Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Xuân Quang
Xem chi tiết
Chánh Sơn
Xem chi tiết
Ngo Mai Phong
16 tháng 11 2021 lúc 20:53

tham khảo

 Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

( ca dao )

- Hôm nay lan huệ sánh bày

Đào đông ướm hỏi liễu tây một lời

Lạ lùng ướm hỏi nhau chơi

Một mai cá nước chim trời gặp nhau

(Ca dao)

Cái cò lặn lội bờ sông,

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
『Kuroba ム Tsuki Ryoo...
26 tháng 2 2023 lúc 21:47

Phương án nào dưới đây liệt kê đúng và đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ năm?

A. So sánh, liệt kê, ẩn dụ, điệp ngữ

B. So sánh, tương phản, ẩn dụ, điệp ngữ

C. Liệt kê, điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa

D. Ấn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh

Bình luận (0)
Nết Đặng
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
20 tháng 4 2016 lúc 11:08

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Bình luận (1)
Hà Như Thuỷ
20 tháng 4 2016 lúc 11:10

Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt. Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời.Tháng giêng ngon như cặp môi hồng, một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được,cái vẻ đẹp , hương sắc ngắn ngủi của nó.

Bình luận (2)
Nguyễn Như Ý
20 tháng 4 2016 lúc 12:36

Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

Bình luận (1)
Namikaze Minato
Xem chi tiết
Thỏ Ruby
25 tháng 7 2018 lúc 20:54

  Nhân hóa                : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.

  So sánh                  : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.

  Câu trần thuật đơn :   Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.

Chúc bạn hok tốt nhé!

Bình luận (0)
TAKASA
10 tháng 8 2018 lúc 11:00

 Bài làm : 

Nhân hóa      : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.

  So sánh        : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.

  Câu trần thuật đơn :   Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.

Bình luận (0)
Nguyễn Đỗ Thục Quyên
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 8 2021 lúc 10:30

Biện pháp có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự: nói giảm nói tránh.

VD: “Bạn cũng có duyên và rất tốt tính” thay cho “Bạn xấu quá”.

Bình luận (0)
Blink Tiên
Xem chi tiết
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 12 2021 lúc 17:17

Yêu cầu đề bài là gì nhỉ?

Bình luận (0)
No Name
Xem chi tiết
ღHồ ღHoàng ღYến ღTrang
25 tháng 6 2019 lúc 20:24

1/ SO SÁNH:

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất” 

                                                               [tục ngữ]

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

                                                    [ca dao]

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

Người  cha,  bác,  anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

                                                                [Sáng tháng Năm – Tố Hữu]

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

                                                                 [Bầm ơi – Tố Hữu]

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Cô giáo em hiền như cô Tấm 

+ So sánh khác loại:

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!

                                                                    [Núi đôi – Vũ Cao]

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

                                                     [Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân] 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                                                                                         [ca dao]

2/ NHÂN HÓA:

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

- Trò chuyện với vật như với người:

Trâu ơi ta bảo trâu này…

                                                                      [ca dao]

3/ ẨN DỤ:

a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

 “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

                                                               [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

                                  [hoa lựu màu đỏ như lửa]

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

                                                            [ca dao]

 [ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

                                                                [Nguyễn Đức Mậu]

                              [thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]   

+ Ẩn dụ phẩm chất -  tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

                                                                                  [ca dao]

                          [thuyền – người con trai; bến – người con gái]

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

                                              [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai”

                                                  [Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

                                                  [Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

                                           [Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

c/ Lưu ý:

-  Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng” 

                                                                [Thương vợ - Tú Xương]

+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...

4/ HOÁN DỤ:

a/ Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

                                                      [Truyện Kiều - Nguyễn Du]

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

                                                      [Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

                                                                      [Tố Hữu]                             

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

                                                                  [Việt Bắc - Tố Hữu]

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Lưu ý:

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

-  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]

-  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

Bình luận (0)
๖ۣۜNɦσƙ ๖ۣۜTì
25 tháng 6 2019 lúc 20:25

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : so sánh

-“Người ta  hoa đất” 

-“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

-“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : nhân hóa

-Trâu ơi ta bảo trâu này…

-“Heo hút cồn mây súng ngửi trời

-"Sông Đuống trôi đi

  Một dòng lấp lánh

  Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : ẩn dụ

- “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

-Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

-“Lặn lội thân cò khi quãng vắng” 

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : hoán dụ 

-“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

-Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

-“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Khái niệm cụm danh từ
Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.
Ví dụ: mười người thợ, thảo cầm viên...

Khái niệm cụm tính từ
Cụm tính từ cũng bao gồm từ hai tính từ trở lên mà ý nghĩa nằm ở tính từ đi trước.
Ví dụ: màu xanh lá, màu vàng hoe...


 

Bình luận (0)

1/ SO SÁNH:

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất” 

                                                               [tục ngữ]

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

                                                    [ca dao]

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

Người  cha,  bác,  anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

                                                                [Sáng tháng Năm – Tố Hữu]

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

                                                                 [Bầm ơi – Tố Hữu]

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Cô giáo em hiền như cô Tấm 

+ So sánh khác loại:

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!

                                                                    [Núi đôi – Vũ Cao]

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

                                                     [Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân] 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                                                                                         [ca dao]

2/ NHÂN HÓA:

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

- Trò chuyện với vật như với người:

Trâu ơi ta bảo trâu này…

                                                                      [ca dao]

3/ ẨN DỤ:

a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

 “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

                                                               [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

                                  [hoa lựu màu đỏ như lửa]

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

                                                            [ca dao]

 [ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

                                                                [Nguyễn Đức Mậu]

                              [thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]   

+ Ẩn dụ phẩm chất -  tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

                                                                                  [ca dao]

                          [thuyền – người con trai; bến – người con gái]

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

                                              [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai”

                                                  [Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

                                                  [Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

                                           [Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

c/ Lưu ý:

-  Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng” 

                                                                [Thương vợ - Tú Xương]

+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...

4/ HOÁN DỤ:

a/ Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

                                                      [Truyện Kiều - Nguyễn Du]

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

                                                      [Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

                                                                      [Tố Hữu]                             

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

                                                                  [Việt Bắc - Tố Hữu]

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Lưu ý:

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

-  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]

-  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.


 

Bình luận (0)
응 우옌 민 후엔
Xem chi tiết
HỒ NGỌC HÀ
24 tháng 8 2020 lúc 16:26

- Nhân hóa : Sáng sớm, ông mặt trời gieo nắng xuống khắp các nẻo đường .

-So sánh : Tấm lòng của mẹ dành cho con còn hơn cả ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia .

- Ẩn dụ : Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài) .

-Hoán dụ :     Bàn tay ta làm nên tất cả

           Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Văn Ngọc Hà Anh
24 tháng 8 2020 lúc 20:52

Nhân hóa : Muôn ngàn cây mía múa gươm.

So sánh : Những ngôi sao thức ngoài kia

           Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Ẩn dụ : Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

Hoán dụ : Áo nâu liền với áo xanh

        Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn phan hải linh
26 tháng 8 2020 lúc 16:18

1. Ông mặt trời rực lửa bùng cháy.

2. Cô giáo là người mẹ thứ 2 của em

3. Sau cơn nghiện ma túy, anh ta lâm vào đường đen tối.

4.Trước Cách Mạng Tháng 8, những vị anh hùng có Chị Dậu, Lão Hạc,....... 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa