Những câu hỏi liên quan
Ngọc Mai
Xem chi tiết
Linh Phương
17 tháng 8 2016 lúc 20:27

Trong cuộc sống của chúng ta , ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi. Một dụng cụ học tập quen thuộc, gắn bó với thời học sinh và cũng như là lúc trưởng thành

       Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời. Từ rất lâu rồi, cha ông ta chỉ sử dụng bút lông để viết hoặc vẽ. Búi lông ấy có thể làm từ lông chim, lông gà,......nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.

Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo bản vẽ thiết kế mẫu và dụng ý của nhà sản xuất. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo.

– Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.

Nếu là bút bi dùng nắp đậy thì sẽ không có bộ phận điều chỉnh bút này. Chiếc nắp bút trong trường hợp này chỉ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. 

-Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.

Bút bi có rất nhiều loại mực nhưng chủ yếu là màu xanh, màu đỏ và màu đen. Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,…

Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.

Bút bi tiện dụng hơn bút máy vì không phải bơm mực, không gây lấm lem quần áo sách vở. Tuy nhiên, bút bi cũng có nhược điểm của nó là khi ta còn nhở, nét chữ chưa cứng nên viết bút bi sẽ dễ hỏng chữ vì đầu bi nhỏ và trơn dễ gây chữ xấu. Do vậy khi chữ viết đã đẹp và nhanh ta mới nên dùng bút bi.

Bạn có thể tham khảo bài này. Chúc bạn học tốt!

 

Bui Ngoc TRuc
17 tháng 8 2016 lúc 20:27

Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.

“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).

Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.

Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.

Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.

Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.

Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.

Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.

Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.

Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi mỗi ngày.

Nguyễn Phương HÀ
17 tháng 8 2016 lúc 20:30

Thuyết minh về cây bút bi

 

Dàn bài

 

MB:

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi – một phương tiện, một dụng cụ gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết. Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.

TB:

1/ Nguồn gốc:

Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời.

Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.

Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hunggary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới.

2/ Cấu tạo:

Bút bi được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

– Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo bản vẽ thiết kế mẫu và dụng ý của nhà sản xuất. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo.

– Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào.

Nếu là bút bi dùng nắp đậy thì sẽ không có bộ phận điều chỉnh bút này. Chiếc nắp bút trong trường hợp này chỉ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Khi

 

muốn dùng người ta chỉ cần mở nắp, không dùng nữa thì đậy lại. Nhược điểm của bút bi có nắp là dễ làm mất nắp.

– Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu xinh xắn ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.

3/ Công dụng:

Bút bi rất tiện dụng và giá cả cũng phù hợp với nhiều người nên số lượng bút bi được tiêu thụ rất lớn.

Suốt mấy mươi năm qua, cấu tạo của bút bi vẫn không thay đổi song màu mực và kiểu dáng ngày càng đa dạng. Mực có nhiều loại như mực dầu, mực nước, mực nhũ, đến mực dạ quang với đủ các màu sắc như đỏ, xanh, đen,… Ngày càng có nhiều kiểu dáng đẹp lạ. Rồi có những loại bút dùng trong điều kiện bình thường và cả những loại dùng trong môi trường khí áp, khí quyển thay đổi. Thậm chí có loại bút dùng trong điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước. Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím,…

Dù màu sắc và kiểu dáng khá phong phú nhưng bút bi cũng chỉ có hai loại: loại dùng một lần rồi bỏ (loại này giá thành rẻ nên dùng hết mực thì bỏ) và loại dùng nhiều lần (loại này chất lượng cao, giá thanh đắt gấp nhiều lần so với loại kia nên khi hết mực ta chỉ cần thay ruột bút rồi dùng tiếp).

Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.

Bút bi tiện dụng hơn bút máy vì không phải bơm mực, không gây lấm lem quần áo sách vở. Tuy nhiên, bút bi cũng có nhược điểm của nó là khi ta còn nhở, nét chữ chưa cứng nên viết bút bi sẽ dễ hỏng chữ vì đầu bi nhỏ và trơn dễ gây chữ xấu. Do vậy khi chữ viết đã đẹp và nhanh ta mới nên dùng bút bi.

 

Nên chọn bút có mực ra đều. Để chọn được cây bút như vậy, khi thử bút ta sẽ viết số 8.

4/ Bảo quản:

Ngòi bút rất quan trọng và dễ bị bể bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Tránh để rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.

KB:

Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

Nhân mã ngốc nghếch
Xem chi tiết
lồn
4 tháng 12 2018 lúc 21:04

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”

Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.

Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.

Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.

Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.

Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt

Diệp Băng Dao
4 tháng 12 2018 lúc 20:27

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta.

Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dàng đặc.

Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc.... Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò... Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.

 

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Huỳnh Thoại
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
25 tháng 8 2016 lúc 15:54

- Giới thiệu về con Trâu : Trog n~ bức tranh dân gian , trên con đườg làng sớm tinh mơ , những buổi chiều hôm hay giữa trưa hè nắng lửa trên cánh đồng làng hình ảnh con trâu đi trc' cái cày theo sau đã là hình ảnh quen thuộc của nông thôn VN , thế mới có câu " Con trâu là đầu cơ nghiệp ".
* Thân bài :
- Nguồn gốc : Con trâu của VN vốn có nguồn gốc từ loại trâu rừng ở vùng đầm lầy . Đc ngxưasănbắtthuầnhóa,h đã trở thành vật nuôi thân thuộc nhất của nhữg miền thôn quê 
- Phân loại 
+Trâu thuộc họ bò , bộ guốc chẵn, nhóm đv nhai lại , sừng rỗng .
+ Trâu của Vn thuộc giống thuần chủng tức là giốg trâu đầm lầy , tầm vóc nhỏ đến TB so vs các loại trâu của Nam á .
- Đặc đ? cấu tạo :
+ TRâu trưởng thành có chiều cao TB từ 1m2~>1m4
+ Sừng trâu hình cánh cung ( lưỡi liềm ) . Đầu nhọn thường dùng để tự vệ .
+ Tai trâu dài cỡ bằng lá đa , lá mít , rất linh hoạt .
+ Da trâu dày , lôg rậm , cứng . Trâu thường có màu xám đen . Một số con đột biến gen có màu trắng 
+ Đuôi trâu dài có túm lôg dùng để xua đuổi ruồi muỗi hoặc các loài kí sinh khác 
+ Bốn chân thon chắc , có móng sừng giúp trâu di chuyển tốt ở mọi địa hình 
- Đặc điểm sinh trưởng :
+Trâu sinh sống ở khắp nơi . Thức ăn của chúng là các loại cỏ , rơm rạ và 1 số lá cây 
+ Trâu là động vật có vú , sinh sản đơn tính . Trâu cái đẻ theo mùa , thường vào vụ xuân hè .
+ Nghé con mới chào đời chưa có sừng , chưa mọc răng chỉ sau 1 vài tiếng đã có thể đi lại đc .
+ Nghé đc 3 tuổi thì mọc răng cửa , 6 t? thì thành trâu trưởng thành , hàm trên có 8 răng . Trâu ko có hàm dưới . 
+ Một đời trâu mẹ đẻ từ 5~>6 lần . Thường thì mỗi 1 lần nghé con .
+ Trâu đực trưởng thành từ 450-500kg
+ Trâu cái trưởng thành nặng từ 300-400 kg
- Tác dụng - ích lợi :
+ Ở nông thôn , từ xưa đến nay , trâu là nguồn sức kéo chính . Trâu đc dùng để kéo cày bừa . 1 con trâu tốt 1 ngày có thể giúp ngnôgdâncàytừ3-4sàoruộng;Ởmiềnν́itrâuđcdùngđểvậnchuyểngỗ,khikhaitháclâmnghiệp;Ởđồngbằngtrâuđcdùngđểvàochuyểnsảnphẩmnôgnghiệpsauvụμ̀a.+Trâucònlànguồncungcấpthựcphầm:Thịttrâunạo,độdạmcao,hđã thành những món ăn đặc sản , thịt trâu nướng là tốt , thịt trâu xào rau muống , rau cần ; Sữa trâu chất lượng ko kém sữa bò , một con cái trog 1 vụ có thể cho tới 500 l sữa 
+ Da trâu , xương trâu và sừng đc dùng trog các nghề thủ công mĩ nghệ : Cái trống trường quen thuộc ko thể thiếu da trâu ; xương trâu , sừng dùng làm lược , đồ chạm khảm .
+ Phân trâu : dùng bón ruộng .
- Ý nghĩa lịch sử văn hóa xã hội :
+ Con trâu đã gắn bó vs tuổi thơ của n~ đứa trẻ cùng thôn quê : Chăn trâu - cắt cỏ - thả diều - thổi sáo ( trên những bức tranh cổ từ xa xưa đã có hình ảnh quen thuộc : chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo .
+ Đinh Bộ Lĩnh từng cưỡi trâu đánh trận giả , sau này trở thành Hoàng đế 
+ Con trâu gắn liền vs lễ họi văn hóa dân gian :
Hội " đâm trâu " của các dân tộc tây nguyên
Hội " chọi trâu " ở đồ sơn 
+ TRuyện cổ tích nxưa của việt nam đã có mặt con trâu ( trí khôn của ta đây )
+ Con trâu đã đc chọn làm " linh vật " cho thế vận hjội Đôg Nam á lần thứ 22 tại VN 
* Kết bài :
- Con trâu là vật nuôi quen thuộc nhất 
- Dù đất nước phát triển côg nghiệp hóa , hiện đại hóa , diên tích canh tác có thể bị thu hẹp lại , nhưg ko bh` vắng bóg những con trâu cần mẫn lầm lũi trên cánh đồng làng .
" Bao giờ cây lúc còn bôg 
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn " . - Giới thiệu về con Trâu : Trog n~ bức tranh dân gian , trên con đườg làng sớm tinh mơ , những buổi chiều hôm hay giữa trưa hè nắng lửa trên cánh đồng làng hình ảnh con trâu đi trc' cái cày theo sau đã là hình ảnh quen thuộc của nông thôn VN , thế mới có câu " Con trâu là đầu cơ nghiệp ".
* Thân bài :
- Nguồn gốc : Con trâu của VN vốn có nguồn gốc từ loại trâu rừng ở vùng đầm lầy . Đc ngxưasănbắtthuầnhóa,h đã trở thành vật nuôi thân thuộc nhất của nhữg miền thôn quê 
- Phân loại 
+Trâu thuộc họ bò , bộ guốc chẵn, nhóm đv nhai lại , sừng rỗng .
+ Trâu của Vn thuộc giống thuần chủng tức là giốg trâu đầm lầy , tầm vóc nhỏ đến TB so vs các loại trâu của Nam á .
- Đặc đ? cấu tạo :
+ TRâu trưởng thành có chiều cao TB từ 1m2~>1m4
+ Sừng trâu hình cánh cung ( lưỡi liềm ) . Đầu nhọn thường dùng để tự vệ .
+ Tai trâu dài cỡ bằng lá đa , lá mít , rất linh hoạt .
+ Da trâu dày , lôg rậm , cứng . Trâu thường có màu xám đen . Một số con đột biến gen có màu trắng 
+ Đuôi trâu dài có túm lôg dùng để xua đuổi ruồi muỗi hoặc các loài kí sinh khác 
+ Bốn chân thon chắc , có móng sừng giúp trâu di chuyển tốt ở mọi địa hình 
- Đặc điểm sinh trưởng :
+Trâu sinh sống ở khắp nơi . Thức ăn của chúng là các loại cỏ , rơm rạ và 1 số lá cây 
+ Trâu là động vật có vú , sinh sản đơn tính . Trâu cái đẻ theo mùa , thường vào vụ xuân hè .
+ Nghé con mới chào đời chưa có sừng , chưa mọc răng chỉ sau 1 vài tiếng đã có thể đi lại đc .
+ Nghé đc 3 tuổi thì mọc răng cửa , 6 t? thì thành trâu trưởng thành , hàm trên có 8 răng . Trâu ko có hàm dưới . 
+ Một đời trâu mẹ đẻ từ 5~>6 lần . Thường thì mỗi 1 lần nghé con .
+ Trâu đực trưởng thành từ 450-500kg
+ Trâu cái trưởng thành nặng từ 300-400 kg
- Tác dụng - ích lợi :
+ Ở nông thôn , từ xưa đến nay , trâu là nguồn sức kéo chính . Trâu đc dùng để kéo cày bừa . 1 con trâu tốt 1 ngày có thể giúp ngnôgdâncàytừ3-4sàoruộng;Ởmiềnν́itrâuđcdùngđểvậnchuyểngỗ,khikhaitháclâmnghiệp;Ởđồngbằngtrâuđcdùngđểvàochuyểnsảnphẩmnôgnghiệpsauvụμ̀a.+Trâucònlànguồncungcấpthựcphầm:Thịttrâunạo,độdạmcao,hđã thành những món ăn đặc sản , thịt trâu nướng là tốt , thịt trâu xào rau muống , rau cần ; Sữa trâu chất lượng ko kém sữa bò , một con cái trog 1 vụ có thể cho tới 500 l sữa 
+ Da trâu , xương trâu và sừng đc dùng trog các nghề thủ công mĩ nghệ : Cái trống trường quen thuộc ko thể thiếu da trâu ; xương trâu , sừng dùng làm lược , đồ chạm khảm .
+ Phân trâu : dùng bón ruộng .
- Ý nghĩa lịch sử văn hóa xã hội :
+ Con trâu đã gắn bó vs tuổi thơ của n~ đứa trẻ cùng thôn quê : Chăn trâu - cắt cỏ - thả diều - thổi sáo ( trên những bức tranh cổ từ xa xưa đã có hình ảnh quen thuộc : chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo .
+ Đinh Bộ Lĩnh từng cưỡi trâu đánh trận giả , sau này trở thành Hoàng đế 
+ Con trâu gắn liền vs lễ họi văn hóa dân gian :
Hội " đâm trâu " của các dân tộc tây nguyên
Hội " chọi trâu " ở đồ sơn 
+ TRuyện cổ tích nxưa của việt nam đã có mặt con trâu ( trí khôn của ta đây )
+ Con trâu đã đc chọn làm " linh vật " cho thế vận hjội Đôg Nam á lần thứ 22 tại VN 
* Kết bài :
- Con trâu là vật nuôi quen thuộc nhất 
- Dù đất nước phát triển côg nghiệp hóa , hiện đại hóa , diên tích canh tác có thể bị thu hẹp lại , nhưg ko bh` vắng bóg những con trâu cần mẫn lầm lũi trên cánh đồng làng .
" Bao giờ cây lúc còn bôg 
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn " . 

Nguyễn Hữu Thế
30 tháng 8 2016 lúc 21:16

Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng, giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. Ngoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện, vì vậy có thể nói trâu là công cụ không thể thiếu của người nông dân.

Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và loài vật đều được thuần hóa và trở thành một loài trâu hiền lành. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uống cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nông.

Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400~500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.

Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu.

Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê Việt Nam và Đất nước Việt Nam.

Y Sương
Xem chi tiết
Mỹ Đỗ
5 tháng 9 2017 lúc 21:54

Thuyết minh về con trâu dưới dạng tưởng tượng (đối thoại theo lối ản dụ )

Trong một cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” Ban Giám khảo sau một hồi vất vả đã chọn ra được ba chú trâu đạt tiêu chuẩn để dự thi từ các hồ sơ, lí lịch được gửi về. Cuộc thi bắt đầu với ba thí sinh: anh Trâu, chị Trâu và Nghé Con.

Cuộc thi vấn đáp bắt đầu. Ban Giám khảo lần lượt hỏi các thí sinh những tri thức đã biết về loài trâu. Út ít thi trước, Nghé Con đứng lên giữa khán đài chờ câu hỏi của Giám khảo.

- Nghé con nghe đây: Họ nhà trâu các ngươi có xuất xứ từ đâu, có phân ra mấy loại? - Giám khảo Sư Tử hỏi?

Nghé Con trả lời rất chững chạc:

- Dạ, xuất xứ của con là: mẹ con đã đẻ ra con ạ! Phân loại thì nhà con có phân loại ạ! Là: Trâu bố con nè! Trâu mẹ con nè, và con là Trâu con đây ạ!

Nghe câu trả lời của Nghé mà cả hội trường ai nấy cứ ôm bụng mà cười. Chúa sơn lâm cười chảy cả nước mắt nhưng vẫn cố gắng kìm lại và giải thích cho Nghé Con hiểu:

- Ngươi còn bé nên chưa biết rõ hay sao ấy! Chứ họ hàng nhà ngươi từ xa xưa, ông tổ nhà ngươi ở trong rừng thuộc sự giám sát của chúa tể sơn lâm họ nhà ta, nhưng sau đó, họ nhà ngươi đã bỏ rừng mà đi đến các làng mạc, được con người thuần hoá từ trâu rừng trở thành trâu nhà hiền lành, có ích cho người nông dân. Còn về phân loại ư? Không có đâu Nghé Con ạ! Họ nhà ngươi chỉ có một loài nhà ngươi mà thôi. Con cái mà ngươi nói ấy là thứ bậc trong gia đình thôi.

Nghe thế Nghé Con ngại quá, lủi thủi bước lại chỗ ngồi. Thương hại Nghé Con, chú bé còn non nớt quá, Giám khảo Sư Tử gọi Nghé Con lên xoa đầu và hỏi thêm để chú bé bớt buồn.

- Thế ngươi thuộc họ gì? Và có những đặc điểm gì khác nữa không?

Mắt Nghé sáng loé lên, lấy lại sự tự tin và trả lời.

- Dạ, con thuộc họ Bò, có bộ guốc chẵn, là lớp thú có vú, nhóm sừng rỗng và đặc biệt hơn cả mà con thấy ở các bác lợn, gà, chó, mèo... không có là việc nhai lại các thức ăn sau khi đã nuốt vào bụng ạ! Việc đó giúp cho hấp thụ, tận dụng hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Dạ, thưa hết ạ!

Nghé Con trả lời xong, cả khán đài vỗ tay cổ vũ Nghé, khiến cho chú ngẩng cao đầu mà bước về chỗ. Phần thi vấn đáp của chị Trâu bắt đầu:

- Chị Trâu, chị hãy miêu tả đôi nét về mình? - Giám khảo Khỉ láu hỏi.

Chị Trâu kiêu hãnh trả lời sau một tiếng “e! hèm!”.

- Thưa Ban Giám khảo, Trâu tôi đây có thân hình vạm vỡ, dưới lớp lông dày là làn da đen bóng, mỡ màng, béo tốt. Dáng thấp, mình ngắn không khiến cho tôi và họ hàng của tôi thấy khó chịu, trái lại, chiếc bụng to kềnh kếnh cang như chiếc thùng không đáy lại giúp tôi có thể nạp rất nhiều năng lượng để được to béo, chắc khoẻ như bây giờ. Nhưng điều mà khiến họ hàng nhà Trâu chúng tôi tự hào nhất chính là cặp sừng hình lưỡi liềm to, khoẻ. Đó chính là vũ khí lợi hại nhất. Còn cái đuôi vắt vẻo, cái tai ve vẩy chính là những dụng cụ để xua đuổi lũ ruồi nhặng đáng ghét. Thưa hết ạ!

Lời nhân xét của Ban Giám kháo dành cho chị là: “Rất hay, rất sinh động và rất xuất sắc!”. Một tràng pháo tay nổ ran để ủng hộ cho chị.

- Phần thi vấn đáp của chị Trâu đã kết thúc, bây giờ đến lượt anh đấy! Anh Trâu, anh thấy loài trâu có những ích lợi gì? - Giám khảo Voi liếc mắt qua cặp kính to cồ mà cất cái giọng khàn khàn hỏi.

- Thưa Ban Giám khảo, ích lợi mà chúng tôi đem lại, thì có rất nhiều: nào là cày ruộng này, trâu tôi đây có thể cày cả mẫu ruộng trong vài ba ngày, nào là chở gỗ này: con người không thể nào đưa những cây gỗ to từ trên núi cao xuống được khi ấy họ lại nhờ đến chúng tôi. Riêng về mặt ẩm thực không thể nào không có mặt của tôi. Các món ăn, vừa ngon, vừa bổ được chế biến từ thịt trâu đã tô đậm nền ẩm thực Việt Nam.Không những thế, lễ tết cố truyền thì phải kể đến lễ hội chọi Trâu nổi tiếng ở Đồ Sơn - Chọi Trâu không phải là hình thức mọi người đem chúng tôi ra làm trò chơi, trò đùa để lấy vui mà qua đó, họ mong ước sẽ được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người no ấm. Cách đây không lâu họ nhà Trâu chúng tôi vinh dự được làm biểu tượng “Trâu vàng” của Sea-game 22, qua đó nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc. Chúng tôi còn hạnh phúc hơn khi được các nhà thơ, hoạ sĩ khắc hoạ hình ảnh của mình vào trong tác phẩm để đến bây giờ ai cũng thuộc, cũng nhớ những câu ca như:

“Trâu ơi, ta bảo trâu này...”

“Thuở còn thơ ngày hai buổi tới tường

Yêu quê hương qua từng trang sách mở

Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”

Thật là hay phải không các bạn. Phần trả lời của tôi đến đây là kết thúc, xin quý khán giả cổ vũ cho tôi.

Mọi người ai nấy đều khâm phục sự hiểu biết của anh Trâu. Và lời nhận xét của Ban Giám khảo dành cho anh:

- Anh trả lời như thế là rất tốt, nhưng anh đã bỏ sót một điều. Đó chính là những chú mục đồng coi lưng anh là cung điện để nằm ngủ, nghỉ ngơi, có khi lại như một trường học, cầm quyển sách ngâm nga mở rộng tầm hiểu biết, lại có khi là nơi trình diễn văn nghệ với tài thổi sáo, thả diều... Thật là những kỉ niệm đáng nhớ phải không?

Nghe đến thế, anh Trâu xúc động vô cùng, cầm mi-cờ-rô nói to:

Tôi yêu các bạn nhiều lắm, những người bạn nhỏ thân thiết luôn bên cạnh tôi.

Mấy đứa trẻ ở dưới chạy xô lên. Chúng đội lên đầu anh, đeo vào cổ anh những tràng hoa đồng nội thật đẹp và chúc anh thi tốt các phần thi còn lại để đạt giải quán quân. Sau rất nhiều vòng thi: “Trâu thông thái”, “Trâu khoẻ mạnh”, “Trâu vui chơi, Trâu ca hát”... cuối cùng Ban Giám khảo cũng đã chọn ra được hai người. Anh Trâu và Nghé Con đã bước vào vòng chung kết với phần thi “Trâu tài năng”. Hai người sẽ phải trổ hết tài năng của mình trong lĩnh vực thêu thùa. Thật không ngờ anh Trâu lại thêu giỏi đến thế: “Một chú trâu đang nằm nghỉ dưới rặng tre đầu làng”.Còn Nghé Con thì sao? Nhìn vào khung thêu của chú ai cũng đặt ra câu hỏi “Vệt sáng trắng vàng xen kẽ kia là gì?”. Nghé Con giải thích đó chính là sao băng, Nghé nghe mẹ kể rằng “gặp được sao băng thì mong ước của con sẽ thành hiện thực” và Nghé mong mình sẽ đạt được giải quán quân để đem phần thưởng về cho mẹ tuy biết rằng mình không có đủ tài bằng anh Trâu.

Ban Giám khảo đã động lòng trước sự hồn nhiên, ngây thơ của Nghé và đã trao giải Đồng quán quân cho hai người. Cuộc thi “Trâu khoẻ... trâu vui...” đến đây là kết thúc, chúc mọi người có thêm tri thức về loài trâu này và hẹn gặp lại vào lần sau.

Eren Jeager
5 tháng 9 2017 lúc 18:51

Xin chào các bạn, mình xin tự giới thiệu mình là cây lúa, hôm nay mình sẽ kể cho bạn nghe về cuộc đời của mình. Nếu như các bạn nào ở đồng quê thì chắc chắn là được nhìn thấy tớ thường xuyên rồi còn những bạn trên thành phố chắc mới chỉ nghe qua chứ chưa bao giờ được biết về tớ đâu nhỉ. Vậy thì hôm nay mình sẽ kể cho các bạn biết về cuộc đời và những gì mình phải trải qua nhé.

Mình sinh ra từ những hạt thóc được chọn lọc kĩ càng và lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của những người nông dân. Những hạt thóc mẩy nhất sẽ được chọn ngâm nước cho mọc mầm rồi sau đó người ta sẽ mang ra đồng ruộng để gieo chúng xuống đất. Khi lớn lên mầm của những hạt thóc ấy nảy ra những cây màu xanh nhỏ nhắn và dễ gãy mà người ta thường gọi là mạ. Thế rồi nhờ những bàn tay khéo léo của người nông dân cùng sự cần cù chăm chỉ bán lưng cho trời bán mặt cho đất mà những cây mạ được trồng thẳng tắp trên những ruộng vuông vắn. và khi nó được đặt xuống đất thì những cây lúa như tớ ra đời. Người nông dân rất biết canh tác cho chúng tớ đủ chỗ ở mà vẫn gần nhau. Mỗi cây cách nhau có gang tay thôi nhưng thế đã đủ cho tôi sống hấp thụ được những tinh túy của đất trời.

Một thời gian sau những cây lúa như tôi phát triển rễ bám chặt vào đất mà đứng vững lên không còn siêu vẹo như hồi đầu nữa. Thế rồi tôi lớn lên qua sự chăm sóc của ngươi nông dân, họ giúp tôi tránh xa những kẻ thù đáng sợ. Khi cây lớn hơn một chút thì những loại sinh vật cũng sẽ đến tìm và ăn thịt chúng tôi. Trong đó đáng sợ nhất là những con ốc biêu vàng. Chúng chỉ cần mở cái miệng to ngoác của nó ra là coi như chúng tôi đi tong. Từ xưa đến nay họ hàng nhà lúa chúng tôi vẫn không thẻ nào tránh khỏi chúng. Nhìn những người thân bên cạnh bị chúng ngốn lấy hết cả thân hình vào mà lòng tôi lo lắng thương xót. Thế nhưng biết làm sao được vì ngàn đời này vẫn thế. Ngoài con vật đáng ghét ấy chúng tôi còn phải đối mặt với những con bọ giầy hút đi nhựa trong cây chúng tôi. Ở cũng không được bình yên vì những loại có sức sống mạnh hơn xâm lấn và nhiều khi còn đè lên đầu lên cổ chúng tôi mà sống ý. Đó là những cây cỏ dại như vẩy ốc, cỏ chạc chão…

Đến thì con gái thì cũng đỡ hơn vì khi ấy thân hình chúng tôi đã đủ lớn để không để một con ốc một cây cỏ nào có thể vươn lên mà dìm chúng tôi xuống được, có ăn thì cũng chăng hết. Khi ấy nhìn cả cánh đồng chúng tôi trở nên là những mĩ nữ tuyệt đẹp. Và cũng chính khi ấy những hạt lúa thơm ngon mới chỉ có sữa bên trong được ấp ử trong những thân hình ấy. Nó giống như là người phụ nữ của con người các bạn mang thai vậy. Thế rồi sau bao lâu nó bắt đầu lớn lên tách những lá lúa, thân lúa vươn ra ngoài tìm ánh sáng. Một cây lúa chúng tôi sẽ ra nhiều nhánh lúa. Có khi mấy cô câu chăn trâu chăn bò thường xuyên rút những hạt lúa non non của tôi để ăn. Trông mặt các bạn ấy ăn ngon lành và còn thấy khen là ngọt tôi cũng thấy vui lắm. Bởi vì chính họ là người mang đến sự sống cho tôi và tôi sinh ra là để phục vụ con người.

Sau bao ngày hưởng thụ những ánh nắng những hạt mưa cùng những giọt sương mai đã làm cho những bông lúa kia trở nên mẩy hơn. Tôi vui sướng nhìn những bông lúa trên đầu mình đang dần dần lớn lên và chuyển sang màu vàng. Khi ấy thì lá tôi cũng màu vàng nhưng thật sự là rất khổ khi chính khi ấy bọn bọ giầy lại hoành hành nhiều hơn. Tuy nhiên chúng tôi gắng gượng đấu tranh với chúng khi chúng tôi vàng chín cả cánh đồng nhìn thật đẹp. Thế rồi người nông dân đi gặt chúng tôi về. kết thúc một cuộc đời của cây lúa.

Thế đấy cuộc đời của chúng tôi như vậy đây. Có lẽ đến đây các bạn đã có cái nhìn thật mới về chúng tôi chứ. bản thân tôi là một cây lúa luôn cảm thấy tự hào trước những lợi ích và những thu nhập của tôi mang lại cho con người.

Eren Jeager
5 tháng 9 2017 lúc 18:52

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.



Hoàng Việt
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
1 tháng 12 2021 lúc 13:09

Tham khảo:

 

Hình ảnh làng quê Việt Nam gắn liền với cánh cò bay lả bay la, với dòng sông vắt ngang qua mơ màng, với khói lam chiều từ ống bếp nhà ai đầy mờ ảo. Và có một biểu tượng quen thuộc cho nét thanh bình của vùng đất nông thôn. Đó chính là con trâu.

Trâu Việt Nam vốn có gốc gác từ loại trâu rừng, sống hoang dã, sau đó được con người thuần hóa và dần dần thân thiết như bây giờ và đa phần chúng đều thuộc nhóm trâu đầm lầy. Bởi vậy chúng ta vẫn hay bắt gặp chúng đằm mình thư thái trong các đầm hoặc những quãng sông nông. Trâu thuộc loài lớp thú, động vật có vú. Màu đặc trưng của nó là màu xám đen, khác hẳn với bò là màu vàng nâu dù cả hai là họ hàng với nhau. Trâu có một thân hình vạm vỡ như một thanh niên trai tráng nhưng chiều cao lại thấp. Chiếc bụng của nó phình ra to hơn cả thân hình. Lúc nó đi cái bụng cứ ngúc nga ngúc nguẩy. Trên đầu của nó có một chiếc sừng ngắn, hình lưỡi liềm. Điều đặc biệt là trâu không có hàm răng trên. Nó gắn với câu chuyện của dân gian "Trí khôn của ta đây", vì trâu mải lăn ra cười mà va phải tảng đá nên gãy hết răng. Đó chỉ là cách lý giải vui nhộn còn theo sự nghiên cứu khoa học, hàm trên của trâu đã được thay bằng một tấm nệm để thuận tiện hơn trong quá trình xử lí thức ăn. Trâu cũng là loài động vật nhai lại và sức ăn cũng như sức chứa của nó khá là lớn. Trâu sinh sản không nhiều, hai năm mới có một đứa hoặc ba năm được hai đứa là nhiều bởi thời gian mang thai của nó rất dài thường rơi vào khoảng hơn ba trăm ngày.

 

Trâu đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người nông dân. Từ sáng sớm tinh mơ, nó đã cùng các chú các bác ra đồng làm việc. Trâu có sức kéo tốt nên thường phụ trách công việc cày bừa. Những đồng ruộng trở nên tơi xốp hơn dưới đường cày của trâu. Ngoài ra chúng còn giúp người dân kéo một số đồ dùng. Thịt trâu cũng là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là nguyên liệu quan trọng của nhiều món ăn. Thịt trâu còn được coi là đặc sản với giá thành không hề rẻ. Trâu còn cung cấp da, sừng để làm đồ thủ công mỹ nghệ trưng bày trong nhà cửa. Chính vì những tác dụng của nó, trâu được coi là người bạn, là tài sản quý mà người nông dân dày công chăm sóc. Xét đến cùng, trâu đem đến cho gia đình ở vùng quê thôn dã những giá trị kinh tế để cải thiện đời sống.

Nhưng đâu chỉ có thế, trâu còn là người bạn của những đứa trẻ, của những chú mục đồng. Hình ảnh chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo đã đi vào trong bao bài thơ, câu ca, bức tranh, là nguồn cảm hứng khơi gợi cho văn chương nghệ thuật. Nhân dân còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút rất nhiều khách du lịch. Trâu đi vào tâm linh, văn hóa của người Việt. Và trong lần đăng cai SEA Game 22, Việt Nam đã chọn con trâu vàng làm biểu tượng linh vật.

Để chăm sóc một con trâu vừa dễ cũng vừa khó. Thức ăn cho trâu đa số là cỏ nhưng chúng không phải loài động vật ngắn hạn như vịt gà mà nuôi một con trâu trung bình phải mất vài năm. Người dân cũng phải chú ý tiêm phòng đầy đủ, khi có dấu hiệu ốm phải gọi bác sĩ thú ý đến kiểm tra. Những mùa mưa rét, gió bão những người nông dân lại kiếm rơm rạ, dự trữ thức ăn để bảo vệ gia súc quý giá của mình.

Con trâu vẫn luôn là người bạn, một tài sản mà người nông dân Việt Nam luôn trân quý!

Cậu Nhóc Ham Học
5 tháng 9 2016 lúc 19:10

''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người ''Trâu ơi ta bảo trâu nay.......'' ko biết từ bao giờ người nông dânVN đã quý trâu và gọi trâu tha thiết đến như thế. h/ả ctrâu đã trở nên wen thuộc gần gũi với xóm làng đồng ruộng, quê hương.
Là loài gia suc co ích dược người dân nâng niu, chăm sóc. Với thân hình to chòn. 4 chân chắc chắn như bốn cái cột nhà, vai u thịt bắt sức kéo khoẻ. Bộ lông màu đen dù có mọc dày đến mấy nhưng cũng ko thấu hiểu được sự vất vả của trâu.
Trâu gắn bó với nông dân tần tảo sớm khuya, những buổi trưa hè, hay mùa đông lạnh giá. trâu vẫn cần cù nhẫn lại mải miết cày kéo xe như một lao động chính trong gia đình. Đền mùa gặt người và trâu hăm hở đón những bông lúa vàng. Trâu đi trước người đẩy theo sau.
Con vật mà người nông dân yêu quý nhất, kí uc tuổi thơ của chung ta. ai cũng có 1 thời chăn trâu cắt cỏ. chăn trâu , ngồi trên lưng trâu thổi xáo thả diều. rồi thoả thích tắm mát ở ngay dòng sông quê nhà. h/ả đó đã trở thành kỉ niệm ko bao giờ phai mờ trong trái tim của mỗi con người.
Biết bao kỉ niệm đã trôi qua nhưg kỉ niện mà ta nhớ nhất có lẽ là thời chăn trâu cắt cỏ. ngày nay máy cày máy kéo đã thay sức kéo của con trâu. Nhưng trâu mãi mãi là thành viên tích cực trong tâm hồn người Việt.

Bồ Công Anh
30 tháng 8 2016 lúc 22:51

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.

Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. ĐỐi với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.

Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.

thuyet-minh-ve-con-trau

Thuyết minh về con trâu-Văn lớp 8

Trâu có hai loại :trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. TRâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.

Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì longo trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.

Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người.

Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.

Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người việt nam.

Thư Soobin
12 tháng 10 2017 lúc 9:12

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu má không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3-4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại c 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – lm khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giả, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
13 tháng 12 2017 lúc 17:15

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.

Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. ĐỐi với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.

Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.

Trâu có hai loại :trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. TRâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.

Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì longo trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.

Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người.

Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.

Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người Việt Nam.

nghia nghĩa roblox
13 tháng 12 2017 lúc 17:10

Trâu có hai loại :trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. TRâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.

Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì longo trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.

Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người.

Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.

Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người việt nam.

Phúc
14 tháng 12 2017 lúc 15:57

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.

Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. ĐỐi với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.

Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.

Trâu có hai loại :trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. TRâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.

Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì longo trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.

Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người.

Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.

Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người việt nam.

Đến với mỗi làng quê Việt Nam là ta không thể không nhắc đến hình ảnh con trâu là biểu tượng rất gần gũi, thân thiết. Trâu là biểu tượng cho sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt.

Trâu là động vật nhai lại, thuộc họ bò, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn thuộc lớp thú có vú, loại động vật này được dùng phổ biến. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng thuộc nhóm trâu đầm lầy, lông màu đen, thân hình vạm vỡ, bụng to khỏe. Con trâu có cân nặng rất nặng. Nếu trâu cái trung bình từ 350- 450 kg thì linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp. Trâu đực đầu dài và to, trâu cái đầu thanh và dài, da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu, trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt trâu to, tròn, lông mi dài, mí mắt mỏng, mũi trâu to, màu đen lúc nào cũng bóng ướt, lỗ mũi to, có thể xỏ dây thừng qua để dắt đi dắt lại cho thuận tiện. Mồm trâu rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ, tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Sừng trâu cưng cứng, có những con nghé con thì sừng nhỏ hơn và không cứng bằng trâu mẹ. Cổ trâu dài, ức sâu rộng. Lưng trâu dài, thẳng nhưng lúc nào cũng có con hơi cong. Các xương sườn to, tròn, cong đều. Mông trâu to, mông đốc, rộng, tròn, chắc. Trâu có bốn chân thẳng, to gân guốc, vững chãi. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn vừa to, các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng, hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước nhưng hơi chồm về phía trước. Đầu trâu thon, dài chừng 60- 70 cm, phần cuối đuôi có lông dài lúc nào cũng ngoe nguẩy như để đuổi ruồi muỗi. Da trâu mỏng và bóng loáng, lông đen mướt thưa cứng và xát vào da. Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Một đời trâu có thể đẻ từ 5-6 nghé. Nghé sơ sinh nặng khoảng 20- 25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc ba tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi 6 tuổi và có 8 răng cửa. Ở Việt Nam có hai loại trâu chính là trâu rừng và trâu nhà. Trâu rừng là loại mãnh thú, dữ vì nó chưa được thuần hóa. Còn trâu nhà qua sự chăm sóc và thuần phục nên nó trở nên rất hiền lành và gắn bó thân thiết với con người. Trâu có ưu điểm hơn bò là khi rời nắng thì con trâu có thể đằm xuống nước để cho mát và đỡ nắng còn bò thì không.

Trâu rất khỏe, siêng năng, cần cù kéo cày giúp người nông dân từ sáng sớm đến tối khuya. Chính vì thế mà người nông dân xưa coi con râu là đầu cơ nghiệp. Bên cạnh đó, thịt trâu được dùng để chế biến các món ăn rất ngon: thịt trâu xào rau muống, thịt trâu gác bếp. Con trâu có vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt. Người nông dân xưa coi con trâu như là người bạn thân thiết:

“ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.

Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi. Chăn trâu thả diều cũng là thú vui của những chú bé mục đồng. Trâu cũng có khi rời đồng ruộng đi dự lễ hội, hay tục đâm trâu ở Tây Nguyên được tổ chức hàng năm để biểu dương cho sức mạnh của giống vật nuôi này. Con trâu được xem như là con vật linh thiêng bởi nó nằm trong 12 con giáp mà người phương Đông dùng để tính tuổi hay trâu còn gắn bó với kí ức tuổi thơ.

Để trâu có sức khỏe tốt cần có cách nuôi và chăm sóc khoa học. Trâu dễ nuôi, hay ăn chóng lớn. Hằng ngày cho trâu ăn đủ ba bữa, uống nước sạch đầy đủ. Sau khi đi làm về cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước muối rồi mới cho ăn. Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khỏe giảm sút thì nên cho trâu nghỉ từ 4-5 ngày, bồi dưỡng bằng cỏ tươi, cám, cháo.Ngày nay có nhiều thiết bị, máy móc hiện đại ra đời, dần thay thế trâu. Nhưng con trâu vẫn mãi là biểu tượng cho người dân và vẫn xuất hiện trong các lễ hội đầu năm. Nhiều người đi xa nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh con trâu.

Minh nhật
17 tháng 9 2019 lúc 20:14

A. Tìm hiểu đề:

Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.Đối tượng thuyết minh: Con trâu.Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

B. Lập dàn ý:

I – Mở bài:

– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

II – Thân bài:

1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

2. Lợi ích của con trâu:

a. Trong đời sống vật chất:

– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.

– Là tài sản quý giá của nhà nông.

– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

b. Trong đời sống tinh thần:

– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

III – Kết bài:

– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Thuyết minh về con trâu - update tháng 9/2019

Đến với mỗi làng quê Việt Nam là ta không thể không nhắc đến hình ảnh con trâu là biểu tượng rất gần gũi, thân thiết. Trâu là biểu tượng cho sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt.

Trâu là động vật nhai lại, thuộc họ bò, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn thuộc lớp thú có vú, loại động vật này được dùng phổ biến. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng thuộc nhóm trâu đầm lầy, lông màu đen, thân hình vạm vỡ, bụng to khỏe. Con trâu có cân nặng rất nặng. Nếu trâu cái trung bình từ 350- 450 kg thì linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp. Trâu đực đầu dài và to, trâu cái đầu thanh và dài, da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu, trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt trâu to, tròn, lông mi dài, mí mắt mỏng, mũi trâu to, màu đen lúc nào cũng bóng ướt, lỗ mũi to, có thể xỏ dây thừng qua để dắt đi dắt lại cho thuận tiện. Mồm trâu rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ, tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Sừng trâu cưng cứng, có những con nghé con thì sừng nhỏ hơn và không cứng bằng trâu mẹ. Cổ trâu dài, ức sâu rộng. Lưng trâu dài, thẳng nhưng lúc nào cũng có con hơi cong. Các xương sườn to, tròn, cong đều. Mông trâu to, mông đốc, rộng, tròn, chắc. Trâu có bốn chân thẳng, to gân guốc, vững chãi. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn vừa to, các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng, hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước nhưng hơi chồm về phía trước. Đầu trâu thon, dài chừng 60- 70 cm, phần cuối đuôi có lông dài lúc nào cũng ngoe nguẩy như để đuổi ruồi muỗi. Da trâu mỏng và bóng loáng, lông đen mướt thưa cứng và xát vào da. Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Một đời trâu có thể đẻ từ 5-6 nghé. Nghé sơ sinh nặng khoảng 20- 25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc ba tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi 6 tuổi và có 8 răng cửa. Ở Việt Nam có hai loại trâu chính là trâu rừng và trâu nhà. Trâu rừng là loại mãnh thú, dữ vì nó chưa được thuần hóa. Còn trâu nhà qua sự chăm sóc và thuần phục nên nó trở nên rất hiền lành và gắn bó thân thiết với con người. Trâu có ưu điểm hơn bò là khi rời nắng thì con trâu có thể đằm xuống nước để cho mát và đỡ nắng còn bò thì không.

Trâu rất khỏe, siêng năng, cần cù kéo cày giúp người nông dân từ sáng sớm đến tối khuya. Chính vì thế mà người nông dân xưa coi con râu là đầu cơ nghiệp. Bên cạnh đó, thịt trâu được dùng để chế biến các món ăn rất ngon: thịt trâu xào rau muống, thịt trâu gác bếp. Con trâu có vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt. Người nông dân xưa coi con trâu như là người bạn thân thiết:

“ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.

Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi. Chăn trâu thả diều cũng là thú vui của những chú bé mục đồng. Trâu cũng có khi rời đồng ruộng đi dự lễ hội, hay tục đâm trâu ở Tây Nguyên được tổ chức hàng năm để biểu dương cho sức mạnh của giống vật nuôi này. Con trâu được xem như là con vật linh thiêng bởi nó nằm trong 12 con giáp mà người phương Đông dùng để tính tuổi hay trâu còn gắn bó với kí ức tuổi thơ.

Để trâu có sức khỏe tốt cần có cách nuôi và chăm sóc khoa học. Trâu dễ nuôi, hay ăn chóng lớn. Hằng ngày cho trâu ăn đủ ba bữa, uống nước sạch đầy đủ. Sau khi đi làm về cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước muối rồi mới cho ăn. Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khỏe giảm sút thì nên cho trâu nghỉ từ 4-5 ngày, bồi dưỡng bằng cỏ tươi, cám, cháo.Ngày nay có nhiều thiết bị, máy móc hiện đại ra đời, dần thay thế trâu. Nhưng con trâu vẫn mãi là biểu tượng cho người dân và vẫn xuất hiện trong các lễ hội đầu năm. Nhiều người đi xa nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh con trâu.

2. Văn mẫu thuyết minh về con trâu Việt Nam số 1

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”

Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450 kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.

Thuyết minh về con trâu lớp 9

Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.

Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.

Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.

Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt.

♡Akonia-Moonlight ( Ako...
17 tháng 9 2019 lúc 20:16
BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO SỐ 1 “Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà kể công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng. Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé. Trâu có vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngày trước chưa có máy cày, trâu thường phải làm việc nặng nhọc: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Trâu thức dậy từ sáng sớm tinh mơ khi chú gà trống báo thức, cùng người nông dân ra đồng làm việc. Trâu chăm chỉ, cần mẫn cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác, bất kể là sáng hay tối, nóng nực hay giá rét. Nhờ có trâu, người nông dân mới có thể thu được một mùa màng bội thu. Đến ngày gặt, trâu lại chở lúa từ ruộng về nhà. Tuy công việc vất cả là vậy nhưng thức ăn của trâu rất giản dị, chỉ là cỏ hoặc rơm. Trâu thường được nuôi để lấy sức kéo, ở miền núi, ngoài công việc đồng ruộng, trâu còn chở hàng hoặc kéo xe, giúp con người vượt qua những con đường trắc trở, những ngọn núi xa xôi. Vì thế, trâu chở thành một gia sản quan trọng của người nông dân. Chẳng phải ca dao đã từng nói: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy, thật khó lắm thay.” Thịt trâu cũng là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng vì có hàm lượng đạm khá cao, chất béo thấp. Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ, da trâu làm mặt trống, giày. Không chỉ trong đời sống vật chất, trâu còn gắn bó trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Trâu trở thành hình ảnh tượng trưng cho người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chịu khó. Ở nước ta hàng năm thường tổ chức lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Những chú trâu tham dự cuộc thi thường là những chú trâu to nhất, khỏe nhất, được chủ chăm sóc hết sức kĩ càng. Mỗi chú trâu phải chiến đấu với biết bao với đối thủ khác để đem lại vinh quang cho bản thân cũng như vinh dự cho chủ trâu. Ngoài chọi trâu ở Đồ Sơn, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. Tuổi thơ của mỗi người cũng đâu thể thiếu hình ảnh con trâu dưới lũy tre làng- những chú trâu góp phần làm nên nét bình yên của làng quê. Nhà thơ Giang Nam từng viết trong bài thơ “Quê hương”: “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường, Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ. Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.” Nhớ làm sao những buổi chăn trâu trên cánh đồng, cánh diều no gió vút cao trên trời xanh. Nhớ những ngày hè nóng nực, người và trâu cùng hòa mình trong dòng nước mát. Nhớ tiếng thổi sáo của cậu bé mục đồng khi dắt trâu về nhà lúc chiều tối. Trâu không chỉ đi vào ca dao, văn thơ mà còn là biểu tượng của SEA GAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam, là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam chất phác, hiền lành, đôn hậu. Để chú trâu được khỏe mạnh, người nông dân cần chú ý làm chuồng cho trâu, ấm vào mùa đông, mát về mùa hè, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắc-xin phòng ngừa các loại bệnh cho trâu. Ngày nay, cuộc sống đổi mới, nhiều máy móc hiện đại thay thế cho sức kéo của trâu. Tuy vậy, trâu vẫn là một báu vật quý giá với người nông dân. Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh chú trâu trên cánh đồng bao la bát ngát, chúng ta sẽ bất giác nghĩ tới quê hương đầy thanh bình, yêu dấu. 3. BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO SỐ 2 Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam. Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng, giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. Ngoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện, vì vậy có thể nói trâu là công cụ không thể thiếu của người nông dân. Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và loài vật đều được thuần hóa và trở thành một loài trâu hiền lành. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uống cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nông. Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400~500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu. Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh". Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển. Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê Việt Nam và Đất nước Việt Nam. 4. BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO SỐ 3 Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam: con trâu – là động vật nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú - loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái trung bình từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành. Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay. Chính vì vậy nó là 1 một phần không thể thiếu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu: “Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta, Cái cày nối nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy ai mà quản công.” Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ: "Dù ai buôn đâu, bán đâu Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về Dù ai bận rộn trăm bề Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"​ Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu: "Ruộng sâu, trâu nái". Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh". Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định. Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người Việt Nam cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh "Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo". Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu Việt Nam người dân Việt Nam. Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương: "Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ Tôi mơ màng như chim hót trên cao."​ Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở làng quê Việt Nam - con vật linh thiêng trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt Nam. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân Việt, nhất là những người xa xứ. 5. BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO SỐ 4 Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam. Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng "Con trâu là đầu cơ nghiệp". Đối với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả. Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy. Trâu có hai loại: Trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút. Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. Trâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền. Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì lông trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai. Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu...đều đến "lượt" của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám...và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con. Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ...Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người. Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình ảnh đáng trân trọng. Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày. Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người Việt Nam. 6. BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO SỐ 5 “Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam. Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ. Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau. Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và, ... Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc. Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng. Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt. 7. BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO SỐ 6 Từ bao đời nay, nước ta có truyền thống làm nông và nền văn minh lúa nước phát triển. Để làm được điều này chúng ta phải lao động cật lực và nặng nhọc. Con trâu – người bạn thân thiết cùng chia ngọt sẻ bùi với người nông dân, cùng người nông dân đi khắp cánh đồng để xới đất đai, cùng chung vui niềm vui ngày được mùa. Con vật này đã trở thành thân thuộc và không thể thiếu ở làng quê Việt Nam. Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Người ta chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pa-xki-tan, Băng-la-đét, Nê-pa, Thái Lan, ... Và đặc biệt ở Việt Nam người ta tìm thấy di tích hóa thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm ở các hang động miền Bắc nước ta. Trâu theo khoa học thuộc lớp Mammalia, ngành Chordata, họ bò, bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu được phân loại theo giống đực và giống cái. Con đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao, sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt. Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Các bộ phận của trâu được chia thành các phần: đầu, cổ, thân, chân, đuôi và da. Đầu trâu đực dài, to vừa phải, trâu cái đầu thanh, dài. Trán rộng, phẳng, hơi gồ. Da mặt rất khô, nổi rõ mạch máu. Mắt to tròn, tròng đen láy lanh lẹ, mí mắt mỏng; mũi kín, bóng, ướt. Miệng trâu rộng, răng đều khít, không sứt mẻ. Điểm đặc biệt của trâu là hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật. Hai tai trâu nhỏ vừa có thể cử động, phủ một lớp lông mềm bảo vệ tai khỏi côn trùng chui vào. Sừng trâu thanh, đen, cân đối, ngấn sừng đều, rỗng ruột. Phần cổ và thân trâu có những đặc điểm sau: cổ dài vừa phải; ức rộng, sâu, lưng dài từ 1 – 1,5m hơi cong; xương sườn to, tròn, cong đều; bụng tròn lẳng; mông nở rộng, to. Chân trâu rất khỏe, vững chắc để đỡ cả thân người, bốn chân thẳng to, gân guốc. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng. Bàn chân thẳng, ngắn, vừa phải. Hai đùi sau to dài, bàn chân sau xuôi, ngắn. Bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần đuôi có túm lông lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi, muỗi. Da trâu hơi mỏng nhưng bóng láng, màu xám đen. Lông đen, cứng, sát vào da giúp điều hòa nhiệt độ trong những trưa hè oi bức ở vùng nhiệt đới. Nhìn chung, trâu có thân hình khỏe khoắn, thích hợp với công việc đồng áng cực nhọc. Nhờ có sức khỏe tốt, trâu có thể làm việc cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Một con trâu trung bình có thể kéo được 3 – 4 sào ruộng. Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết cao. Dù phải cày dưới nắng gắt hay mưa tuôn, trâu vẫn kiên trì cùng người nông dân đội nắng, gió để cày cho mảnh ruộng được tốt tươi. Để nuôi trâu cũng không khó lắm. Đối với một con trâu cày từ sáng đến chiều thì nên cho ăn ba bữa chính: sáng sớm, trưa, tối. Cỏ là thức ăn chính của trâu nên vào mùa xuân hạ ta có thể tự tìm được dễ dàng trên đồi cỏ, hay bãi cỏ xanh tốt cho trâu ăn. Nhưng đối với những ngày đông rét mướt (nhất là ở Bắc Bộ) nhiệt độ xuống tới 7 – 10oC thì có không thể mọc được. Cho nên, tốt nhất là ta phải dự trữ cỏ khô cho trâu bằng cách ủ xanh, lên men, không chỉ giữ cỏ tươi lâu mà còn bổ sung được hệ vi sinh cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trâu được tốt hơn. Sau khi đi làm đồng về, ta không nên cho trâu ăn ngay mà để cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ. Khoảng 30 phút sau khi nghỉ ngơi, ta cho trâu uống nước có pha muối (nồng độ nuối khoảng 10g trên 100kg trọng lượng trâu). Sau đó, ta mới cho trâu ăn. Hằng ngày, phải cung cấp đủ lượng nước cho trâu (40 lít nước/1con/1 ngày). Muốn trâu luôn khỏe để làm việc cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau mỗi buổi cày phải xoa bóp vai cày. Tắm mỗi ngày sau 30 phút làm việc để điều hòa nhiệt độ cơ thể của trâu. Trong một buổi cày, cần cho trâu nghỉ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tránh để trâu làm việc không hiệu quả cao. Nếu cho trâu làm việc cả tuần thì phải để trâu nghỉ một ngày không nên để trâu làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến suy yếu. Quá trình làm việc mà thấy sức trâu sụt giảm thì phải để trâu nghỉ 3 – 5 ngày cho lại sức, bồi dưỡng thêm bằng cỏ tươi, cám cháo. Trâu có rất nhiều lợi ích. Sức kéo khỏe giúp cày bừa, trục lúa, kéo xe. Trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng rất bền và đẹp. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như: dùng làm sính lễ, cưới hỏi, hội chọi trâu ở Đồ Sơn, ... Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, được trở thành biểu tượng của SEAGAME 22. Hình ảnh của trâu còn đầy ắp trong kỉ niệm tuổi thơ của những chú bé mục đồng. Những buổi chiều ngả lưng trên lưng trâu, thả hồn theo cánh diều trên lưng trâu, những hôm tắm sông cùng trâu trên dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa... sẽ là những kỉ niệm đẹp, sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ. Ngày nay, máy móc công nghiệp, công nghệ hiện đại đã thay thế cho trâu nhưng trâu vẫn mãi là con vật hiền lành, gần gũi của người nông dân. Trong tâm hồn người Việt, không có gì có thể thay thế cho con trâu dù cho nông nghiệp có tiến bộ thế nào, máy móc đã thay thế cho trâu hoàn toàn. Nếu một ngày trên đồng quê Việt Nam không còn hình ảnh của những chú trâu cày đồng thì nét đẹp của làng quê Việt không còn trọn vẹn nữa. 8. BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO SỐ 7 http://thuthuat.taimienphi.vn/hay-thuyet-minh-ve-con-trau-o-lang-que-viet-nam-38032n.aspx “Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.” Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu má không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại. Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu. Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3-4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại c 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – lm khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ. Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và... Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giả, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu. Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian: “Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.” Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
 
Thanh Hương Đ.T
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
2 tháng 9 2016 lúc 19:03

I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?" 
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao 
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Cậu Nhóc Ham Học
5 tháng 9 2016 lúc 19:11

A. Tìm hiểu đề:
- Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
- Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
B. Lập dàn ý:
I – Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
- Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
- Là tài sản quý giá của nhà nông.
- Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
- Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?" 
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao 
- Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
C. Viết bài: Bài văn tham khảo:
Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân: 
“Trâu ơi ta bảo trâu này 
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cất cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công...”
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổ tiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm, hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đã thuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết săn bắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.
Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen với lớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áo choàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có một cái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi và muỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nó giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thể nhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôi sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻ thù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt.Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.
Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con. Trâu nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vũ. Trâu con gọi là nghé, nghé sơ sinh nặng khoảng 22-25kg. Khi mới sinh ra khoảng vài giờ đến một ngày, nghé có thể đứng thẳng, vài hôm sau có thể mở mắt, đi lại theo mẹ.Nghé lớn rất nhanh, nghé chưa có sừng, lớn lên sừng mới nhú dần ra nhưng các bộ phận bên ngoài chắc khác gì mẹ trâu.
Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nông dân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa, trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu là đầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đời sống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu ca dao quen thuộc:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.
Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức món thịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể cung cấp sữa cho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép, túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặt trống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và các lễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mĩ nghệ. Phân trâu là phân bón rất tốt cho cây trồng.
Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạo nên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạn thân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơ Giang Nam trong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi, thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả: các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vi vu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhân đưa vào tranh Đông Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông trong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng có thể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu, vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!
Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâu thì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22 Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam . Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tôn vinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động.Trâu còn là một vật linh thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít người biết về sự tích sông Kim Ngưu…
Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúa nước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật của người nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên những cánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quen thuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đã giữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.

Cậu Nhóc Ham Học
5 tháng 9 2016 lúc 19:12

Dàn ý:
Mở bài: 
- Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày.
- Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay.

Thân bài: 
* Ngoại hình: 
Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém.
* Các bộ phận: 
Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối.
- Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều.
- Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn.
- Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước.
- Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi.
- Da trâu mỏng và bóng láng.
- Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da.
* Khả năng làm việc:
- Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc.
* Đặc tính, cách nuôi dưỡng:
- Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành. 
- Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 -> 40 lit nước cho một con).
- Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về không nên cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ ngơi, sau đó tắm rửa sạch sẽ, khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước có pha ít muối rồi mới cho ăn.
- Mùa nắng, khi làm việc xong thì không cho trâu uống nước ngay, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống. 
- Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần , mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày.
- Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo …

Kết bài: 
Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế.