Những câu hỏi liên quan
HỒ NGUYỄN MINH HẰNG
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Vân
10 tháng 12 2021 lúc 23:10

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Phương Trâm
19 tháng 11 2016 lúc 20:02

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.


 

Bình luận (0)
o0o Mạc Thiên Lạc o0o
Xem chi tiết
Kiệt Nguyễn
2 tháng 1 2019 lúc 12:17

MB: Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
TB: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ đó:
- Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm.
- Cảm nghĩ về từng chi tiết.
- Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
KB: Tình cảm của em với nhà thơ.

Bình luận (0)
Trần Hùng Luyện
2 tháng 1 2019 lúc 10:22

Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền
2 tháng 1 2019 lúc 10:54

DÀN Ý
1. Tìm hiểu đề
- Về nội dung: đề bài yêu cầu em phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya. Để cảm xúc có sức thuyết phục, cần hiểu rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài thơ bộc lộ những rung cảm tinh tế của Bác Hồ về vẻ đẹp của đêm trăng Việt Bắc. về nghệ thuật: đây là một bài thơ tứ tuyệt dặc sắc, có sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và thời đại, giữa chất nghệ sĩ và tinh thần chiến sĩ.
- Về hình thức: Đề bài yêu cầu em viết bài biểu cảm về một tác phẩm văn học. Phương thức biểu dạt chính là biểu cảm. Có thể kết hợp linh họat với các phương thức biểu đạt khác trong quá trình làm bài. Lời văn giàu cảm xúc và hình ảnh với các liên tưởng sinh động. Từ ngữ cần được chắt lọc, tránh dùng khẩu ngữ trong bài viết (do đặc điểm riêng của bài biểu cảm về tác phẩm văn học quy định).
2. Dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ (viết năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc).
- Trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, Bác Hồ vẫn tràn đầy cảm hứng trước vẻ đẹp của đêm trăng huyền ảo.
b. Thân bài:
- Cảnh đêm trăng thơ mộng nơi rừng núi Việt Bắc
+ Tiếng suối chảy văng vẳng khi gần, khi xa... trong đêm yên tĩnh.
+ Ánh trăng thanh lọc qua kẽ lá tạo nên một khung cảnh huyền hoặc.
+ Nghệ thuật so sánh, lấy động tả tĩnh, bức tranh thiên nhiên có chiều cao, chiều xa, chiều rộng...
- Tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng đẹp
+ Say mê cảnh thiên nhiên trong trẻo, kì diệu.
+ Ý thức trách nhiệm cao độ với đất nước, với cuộc kháng chiến
- Cảm xúc của em về cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tâm tình của nhà thơ trong tác phẩm
c. Kết bài:
- Khẳng định Cảnh khuya là một bài thơ đặc sắc, ở đó có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh và tình; giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.
- Bài thơ bộc lộ tâm hồn tinh tế nhạy cảm, ý thức trách nhiệm của vị lãnh tụ cách mạng đối với đất nước trong hoàn cảnh gian nan.
BÀI LÀM
Bác Hồ là một nhà cách mạng làm thơ. Trăng luôn là người bạn gần gũi với Bác, là nguồn cảm xúc thi ca nồng nàn của Người. Cảnh khuya là một bài thơ trăng tuyệt đẹp được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947.
Bài thơ mở đầu bằng một khung cảnh thiên nhiên hữu tình vào một đêm trăng huyền ảo giữa núi rừng Việt Bắc kháng chiến:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Người đọc ngay lập tức bị hấp dẫn bởi tiếng suối trong trẻo ngân nga, khi xa, khi gần nghe như tiếng hát của ai đó giữa rừng khuya. Khi so sánh tiếng suối với tiếng hát, nhà nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh đã bộc lộ một cách cảm nhận mĩ học rất hiện đại: con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trong thiên nhiên! Vì vậy tiếng suôi chảy mới biến thành tiếng hát ngọt ngào say đắm của con người. Dòng suối như mang hồn người và trở thành ca sĩ chốn lâm tuyền. Tiếng suối âm vang trong đêm vắng khiến vẻ thanh tịnh của rừng đêm thêm rõ nét hơn. Bút pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng rất đắc địa khiến cho bức tranh phong cảnh mang đậm chất Đường thi cổ điển.
Cùng với tiếng suối ngân nga là vầng trăng soi sáng đại ngàn. Ánh trăng lọc qua vòm cây cổ thụ tạo nên một bức thảm thêu hoa. Khung cảnh thiên nhiên lung linh và sống động vô cùng! vẻ đẹp diễm ảo của đêm trăng Việt Bắc khiến ta bâng khuâng nhớ đến một tứ thơ cổ điển:
Trăng giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông!
Nếu không quan tâm đến xuất xứ của bài thơ, có thể lầm tưởng đây là áng thơ của một bậc tao nhân mặc khách. Say mê vẻ đẹp nơi suối rừng, nhà thơ đã tập trung bút lực vẽ nên một bức họa bằng thơ như để tranh tài cùng tạo hoá.
Câu thơ thứ ba Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ dường như là lời giải đáp lí do khiến nhà thơ thao thức: Người chưa ngủ vì cảnh khuya như vẽ!.
Rừng suôi trong đêm trăng thực sự là một họa phẩm trác tuyệt của hoá công! Ai nỡ ngủ trước cái đẹp kì diệu đang lộ diện! Sự thao thức ấy cũng là một phương diện thể hiện tô" chất nghệ sĩ của Bác!
Nhưng câu thơ thứ tư khiến ta bất ngờ và xúc động:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà!
Hoá ra, Bác chưa ngủ vì một nguyên cớ khác. Việc nước bộn bề khiến Người thao thức suốt đêm thâu. Thao thức nên Người mới nghe thấy dòng suối hát ca trong đêm vắng. Khoảnh khắc nghe suối hát cũng là lúc người bất chợt phát hiện vẻ đẹp kì thú của ánh trăng nơi lâm tuyền! Đây cũng là chỗ linh diệu của bài thơ Cảnh khuya! Hai yếu tố nghệ sĩ và chiến sĩ, cổ điển mà hiện đại xuyên thấm vào nhau khó mà tách bạch được.
Đặt bài thơ vào bối cảnh gian nan ở chặng đầu thời kì chông Pháp thì những rung động tinh tế của Bác về vẻ đẹp kì ảo đêm trăng rừng Việt Bắc đã cho thấy bản lĩnh ung dung, tinh thần lạc quan cách mạng, tình yêu thiên nhiên, tinh thần kháng chiến sâu sắc của Bác Hồ. Thiếu một trong những yếu tố đó không thể viết được những vần thơ lung linh nhường ấy vào thời điểm 1947!
1. Ngữ liệu
a.Từ ngữ: Dưới đây là một số từ ngữ có thể sử dụng trong bài viết.
- Tiếng suối như tiếng hát;
- Vầng trăng;
- Hồn thơ lạc quan;
- Thiên nhiên đẹp, đáng yêu;
- Tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm;
- Lòng yêu nước, đức hi sinh của Bác,...
b. Hình ảnh
- Khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc đẹp với những hình ảnh tiếng suối trong như tiếng hát, “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
- Một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét lung linh , huyền ảo.
- Hình ảnh Bác không ngủ được đang thả hồn mình vào vẻ đẹp thiên nhiên cũng như đang canh cánh bên lòng nỗi lo cho vận mệnh dân tộc.
- Hình ảnh phong thái ung dung, lạc quan bởi lòng yêu nước, đức hi sinh của Bác.
c. Nhân vật
d. Thơ văn liên quan đến đề tài mà đề đặt ra ( nếu có), ở đây là thơ văn về Bác Hồ ( nếu có)
2. Gợi ý cách làm bài và dàn bài
a. Mở bài
- Giới thiệu: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc, đồng thời là nhà thơ xuất sắc của nền văn học Cách mạng.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bác đã sáng tác bài thơ Cảnh khuya ở Việt Bắc, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ chống thực dân Pháp.
- Hoàn cảnh tiếp xúc: Em may mắn được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
- Chép thơ:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
b.Thân bài
* Em yêu thích cảnh trăng ở nơi núi rừng Việt Bắc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
- Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc thật đẹp. Khung cảnh nơi đây thật nhẹ nhàng, êm đềm: xa xa vẳng lại tiếng suối trong như tiếng hát.
- Tiếng suối được diễn tả sinh động qua lối so sánh đặc sắc. Xưa trong thơ Nguyễn Trãi, tiếng suối được ví như “tiếng đàn cầm bên tai” gợi cung bậc cảm xúc âm điệu trầm lắng man mác buồn. Nay, trong thơ Hồ Chí Minh, tiếng suối vẫn là điệu nhạc khiến cho vần thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa
có nét hiện đại bởi nó vút cao như tiếng hát xa, gợi sự trẻ trung đầy sức sống của một hồn thơ lạc quan phơi phới. Tiếng suối như gần gũi với con người hơn, xua tan cái hoang vắng, lạnh lẽo của núi rừng Việt Bắc.
- Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” làm cho thiên nhiên càng đáng yêu hơn khi em được thưởng thức vẻ đẹp của một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét đa dạng: có dáng hình vươn toả rộng của vòm cổ thụ, phía trên cao lấp loáng ánh trăng. Bức tranh thật lung linh, huyền ảo. Bức tranh được tạo bởi hai mảng màu sáng tối nhưng vẫn ấm áp, hoà quyện thành những hình khối đa dạng nhiều tầng lớp, lại ấm áp, hoà hợp, quấn quýt bởi cách dùng điệp từ “lồng” tài tình của tác giả.
- Ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người dã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào của âm thanh tiếng suối chảy, vẻ đẹp nên thơ của rừng Việt Bắc. Thơ Hồ Chí Minh đã khơi gợi trong em bao ước muốn được có mặt ở rừng Việt Bắc để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên nơi ấy.
* Em xúc động, cảm phục biết bao trước tâm hồn và tấm lòng của Bác “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
- Cảnh khuya thật đẹp, làm say lòng thi sĩ, khiến Người không ngủ được, thả hồn vào cảnh đẹp thiên nhiên. Điệp ngữ “chưa ngủ” là bản lề mở ra hai phía tâm trạng thống nhất trong con người Hồ Chí Minh: nhà thơ say mê vẻ đẹp thiên nhiên, người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh nước nhà. Người chưa ngủ vì luôn canh cánh bên lòng nỗi lo cho vận mệnh dân tộc. Dù mê cảnh đẹp, Người vẫn không xao nhãng việc nước. Ở Hồ Chí Minh, tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ hoà làm một. Em còn khâm phục phong thái ung dung, lạc quan của Bác khi biết bài thơ ra đời vào những ngày đầu gian khổ của kháng chiến chống Pháp.
- Em thấy trân trọng và cảm phục biết bao trước lòng yêu nước, đức hi sinh cao cả của Bác. Tâm hồn và cuộc đời Bác là bài học lớn cho tuổi trẻ Việt Nam (Liên hệ bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy và bài Đêm nay Bác không ngủ của Bác).
c. Kết bài
- Bài thơ đọng lại trong em những cảm xúc dạt dào.
- Hồ Chí Minh đã để lại cho đời một bài thơ hay và ý nghĩa, vần thơ khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu những miền đất xa xôi của đất nước và niềm kính trọng vô hạn vị cha già dân tộc.

Bình luận (0)
nguyensibidi
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 1 lúc 16:04

Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần phân tích.
Thân bài

- Phân tích nội dung
- Tóm tắt nội dung tác phẩm.
- Phân tích các nhân vật chính, phụ.
- Phân tích các tình huống, chi tiết tiêu biểu.
- Phân tích chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm.
- Phân tích nghệ thuật
- Ngôn ngữ, giọng điệu.
- Kỹ thuật miêu tả, kể chuyện.
- Các biện pháp nghệ thuật.
Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề cần phân tích.
- Đánh giá chung về tác phẩm.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 12 2021 lúc 19:38

Nếu là luyện nói em có thể tóm tắt phần cô giáo phân tích trên lớp rồi nói cũng được

Bình luận (2)
Tiên Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Akina Nana
Xem chi tiết
Không Tên
21 tháng 2 2018 lúc 20:11

Mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại bồi hồi, háo hức đón một cái Tết cổ truyền nữa của dân tộc. Hầu như nhà nào cũng tất bật chuẩn bị, sắm sửa đầy đủ cho một cái Tết sum vầy. Không khí ngày Tết tràn ngập khắp nơi nơi. Ngoài phố, ta thấy những cành hoa đào, hoa mai rực rỡ cả một góc trời. Trong bữa cơm gia đình đã xuất hiện thêm dưa hành, giò chả. Trên bếp lửa hồng, nồi bánh chưng đang sôi sùng sục. Mâm ngũ quả đẹp mắt đã được bày trên bàn thờ. Cả gia đình cùng nhau dọn dẹp đón năm mới. Nhưng dù có bận rộn thế nào đi chăng nữa, cũng không một ai quên mất việc đi chợ hoa, chọn những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất để trang trí, bày biện, làm đẹp và góp phần giúp không khí Tết thêm rộn ràng. Chợ hoa thì có thể ngày nào cũng có, mùng một hay mười rằm dù có tấp nập hơn nhưng vẫn không thể nào đặc biệt bằng chợ hoa ngày Tết. Có lẽ sự khác nhau lớn nhất đó chính là không khí của mùa xuân, của ngày Tết làm cho chợ hoa cũng thêm phần tươi vui và rực rỡ lạ thường.

Bình luận (0)
NGUYỄN CẢNH LINH QUÂN
21 tháng 2 2018 lúc 20:15

Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp hiện lên giữa quê nghèo. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Họ không kì kèo, mặc cả om sòm như mọi ngày, vì ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất.

Lúc trước đi chợ với mẹ, thấy mấy cô bán thịt, bán cá lớn tiếng lắm nhưng hôm nay nhìn họ ngoan ngoãn như “đứa trẻ con” được cho quà.

Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ, hít hà hương vị của từng loại hoa thật dễ chịu. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tư

ơi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Ở chợ Tết vùng quê không nhiều hoa như ở thành phố, nhưng với người dân quê như thế này là quá sung túc, đủ đầy cho một năm mới sắp đến.

Những đứa trẻ con áo mới tinh tươm, nụ cười giòn vang khiến cho mùa xuân ấm áp và an lành hơn. Thực ra bọn trẻ con đi chợ Tết cuối năm cũng chỉ để xem người ta mua bán, xem không khí tết ùa về trên ngõ, xem những chiếc xe ô tô lớn chở đầy hoa đào.

Mùa xuân ùa về rộn rã trong những gian hàng bán bánh kẹo, năm nào cũng vậy, em thường giành phần chọn mua bánh kẹo. Những chiếc kẹo lấp lánh màu sắc, nằm ngoan ngoãn trong chiếc hộp nhỏ xinh khiến đứa trẻ háu ăn thèm thuồng. Và phiên chợ Tết mẹ cũng “hào phóng” hơn khi em đòi mua gì mẹ cũng cho.

Chợ Tết quê em đông đúc đến tận trưa mới vãn, ai cũng chất đầy túi những thứ cần thiết để đón năm mới. Ở gian hàng bán gia cầm dường như đông vui hơn vì có thêm âm thanh vui nhộn của những chú gà, vịt, ngan. Ngày Tết mọi người cũng phóng khoáng hơn trong việc mua sắm, mẹ em cũng mua rất nhiều thứ, và em thì cứ hí hửng theo sau xách đồ cho mẹ.

Ngày Tết đã về trên vùng quê nghèo miền Trung quanh năm vất vả nhưng chợ Tết cuối năm là dịp để mọi người trút bỏ nỗi lo, háo hức chuẩn bị đón một năm mới đến. Cho đến bây giờ, vào năm nào cũng vậy, em cứ chờ đến phiên chợ Tết để cảm nhận sự chuyển động của đất trời.

Bình luận (0)
Akina Nana
21 tháng 2 2018 lúc 20:36

này LINH QUÂN

,chép hết trên mạng đúng ko 

Bình luận (0)