cho tứ giác ABCD có góc A = góc C = 90. Cm ABCD là 4 điểm thuộc đường tròn ngoại tiếp
Cho tứ giác ABCD có góc A = góc C = 90 độ . Chứng minh rằng 4 điểm A , B , C , D cùng thuộc 1 đường tròn
Xét tứ giác ABCD có \(\widehat{A}+\widehat{C}=180^0\)
nên ABCD là tứ giác nội tiếp
Cho tứ giác ABCD có góc B bằng góc D bằng 90 độ.
a) Chứng minh bốn điểm A,B,C,D cùng thuộc một đường tròn.
b) Từ tâm của đường tròn đi qua 4 đỉnh tứ giác ABCD kẻ đường vuông góc với BC tại K cắt tiếp tuyến tại C của đường tròn ở điểm M. Chứng minh BM cũng là tiếp tuyến của đường tròn.
Các bạn giúp mình nhé. Mình đang cần gấp!!!
1. Cho tam giác ABC, góc A = 90 độ, có AB = 5 cm, AC = 12 cm. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
2. Cho hình thang cân ABCD (AD//BC). Biết AB = 12 cm, AC = 16 cm và BC = 20 cm. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó.
Bài 1:
Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow BC^2=5^2+12^2=169\)
hay BC=13cm
Ta có: ΔABC vuông tại A
nên bán kính đường tròn ngoại tiếp ΔABC là một nửa của cạnh huyền BC
hay \(R=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{13}{2}=6.5\left(cm\right)\)
Bài 2:
Ta có: ABCD là hình thang cân
nên A,B,C,D cùng thuộc 1 đường tròn\(\left(đl\right)\)
hay bán kính đường tròn ngoại tiếp ΔABC cũng là bán kính đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD
Xét ΔABC có
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
nên ΔABC vuông tại A
Suy ra: Bán kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD là \(R=\dfrac{BC}{2}=10\left(cm\right)\)
cho tứ giác ABCD có góc A bằng 90 độ góc C bằng 90 độ
a, chứng minh 4 điểm ABCD cùng thuộc 1 đường tròn
b. so sánh độ dài AC và BD
C. nếu AC=BD thì tứ giác ABCD là hình gì?
a: góc A+góc C=180 độ
=>ABCD nội tiếp đường tròn đường kính BD
b:
Gọi O là trung điểm của BD
=>ABCD nội tiếp đường tròn (O)
Vì BD là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD
nên BD>AC
c: AC=BD
=>AC là đường kính của (O)
Xét tứ giác ABCD có
AC cắt BD tại trung điểm của mỗi đường
AC=BD
=>ABCD là hình chữ nhật
Cho tứ giác ABCD có góc A và góc C = 90 độ
a, Chứng minh rằng 4 điểm A , B , C , D cùng thuộc 1 đường tròn
b, Chứng minh AC≤BD
a: Xét tứ giác ABCD có
\(\widehat{A}+\widehat{C}=180^0\)
Do đó: ABCD là tứ giác nội tiếp
Cho tứ giác ABCD có AB= AD, CD = CB và tổng số đo hai góc đối diện tại các đỉnh A, C bằng 90*. Gọi I, K lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABD và CBD. CMR: I, K, B , D cùng thuộc 1 đường tròn
Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh AC lấy điểm M. Vẽ đường tròn đường kính MC. Kẻ BM cắt đường tròn tại D. Đường thẳng DA cắt đường tròn tại S. Chứng minh rằng :
a) Tứ giác ABCD nội tiếp được đường tròn
b) Góc ACB = góc ACS
c) Tính diện tích và chu vi của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD, biết AB= 9cm, AC= 12 cm
cho đường tròn tâm O bán kính R có 2 đường kính AC và BD vuông góc với nhau. Gọi M là trung điểm OB. Tia AM cắt đt O ở E
A) tứ giác ABCD là hình gì? S tứ giác ABCD theo R ?
B) Cm OMEC nội tiếp và tính diện tích hình tròn ngoại tiếp tứ giác OMEC theo R
C) CM AM.AE=2 \(R^{2}\)
a)+)tứ giác ABCD có 2 đường chéo bằng nhau AC=BD , vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
=> Tứ giác ABCD là hình vuông
+) Tam giác AOB vuông tại O, có OA=OB=R, theo Pytago thuận:
=> \(AB^2=OA^2+OB^2=2R^2\)
Khi đó diện tích tứ giác ABCD:
\(S=AB^2=2R^2\)
b) +) góc AEC=90' ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Ta có: góc MOC + góc MEC =180=> OMEC nội tiếp đường tròn đường kính MC
Theo Pytago thuận ta có:
\(MC^2=OM^2+OC^2=\frac{R^2}{4}+R^2=\frac{5R^2}{4}\Rightarrow MC=\frac{R\sqrt{5}}{2}\)
\(\Rightarrow S=\frac{MC^2}{4}.\pi=\frac{5R^2}{16}.\pi\)
c) MA=MC (M thuộc trung trực AC)=> tam giác MAC cân tại M=> MCA=MAC
Tương tự, ta có OAE=OEA
=> OEA=MCA
=> \(\Delta OAE~\Delta MAC\left(g.g\right)\)
\(\Rightarrow\frac{OA}{MA}=\frac{AE}{AC}\Leftrightarrow MA.AE=OA.AC=2R^2\)
Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O đường kính AD hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I kẻ IE vuông góc với ad A : CM DC ie nội tiếp B: ca là tia phân giác của góc bce C: gọi K là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác CIE,CM : kbd thẳng hàng
a: góc IED+góc ICD=180 độ
=>IEDC nội tiếp
b: góc ECI=góc BDA=1/2*sđ cung BA
=>góc ECI=góc BCI
=>CI là phân giác của góc BCE