehat{B_2}=60^o\)
GT: a // b ; \(\widehat{A_1}\) - \(\widehat{A_2}\) = 60o
KL : \(\widehat{B_1}\) = ? ; \(\widehat{B_2}\) = ?
Ta có: \(\widehat{A_1}\) - \(\widehat{A_2}\) = 60o (gt) (1)
và \(\widehat{A_1}\) + \(\widehat{A_2}\) = 180o ( 2 góc kề bù) (2)
Từ (1) và (2)
\(\Rightarrow\) \(\widehat{A_1}\) = \(\frac{180^o+60^o}{2}\) = 120o
\(\widehat{A_2}\) = \(\frac{180^o-60^o}{2}\) = 60o
Vì a // b (gt) nên:
\(\Rightarrow\) \(\widehat{A_1}\) = \(\widehat{B_1}\) = 120o ( cặp góc so le trong)
\(\widehat{A_2}\) = \(\widehat{B_2}\) = 60o ( cặp góc so le trong)
Vậy \(\widehat{B_1}\) = 120o ; \(\widehat{B_2}\) = 60o
I can help you
Tính B1 .
Ta có :
Vì a song song với b nên : B1 = A1 = 60 độ ( so le trong )
Tính B2 : B2 + B1 = 180 độ ( Kề bù )
B2 + 60 = 180
B2 = 180 - 60
=> B2 = 120 độ