Những câu hỏi liên quan
Dương Thùy Trang
Xem chi tiết
Anh Qua
29 tháng 11 2018 lúc 12:40

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy rối lòng, bất lực trước một con người đã buông xuôi, chán sống. Bởi thế nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của Xiu và cụ Bơ-men lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Có lẽ trong giây phút đó, họ đã nhìn thấy nhánh thường xuân cuối cùng trụi lá rồi chăng? Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng.
Trong hoàn cảnh này, người đau khổ nhất không phải là Giôn-xi mà chính là cô gái trẻ Xiu. Bởi lẽ, cô là người sẽ phải chứng kiến toàn bộ tấn bi kịch sắp diễn ra vào sáng hôm sau khi Giôn-xi lại nhìn ra cửa sổ. Nhà văn không mô tả cụ thể tâm trạng Xiu, chỉ cho biết cô “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”,như vậy có nghĩa là cô đã phải trải qua một đêm trắng đầy âu lo thổn thức, trong sự bồn chồn và bất lực. Một đêm mưa gió ngoài trời dữ dội, một chiếc lá mong manh bám trên bức tường gạch chắc chắn sẽ bị vùi dập tơi tả, không chống chọi nổi sự tàn phá của tự nhiên. Điều đó có nghĩa là sau phút kéo mành lên, Giôn-xi sẽ nhìn thấy cái chết của chính mình. Nhưng Xiu cũng không thể chịu được khoảnh khắc nhìn thấy “Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống”. Không kéo mành lên cũng không được, vì như vậy Xiu sẽ mang mặc cảm chính mình mới là người gây ra cái chết của Giôn-xi. Ta hiểu tâm trạng của cô khi làm theo một cách chán nản, bản thân cô cũng không còn phương cách nào giúp cho người đồng nghiệp, người em gái kia từ bỏ suy nghĩ điên rồ đáng sợ kia.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu, vì chiếc lá cô nhìn thấy không phải là một ảo ảnh: “Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Còn Giôn-xi? Cô cũng nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, thừa nhận sự thật một cách miễn cưỡng và tiếp tục suy nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Bình luận (0)
Hot Girl
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Thái
3 tháng 4 2020 lúc 9:27

  Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

    Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

    Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây thường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

    Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

    Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

    Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
3 tháng 4 2020 lúc 9:29

  Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.

 Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.

    Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.

    Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.

    Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật ngộ nghĩnh, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơn, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

    Em bé đã chết mà đôi mát vẫn hồng, đôi môi vẫn đang mỉm cười, Cái chết thể hiện sự thanh thản, toại nguyện vì em đã được về với người bà kính yêu, thoát khỏi mọi khổ đau, bất hạnh. Cái chết còn thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn với trẻ thơ, đó là sự cảm thông, yêu thương, trân trọng những mơ ước bé nhỏ của chúng.

    Không chỉ đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm. Truyện có kết cấu hợp lí, diễn biến phù hợp với hoàn cảnh đáng thương của em bé bán diêm. Vận dụng nghệ thuật đối lập tương phản tài tình càng làm nổi bật hơn số phận bất hạnh của cô bé.

    Gấp trang sách lại, người đọc vẫn thổn thức về cái chết của cô bé bán diêm tội nghiệp, đáng thương. Không chỉ vậy, qua tác phẩm ta càng thêm trân trọng tấm lòng của tác giả dành cho trẻ thơ với thông điệp về lòng yêu thương con người đầy ý nghĩa: hãy yêu thương con trẻ, hãy dành cho chúng một cuộc sống bình yên trong một gia đình hạnh phúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Luna
3 tháng 4 2020 lúc 9:32

Các bạn tham khảo nhớ phải ghi nguồn vào !!

An-đéc-xen được mệnh danh là ông già kể chuyện cổ tích, nhà văn lớn của Đan Mạch. Truyện ông viết không chỉ dành cho thiếu nhi mà ở mỗi câu chuyện viết cho thiếu nhi là những bài học nhân đạo cho người lớn. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số đó phải kể đến truyện ngắn: “Cô bé bán diêm”. Hiện lên nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh cô bé bán diêm đáng thương.

    Trước hết cô bé bán diêm được khắc tả với một gia cảnh nghèo khó, khổ cực. Mồ côi mẹ từ sớm, em sống với cha và bà. Nhưng rồi người bà yêu thương em nhất cũng để em ở lại mà bay về thiên đường. Em sống với người cha nghiện ngập, hàng ngày bắt em làm việc kiếm tiền cho mình. Một cô bé còn quá nhỏ để làm lụng vất vả như vậy. Một cô bé thiếu thốn tình yêu thương của gia đình.

    Cô bé bán diêm nhỏ bé mà phải chịu đựng bao đau khổ, khó khăn ngay cả trong ngày Lễ Giáng sinh – ngày gia đình đoàn tụ ấm áp. Trong bão tuyết lạnh lẽo trắng xoá, mọi người mặc những bộ quần áo ấm áp, rực rỡ thì em lại đi đôi chân trần trên mặt đất trắng xoá đầy tuyết. Đôi chân vì lạnh mà đỏ ửng. Trên người em là bộ quần áo rách, đầu trần không đội mũ để tuyết phủ kín đầu. Nhìn bề ngoài ấy thật đáng thương đến tội nghiệp.

    Em luôn miệng mời mọi người xung quanh mua diêm, nhưng không ai quan tâm đến cô bé đáng thương. Đến đây ta thấy sự trách móc ẩn sâu trong câu văn của An-đec-xen về những con người sống quá vội, thiếu đi tình yêu thương nhân loại, bỏ qua những sinh linh nhỏ bé. Em lạnh, đói và rét nhưng không dám về nhà vì lo sợ cha sẽ đánh đập vì không bán được hộp diêm nào.

    Em nhìn phố lên đèn, nhìn những ngôi nhà trang hoàng ấm cúng khiến người đọc thật xót xa. Tác giả phác hoạ những đường nét đối lập để nhấn mạnh sự đáng thương, thiếu thốn của cô bé bán diêm. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Kí ức hiện lên ngắn ngủi nhưng cũng đủ khiến em mỉm cười trong cái lạnh. Nhưng quá khứ càng đẹp thì hiện tạo càng đáng thương, càng chua xót.

    Những mong ước của cô bé bán diêm được cảm nhận sâu sắc nhất trong những lần quẹt diêm. Lần quẹt diêm thứ nhất “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Giấc mơ giản dị, đơn giản là được ngồi trước lò sưởi ấm em không thể có. Hiện thực trước mắt em là tuyết trắng dày đặc, tiết trời mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Ánh sáng tắt đi, bóng tối lại bao quanh

    Em quẹt que diêm thứ hai ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Không chỉ phải chịu lạnh, em còn phải chịu đói. Bởi vậy ước muốn ấy thiết thực bao nhiêu thì càng khía sâu nỗi đáng thương đói rét của em bấy nhiêu. Nhưng chưa được bao lâu hiện thực lại bủa vây em. Em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

    Và em quẹt tiếp một que diêm. Que diêm cháy sáng, vùng ánh sáng lại hiện lên. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Que diêm lại vụt tắt mang đi niềm vui vừa mới mở ra. Em vội quẹt thêm que diêm vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em “– Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.”

    Em quẹt hết số diêm còn lại. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.

    Cái chết của em vừa đáng thương lại vừa kì ảo. Bởi nó nhẹ nhàng hệt như một giấc ngủ, giấc mơ. Ước mơ của em thật đẹp. Nhưng càng đẹp thì càng đau xót. Em bé bán diêm sống cuộc đời bé nhỏ nghèo khổ thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ và thiếu cả tình thương của cộng đồng.

    Qua nhân vật cô bé bán diêm, An-đec-xen nói lên tiếng nói yêu thương với những đứa trẻ đáng thương, tội nghiệp. Đồng thời cũng là lời phê phán những con người thờ ơ, thiếu tình yêu thương với những con người khó khăn.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-nhan-vat-co-be-ban-diem-trong-tac-pham-cung-ten-cua-andersen

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thu Trng
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 11 2016 lúc 22:05

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

. Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

 

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy dược. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá ràn rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi ***** những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Trng
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 11 2016 lúc 22:05

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

. Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

 

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy dược. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá ràn rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi ***** những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

 

Bình luận (0)
Triêu Lê
Xem chi tiết
ILoveMath
25 tháng 10 2021 lúc 10:17

C

Bình luận (0)
Phạm Mai Phương
Xem chi tiết
pham thu hien
Xem chi tiết
Quang Nhân
27 tháng 12 2020 lúc 20:13

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

Bình luận (0)
Cherry
28 tháng 12 2020 lúc 18:26

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

 
Bình luận (0)
Nguyễn Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
24 tháng 8 2018 lúc 12:26

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

truyện TS NHA

TK MK

Bình luận (0)
ko cần bt tên em
24 tháng 8 2018 lúc 12:34

chào bạn

Bình luận (0)
pham nguyen dieu huyen
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Lễ
18 tháng 8 2017 lúc 21:02

(4x-x-y)(4x+x+y)

= (3x-y)(5x+y)

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Lễ
18 tháng 8 2017 lúc 21:58

sorry phải là

(2x-x-y)(2x+x+y)

=(x-y)(3x+y)

Bình luận (0)
Despacito
6 tháng 11 2017 lúc 16:04

\(4x^2-\left(x+y\right)^2\)

\(=\left(2x-x-y\right)\left(2x+x+y\right)\)   ( dùng hằng đẳng thức hiệu 2 bình phương)

Bình luận (0)