Viết một bài văn nói về tình yêu thương của cả cha và mẹ ( chỉ trong 1 bài thôi )
Hãy viết một bài văn tả về người cha của mình và nói lên tình yêu thương đó
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!
Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !
Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.
Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.
Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em
Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về tình yêu thương của cha tôi đã dành cho tôi từ khi tôi chào đời cho đến bây giờ . Nhiều đứa trẻ ước mơ được sự yêu thương của cha dù chỉ một lần cho nên tôi thấy nó vô giá đến vô cùng , tôi đã được hưởng sự yêu thương của cha , tôi sẽ trân trọng nó như một báu vật mà chỉ có một lần thôi .
Cha tôi là một người cha chỉ biết nghĩ đến con mà quên đi bản thân của mình . Cha tôi là vậy đấy , cha có một nước da ngăm ngăm đen cùng với một vóc dáng cao thực thụ . Trên khuôn mặt của cha tôi luôn tỏa ra một ánh sáng ôn hòa , một người cha cần mẫn , với chiếc mũi thẳng tắp và với đôi mắt 2 mí long lanh , đôi môi hơi thâm vì công việc đã khiến cho mọi người xung quanh nhìn thấy tỏ vẻ ngưỡng mộ , vì họ nghĩ cha của tôi là một người họ có thể đến để nhờ giúp đỡ bất cứ lúc nào , và luôn nghĩ đến con của mình . Năm tháng trôi nhanh thật , ai cũng bảo chỉ vừa mới đây tôi còn là một đứa trẻ , cũng chỉ vừa mới đây thôi cha tôi được bắt đầu làm cha , ấy vậy mà giờ tôi đã là học sinh trung học còn cha tôi đã là một ông bố 45 tuổi mà vẫn phải quần quật để làm việc nuôi gia đình . Tôi còn nhớ lắm, những ngày đầu tiên đôi chân nhỏ nhắn của tôi bước lon ton trên đường để đi học , cha lúc nào cũng kè kè sao lưng tôi để dõi theo tôi , có những hôm cha nhìn tôi sợ tôi đi chân mỏi , cha đã đến bên và nói " nào lên lưng cha đi , để cha cõng " . Lúc ấy còn nhỏ , nên tôi đâu có biết cha mệt đến nhường nào , vậy mà tôi vẫn vô tư leo lên lưng cha để cha cõng . Rồi đến khi dần dần lớn lên nhìn những giọt mồ hôi của cha , tôi mới chợt nhận ra và trong lòng luôn cảm thấy nhức nhối thương cha đến nhường nào . Những giọt mồ hôi lăn tăn từ trên mái tóc đen rơi xuống má , những giọt mồ hôi làm ướt sũng lưng của cha , những giọt mồ hôi sao tôi lại ghét nó đến thế cơ chứ . Nhưng không , tôi đã hiểu sai về những giọt mồ hôi này rồi , vì tôi và vì gia đình nên cha mới phải làm việc vất vả , nếu như cha không thương tôi và không thương gia đình thì cha đã không phải làm việc thì những giọt mồ hôi này cũng sẽ không rơi xuống . Tôi thương cha nhiều lắm , thương từ những lần tôi đi thi những cuộc thi lớn cha luôn ngồi ở ngoài đợi tôi dù trời mưa hay trời có nắng thì sự ân cần của cha tôi vẫn không thể đánh đổ . Tôi đã từng tự hỏi , tôi có thể làm gì cho cha của tôi , và câu trả lời là '' cha chỉ mong con học giỏi ''
Vậy là tôi đã hiểu , những gì cha làm cho tôi là để tôi có thể ăn học thành người , tôi không thể phụ lòng mong mỏi của cha được , tôi quý cha , và biết ơn cha rất nhiều . Cảm ơn cha vì tất cả những gì cha đã làm cho con
Viết một bài văn nói về tình yêu thương của cha mẹ dành cho bạn.
Tôi đánh giá cao sự trung thực và tự lập, cop nhớ ghi nguồn :)
Tôi có 1 người bố yêu thương tôi hết mực, mặc dù bố không phải bố ruột của tôi nhưng bố là người đã nuôi dưỡng tôi. Bố đã đem lại hạnh phúc cho tôi và mẹ. Đối với tôi bố là người đàn ông vô cùng tuyệt vời. Bố tôi tuy là con trai nhưng đã dạy tôi thêu thùa, làm việc nhà, vẽ, ... Mỗi khi tôi làm sai bố không đánh đâu mà bố nhẹ nhàng nói với tôi : Lần sau cố gắng sửa đổi nhé con! Tôi biết những lúc như thế bố rất buồn và cũng có lúc thất vọng về tôi vì vậy tôi đã sửa chữa những sai lầm của mình. Bố còn là 1 người rất chú ý đến gia đình, những việc nhỏ như balo tôi rách chẳng hạn, bố vá cho tôi rất đẹp. Khi tôi mới bước vào lớp 1, bố mua cho tôi từng chiếc bút chì, tẩy, giấy vẽ,... Những hành động và cử chỉ của bố khiến tôi cảm động lắm. Vì thế tôi mới thấm câu "Công sinh không bằng công dưỡng". Còn mẹ tôi là người phụ nữ luôn nghiêm khắc với tôi nhưng cũng rất yêu thương tôi. Mẹ là người đảm đang, mỗi sáng mẹ luôn dạy sớm để nấu cơm cho tôi ăn đi học, trưa khi tôi đi học về thì cơm nóng đã đợi tôi rồi. Mẹ luôn dạy tôi những đạo lí khi làm người phải : Yêu thương mọi người, biết sẻ chia với người khác khi người khác gặp khó khăn, tính đoàn kết. Tôi yêu mẹ và bố tôi lắm thế mà tôi chưa làm được gì để giúp đỡ bố mẹ...
Bạn đã từng nghe câu nói của Elizabeth Berg: “Bạn được sinh ra từ gia đình của mình và gia đình được sinh ra từ trong bạn. Không mưu cầu. Không đổi chác.” Trong cuộc sống mỗi chúng ta, có đôi lúc ta sẽ gặp phải những khó khăn và thử thách, những lúc ấy ta thường tìm đến những điểm tựa tinh thần giúp con người ta yêu đời, lạc quan và vượt qua được gian khổ. Nơi đó không đâu xa xôi mà nó chính là tình cảm gia đình.
Vậy thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là cái nôi cơ sở nền tảng bồi dưỡng để hình thành nên nhân cách nhân cách con người.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, giữa những người máu mủ, ruột rà, trước hết nó chính là tình cảm của những người trong gia đình dành cho nhau đó là: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em. Tình cảm ấy không chỉ là tình cảm giữa những người có cùng huyết thống với nhau mà những người không chung huyết thống cũng có thể cảm nhận được từ việc họ quan tâm đến nhau, cộng tác với nhau trong công việc.
Để thể hiện tình cảm, mỗi con người lại có mỗi cách quan tâm khác nhau, không ai giống ai cả. Có người quan tâm bằng lời nói có người lại quan tâm bằng hành động. Nhưng họ đều có một điểm chung là đều yêu quý người thân của mình. Chẳng hạn như khi ông bà bị ốm đau, không cần phải ăn món cao lương mĩ vị gì cả chỉ đơn giản là con cháu quây quần bên cạnh động viên an ủi cũng làm cho ông bà cảm thấy hết bệnh.
Đó là những điều vô cùng giản dị của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình còn có thể vượt qua được rào cản về địa lí, khiến cho con người cảm thấy luôn được bên cạnh nhau. Dù có ở xa nhau nhưng lúc nào cũng nhớ đến nhau, trong tim luôn đặt họ vào một vị trí quan trọng, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng, khi càng ở xa lại càng nhớ, càng nhớ càng trông ngóng. Đó là điều rất khó giải nhưng là điều khiến ai cũng phải công nhận nó.
Nếu thực sự yêu thương nhau dù có ở đâu thì lúc nào cũng hướng về nhau, chẳng có gì có thể ngăn cản được họ. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm tồn tại mãi mãi, bởi nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý, bền vững nhất. Nó sẽ chẳng bao giờ biến mất khi con người ta biết trân trọng và nâng niu nó.
Tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng. Tình cảm gia đình là thứ con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi. Xã hội phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ nhưng không có mối quan hệ nào đáng giá bằng tình cảm gia đình, nó luôn chiếm vị trí cao trong đời sống tinh thần của con người.
Nếu con người sống không có tình cảm gia đình sẽ trở nên khô cằn, héo úa và cũng mất đi một điểm tựa của cuộc đời mình. Nếu các em nhỏ từ nhỏ không có tình yêu thương của gia đình thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ cộc cằn, không cảm nhận được tình cảm từ bố mẹ, nó sẽ tìm kiếm đến những người nó cho là hiểu nó, đem đến niềm vui cho nó bằng những thứ trái pháp luật bởi nó đâu có được quan tâm hay dạy bảo điều đó có đúng hay không.
Mỗi con người phải ý thức được vai trò quan trọng của tình cảm gia đình với cuộc sống để giữ gìn, nâng niu, trân trọng, đừng để một ngày đánh mất nó rồi mới đi tìm lại lúc đó đã muộn lắm rồi. Việc làm đơn giản chỉ là hàng ngày quan tâm nhau bằng những việc nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm ấy càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn và gắn kết mọi người gần nhau hơn.
Tình cảm gia đình còn xuất hiện ở những người không chung huyết thống. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia sẻ quan tâm với nhau như những người thân trong gia đình. Những em bé sinh ra mồ côi cha mẹ từ nhỏ cùng nhau sống trong cô nhi viện, các em đã coi chính những người chăm sóc giống như người mẹ, những người bạn sống cùng nhau như người anh, người chị. Đối với họ đó chính là tình cảm gia đình đáng được trân trọng.
Ở trong xã hội hiện đại, khi lòng người khó lường trước, mọi quan hệ đều dựa trên lợi ích kinh tế thì lúc đấy tình cảm lại chính là mắt xích giúp con người ta gắn kết với nhau, giúp xã hội phát triển càng phát triển hơn. Tình cảm gia đình là cao quý, vì vậy mỗi người cần phải ý thức và bảo vệ và xây dựng tình cảm đẹp đẽ ấy. Đồng thời phê phán và lên án những con người coi thường và không biết trân trọng tình cảm gia đình, những người như thế một ngày nào đó sẽ nhận được hậu quả thích đáng cho hành động của họ.
Mỗi một con người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Sau bao nhiêu gian lao, bão táp con người ta đều mong được về bên gia đình để được yêu thương, an ủi
Toplist
K mk nha
Army2k6...
' TÌNH YÊU THƯƠNG KÍNH TRỌNG CHA MẸ LÀ TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG HƠN CẢ . THẬT ĐÁNG XẤU HỔ VÀ NHỤC NHÃ CHO KẺ NÀO CHÀ ĐẠP LÊN TÌNH YÊU THƯƠNG ĐÓ ' . TỪ TÂM SỰ CỦA NGƯỜI BỐ TRONG BÀI 'MẸ TÔI' HÃY VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NGẮN NÊU LÊN THÁI ĐỘ , CÁCH CƯ XỬ ĐÚNG ĐẮN DÀNH CHO MẸ
công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra .Dựa vào nội dung câu ca dao ,em hãy viết bài văn ngắn khoảng 20 dòng.Kể lại 1 câu chuyện xúc động nói lên tình cảm thương yêu và công lao của cha hoặc mẹ
Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".
Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Em hãy viết bài văn ngắn thể hiện quan điểm của mình về nội dung trên Làm nhanh giùm mình với nhé. Mình đang vội
Tham khảo nhé !
Trong văn bản mẹ tôi của a-mi-xi người cô đã viết cho en-ri-cô một bức thư trong đó có nói "con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó".
Qua câu nói trên em biết được mẹ Enricô là một người mẹ rất hiền hậu, yêu thương và chiều chuộng con hết mực . Đây còn là người mẹ nhạy cảm . Mẹ Enricô rất sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình để lấy hạnh phúc cho con . Thật đúng là người mẹ cao cả ! Từ đó, ta thấy tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý . Vì vậy , các bạn đừng bao giờ để mẹ buồn nhé !
Đoạn trích từ bài "Mẹ tôi" gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương, kính trọng đối với cha mẹ. Hãy viết thành bài văn ngắn thể hiện tình cảm của em đối với cha mẹ.
Mik cảm ơn
Em tham khảo:
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
cho đoạn văn sau "en-ri-cô" này .con hãu nhớ răng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.Thật đáng xấu hổ và nhục nhã khi có kẻ chà đạp lên tình yêu thương đó
-Nội dung đoạn văn nói về vấn đề gì?em biết nhung bài ca dao nào có cùng nội dung đó chép lại 3 baaif.chọn 1 bài ca dao để viết đoạn văn cảm nhận
Bài tập : Trong bức thư của bố gửi cho Em-ri-cô, có đoạn: “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó''. Em có suy nghĩ gì về câu nói này của bố?!!
Trong văn bản " Mẹ tôi ", tác giả có viết: " Con hãy nhớ rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó ". Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn ( 6-8 câu ) trình bày suy nghĩ đó.
Ai giúp mình vs ạ ( đừng chép mạng ạ )
Tham khảo nhé !
Trong văn bản mẹ tôi của a-mi-xi người cô đã viết cho en-ri-cô một bức thư trong đó có nói "con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó".
Qua câu nói trên em biết được mẹ Enricô là một người mẹ rất hiền hậu, yêu thương và chiều chuộng con hết mực . Đây còn là người mẹ nhạy cảm . Mẹ Enricô rất sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình để lấy hạnh phúc cho con . Thật đúng là người mẹ cao cả ! Từ đó, ta thấy tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý . Vì vậy , các bạn đừng bao giờ để mẹ buồn nhé !