Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 7:22

Tham khảo!

Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

 
Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
13 tháng 9 2023 lúc 7:22

Đoạn văn tham khảo

Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Hưng
8 tháng 5 2019 lúc 8:52
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc -> Nghệ An – Thanh Hóa Quang Trung đều tuyển thêm người. Từ Tam Hiệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo: Đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy -> Thăng Long Đạo thứ 2, 3: Đánh vào Tây Nam Thăng Long Đạo thứ tư: Tiến ra Hải Dương Đạo thứ 5: tiến ra Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc. Đêm 30 tết Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu. Mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới đầu hàng. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi bỏ chạy toán loạn. Cùng lúc đó , đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa. Tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị và vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chiến thắng tiến vào Thăng Long.
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:51

Trong tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), hình ảnh Quang Trung hiện lên là một vị tướng kì tài, trí dũng vô song. Quang Trung đã tự mình dẫn quân  tiêu diệt hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử. Không thể không công nhận tài năng và đức độ của vị vua này. Chiến thắng ấy vẫn còn vang dội và là niềm tự hào của dân tộc ta cho đến ngày nay. Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong ta bao ấn tượng không phai mờ.

Chú thích:

Câu khẳng định dưới hình thức phủ định của phủ định: Không thể không công nhận tài năng và đức độ của vị vua này.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:47

- Giới thiệu khái quát thông tin về nhân vật

- Phẩm chất con người và những chiến công của ông

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:43

- Là một nhóm tác giả Việt Nam gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ của dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

- Người đề xướng và dựng lên Văn phái là Ngô Chi Thất và Ngô Trân.

- Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:46

- 3 sự kiện chính:

+ Tướng giặc Tôn Sĩ Nghị chủ quan, hống hách, bắt nạt triều đình vua Lê

+ Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh

+ Vua Lê cùng một số triều thần chạy trốn lên biên giới phía bắc

- Những tuyến nhân vật liên quan: Quang Trung, vua Lê Chiêu Thống, Ngô Thì Nhậm, tướng nhà Thanh như Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống,..

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:51

a.

- Câu phủ định: “Họ chẳng qua…mà thôi.” do có từ mang nghĩa phủ định "chẳng".

- Câu để hỏi: “Tổng đốc họ Tôn…sao cho nổi?”; “Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?”; “Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?” do chứa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

b.

- Câu phủ định: “Tự vương trẻ tuổi…sao không nói cho rõ?” do có từ mang nghĩa phủ định “chưa”.

- Câu để hỏi: “Bấy giờ, nhân khi ta thắng,…hay sao?” do trong câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 22:35

- Nguyên nhân Đại Việt 3 lần chiến thắng trước quân Mông – Nguyên:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…

+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

+ Quân Mông Cổ khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 7:14

Tham khảo!

Kết quả trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh là quân Tây Sơn sẽ thắng vì họ đã chuẩn bị kĩ lưỡng, đánh bất ngờ. Dựa vào tài cầm quân của vua Quang Trung. 

 
Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
13 tháng 9 2023 lúc 7:14

- Theo em, kết quả trận đánh là nghĩa quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung sẽ đại phá được quân Thanh.

- Dựa vào phương hướng hành động và lời nói của Quang Trung với binh lính để dự đoán như vậy.

Bình luận (0)