Những câu hỏi liên quan
Lê Trung Đức Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 6 2017 lúc 10:20

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận chứng minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu câu nói của nhà văn Leptonxtôi.

- Khẳng định tầm quan trọng của lí tưởng sống đối với cuộc sống của mỗi con người.

b. Thân bài (9đ)

- Giải thích ý nghĩa câu nói: (3đ)

   + Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước.

   + Không có lí tưởng thì không có phương hướng: Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể; thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả; không có lẽ sống mà người ta ao ước.

   => Câu nói đề cao vai trò của lí tưởng trong cuộc sống.

- Người có lí tưởng là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với công viêc; sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng tốt đẹp của bản thân. (1đ)

- Lí tưởng như ngọn đèn chỉ đường, luôn nhắc nhở ta xác định những việc nên làm, từ đó có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. (1đ)

- Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. Không có lí tưởng, cuộc sống trở nên nhàm chán, vô vị, mất phương hướng, không tìm được niềm vui. (2đ)

- Mỗi người cần xác định lí tưởng sống cho riêng mình để phấn đấu, hành động. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Khẳng định lại giá trị của câu nói.

Bình luận (0)
Yu Yu
Xem chi tiết
Hắc Hường
17 tháng 6 2018 lúc 10:51

Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Câu nói của “Con sư tử” khổng lồ trong nền văn học Nga là một bài học lớn về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

Lí tưởng, đó là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm tin, là điều con người tôn thờ, khao khát. Có một niềm tin vững chắc vào lí tưởng, con người sống trong những niềm vui tột cùng như nhà thơ Tố Hữu từng hân hoan:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”

(Từ ấy - Tố Hữu)

Tố Hữu cũng như bao thanh niên Việt Nam yêu nước trong những tháng năm đất nước bị đô hộ, lí tưởng cùa nhà thơ là lí tưởng cộng sản, lí tưởng cách mạng, sống và chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Hôm nay đây, khi nước nhà đã trọn niềm vui độc lập, lí tưởng của mỗi cá nhân rất khác nhau song đều chung nhau ở khát khao được khẳng định bản thân, được đóng góp cho gia đình và cộng đồng xã hội.

Trong câu nói của nhà văn Lép Tôn-xtôi chứa đựng những tư tường có tính chất kim chỉ nam cho vấn đề lí tưởng sống của mỗi con người. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Cuộc sống con người nhiều khó khăn, gian nan và vất vả. Nếu không có ánh sáng soi đường, không có sức mạnh cổ vũ, tiếp sức thì nhiều người đã gục ngă, bỏ cuộc. Vậy đâu là ánh sáng và sức mạnh của con người? Đó là lí tưởng. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường” vì nó chỉ cho con người con đường họ phải đi để đạt được mục đích, và đó là con đường sáng - con đường thiện. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường” còn bởi nó tạo ra động lực, thúc đẩy, động viên con người hành động để đạt được mục đích. Con người sống có lí tưởng luôn biết rõ con đường mình phải đi, không bị cám dỗ, níu kéo bời những lợi ích tầm thường, hèn kém: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định". Trong tình cảnh nước nhà có giặc ngoại xâm, lí tưởng của con người Việt Nam là giết giặc cứu nước, lí tưởng ấy soi rọi con đường mỗi người dân nước Nam đang đi, họ hiểu rõ “Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng) và “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đương duy nhất là làm cách mạng chứ không còn con đường nào khác” (Lí Tự Trọng). Người sống không có lí tưởng luôn bị dao động, không ổn định về lập trường, là đề tài bàn tán, chê bai của dư luận. Đó là trường hợp của những kẻ bán nước hại dân trước Cách mạng tháng Tám - 1945. Nhiều kẻ đã quy hàng thực dân Pháp nhưng khi Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật thì lại đớn hèn lê gối làm tôi tớ cho Nhật tiếp tục phản bội giống nòi.

Người sống có lí tưởng luôn có sức mạnh để vượt qua muôn vàn gian khó, nguy hiểm trên đời. Các chiến sĩ cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà không nề hiểm nguy, họ sống thiếu thốn, nghèo khó, lam lũ, lẩn trốn sự truy đuổi kẻ thù, thậm chí phải chịu lao tù, tra tấn “điện giật, dùi đâm”, “dao cắt”, bị bỏ đói,... Nhưng tất cả mọi thử thách dù nhọc nhằn gian khổ đến đâu đều không quật ngã được ý chí sắt đá, sự kiên cường bất khuất của những con người được tôi rèn bằng lí tưởng cách mạng. Vậy nếu như con người sống mà không có lí tưởng? Khi ấy, điều đó đồng nghĩa với việc “không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Gọi là cuộc sống sao được nếu như những vị anh hùng của thời đại chấp nhận “đốt cháy những gì mình đã tôn thờ và tôn thờ những gì mình đã đốt cháy”, phản bội lí tưởng, phản bội niềm tin để quay lưng với lợi ích dân tộc, chấp nhận cuộc đời nhung lụa trong tư thế cúi đầu đầy tủi nhục? Cũng chẳng thể gọi là cuộc sống nếu như mục đích của đời người trở thành một chiếc chong chóng đặt xuôi chiều con gió, bởi khi ấy, bạn đã trở thành một thứ đồ chơi trong tay kẻ khác.

Lí tưởng cao đẹp là phương hướng nhưng đồng thời đó còn là động lực giúp nhiều bạn trẻ hiện nay vượt qua những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống hiện đại để học tốt, sống tốt. Sống không lí tưởng, gặp khó khăn sẽ mau chóng nản chí, bỏ cuộc dù đó chỉ là một cơn buồn ngủ lúc canh khuya học bài. Thế hệ thanh niên chúng ta ngày nay đang cần lắm những con đường sáng, những sức mạnh diệu kì để vượt qua khó khăn của thế hệ. Vì vậy, việc tự xây dựng cho mình một lí tưởng cao đẹp là điều ai cũng cần làm và phải làm ngay, làm gấp.

Bình luận (0)
Lê Thị Hồng Vân
17 tháng 6 2018 lúc 10:52

Trong cuộc sống, mỗi con người từ khi sinh ra đã là một hành trình tư tưởng. Cha mẹ khắc khoải một lí tưởng là con sinh ra được khoẻ mạnh, lớn khôn con là đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi giang, mai kia con trở thành môt người thành đạt. Rồi khi con đủ lớn, đủ ý thức để sống cho những lí tưởng riêng của mình. Con sẽ trở thành một học sinh xuất sắc, lớn hơn nửa con sẽ là một danh nhân lớn hay là một bác sĩ tài ba, con có cuộc sống riêng cùng một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống được nuôi dưỡng bằng những lí tưởng. Nói cách khác: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có Lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". (Lép Tôn-xtôi)

Mỗi chúng ta khi vô tình chạm đến hai chữ "lí tưởng" thì cảm thấy như gặp một cái gì xa vời, không thực tại chút nào. Ta cứ nghĩ rằng lí tưởng là cái gì đó vĩ đại như lí tưởng cách mạng của Các Mác - Ăngghen, lí tưởng vô sàn của Lênin. Nhưng chúng ta lại không biết rằng lí tưởng lại thực tại, rất đời thường và gần gũi gắn bó bên cuốc sống mỗi chúng ta. Hoàn toàn có thể hiểu "lí tưởng là một ngọn đèn", nói dễ hiểu lí tưởng là niềm tin, lòng ao ước mong mọi của mỗi người đặt ra trong cuộc sống. Lí tưởng chính là cái mục tiêu phấn đấu. Lí tưởng trở thành một phần của cuộc sống, và ví thế cuộc sông sẽ vô vị biết bao nếu thiếu đi "lí tưởng".

Theo cách nói của Lép Tôn-xtôi thí lí tưởng là ngọn đèn chí đường và vì là ngọn đèn chỉ đường nên khi thiếu vắng nó con người ta sẽ dễ lầm lạc, đôi khi chậm trễ trên lô trình của cuộc sống: "Lí tường là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thí không có cuộc sống".

Hành trình đi đến lí tưởng, phấn đấu theo lí tưởng, cũng như một vận động viên điền kinh đang ra sức chinh phục chặng đường đua của mình. Anh chàng vận động viên chỉ biết rằng phía trước, những bước cuối cùng của chặng đường đua là dải băng gôn về đích. Anh cố hết sức và lao về trước với một tinh thần sức mạnh thiêng liêng, như mỗi chúng ta đều hướng về lí tưởng của mình. Cuộc sống cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có đích đến, không có hướng đi thì chúng ta sẽ đi đâu về đâu.

Nhưng Lép Tôn-xtôi bảo rằng: "lí tưởng là phương hướng kiên định", đó không có nghĩa rằng lí tưởng là một khối vật khổng lồ, nặng chịch không bao giờ có thể chuyển dịch. Nếu hiểu ngược kiểu ấy chả nhẽ lí tưởng của cuộc sống hiện đại lại là một ông già phong kiến cố hữu, cùng những đạo luật khắt khe của chế độ xưa. Đó hoàn toàn không phải là lí tưởng. Đã là lí tưởng thiêng liêng của một cuộc sống tươi đẹp thì đòi hỏi ở cái khí chất cao đẹp.

Trong cuộc sống có vô vàn lí tưởng nhưng như thế nào mới là một lí tưởng chính đáng. Lí tưởng của một người kinh doanh là làm giàu, nhưng không phải là được làm giàu mọi cách. Anh ta phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật và trách nhiệm của lương tâm. Lí tưởng của một cậu học sinh là đỗ cao trong kì thi đại học. Thế rồi ngày anh đến phòng thi để thực hiện cái lí tưởng đó của mình thì lương tâm, xã hội không bao giờ cho phép anh có quyền làm ngơ khi thấy một người chết đuối. Một hành động đi trái lại pháp luật, trái với đạo lí thì không còn là lí tưởng.

Mỗi bước đi của chúng ta bây giờ đều bước theo những bậc thang của lí tưởng, và luôn luôn có lí tưởng sáng soi chỉ đường. Lúc ấy chung ta như những đứa trẻ vô tri được bàn tay người mẹ nâng niu dìu dắt từng bước đi. Và khi ấy nếu không có mẹ, không có lí tưởng con là đứa trẻ bơ vơ, lạc loài, rồi sẽ đi đâu về đâu. Anh muốn chinh phục nóc nhà thế giới, muốn đứng trên đỉnh Everest dù chỉ là một giây, dùi phải trải qua ngàn giờ hãi hùng, có lúc tưởng rằng hi sinh cả tính mạng, nhưng vẫn hết mình thực hiện cái lí tưởng của bản thân. Nếu một con người tồn tại như một bản năng, hoạt động như một cái máy, khởi động thì chạy, hết nhiên liệu thì tắt. Ta tự hỏi thế có phải là cuốc sống? Để chứng minh rằng ta đang sống, đang tồn tại trước tiên ta phải có lí tưởng, và khi đã có lí tưởng ta sẽ có dũng khí làm những gì ta quyết.

Ngày 5. 6. 1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng bàn tay trắng xuống tàu buôn ra nước ngoài mang trên mình hành trang duy nhất là lí tưởng tìm đường cứu nước. Giả dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giớ có can đảm ra đi. Chính vì thế ta hãy sống, và thực sự sông khi đã có lí tưởng riêng của bàn thân. Xuân Diệu thì mài mê với lí tưởng:

"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm."

Cám ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc hẳn, chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách tha thiết nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy "1 phút huy hoàng", đó là giây phút cháy bổng của một tâm hồn sống trong lí tưởng.

Đồng thời nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng sống ấy cho mọi người trong cuốc đời. Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của "lí tưởng" như L. Tôn-xtôi đã khẳng định "không có lí tưởng thì không có phương hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống"

Nhưng thử hỏi có mấy ai có đủ dũng cảm để sống hết mình, sống một cách trọn đấy cho lí tưởng. Chắc hẳn, chúng ta - những người con của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên và cũng không bao giờ được quên người thiếu nữ đã chết cho "mùa hoa lê-ki-ma nở, ở quê ta vùng Đất Đỏ", và chết cho đời sau. Nữ anh hùng Võ Thị Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới trọn đầy cái tuổi 16.

Tôi không so sánh bạn, cũng như không dám so sánh mình với lí tưởng cháy bỗng yêu thương của tâm hồn thi sĩ Xuân Diệu, với lí tưởng cách mạng cao cả của nữ anh hùng, liệt sỉ Võ Thị Sáu. Qua đó, tôi chỉ có thể khẳng định rằng mỗi chúng ta đều có thể gắng hết sức vì lí tưởng sống của bán thân mình để thật sự có một phương hướng sống, phương hướng để tồn tại. Cũng như từ đầu vẫn nói, lí tưởng không hề xa vời, lí tưởng là đoạn đường, là lối đi gắn bó với chúng ta trong suốt cuộc đời.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn L. Tôn-xtôi đã đem đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát về lí tưởng: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng là không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống".

Con đường hôm qua, hôm kia của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta đều đã lùi vào quá khứ một cách mờ nhạt và tiếp tục nhạt nhoà. Nhưng con đường của hôm nay và của ngày mai còn tuỳ tôi, bạn, chúng ta đi như thế nào, chọn lựa "ngọn đèn lí tưởng" nào, đi theo phương hướng nào, để tiếp tục phát triển và đi lên cùng với sự thăng hoa của "ánh sáng lí tưởng".

Bình luận (0)
Hắc Hường
17 tháng 6 2018 lúc 10:53

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
– Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng, nhà thơ Tố Hữu viết:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Từ đó, lí tưởng cách mạng là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đời hoạt động cách mạng của Tố Hữu.
– Có thể nói lí tưởng có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người. Nhờ có lí tưởng, người ta kiên định trong phấn đấu vì mục đích cao đẹp đã đề ra.
– Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói về tầm quan trọng của lí tưởng: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải thích
– Lí tưởng: Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu đạt tới.
– Ngọn đèn:
+ Nghĩa đen: chỉ ánh sáng phát ra từ cây đèn.
+ Nghĩa bóng: là ánh sáng soi đường, chỉ lối cho con người đi tới.
2. Tại sao nói lí tưởng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người?
a) Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường
– Có lí tưởng nghĩa là ta đă xác định được mục đích sống. Từ đó, ta không lạc đường, mà ra sức phấn đấu đạt được mục đích mình đã đặt ra.
– Vì lí tưởng cứu dân, cứu nước, Bác Hồ đã vượt qua bao gian nan, thử thách để tìm đường cứu nước.
– Vì lí tưởng độc lập tự do của dân tộc, nhân dân ta đã kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ thắng lợi.
b) Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định —» không có cuộc sống.
Nếu sống không có lí tưởng chẳng khác gì người đi trong đêm tối mịt mùng mà không có ánh sáng ngọn đèn soi sáng.
Có lí tưởng như người đi trong đêm tối có đèn soi sáng cho ta đi đúng đường. Lí tưởng sẽ giúp người ta kiên trì theo đuổi mục tiêu sống đến cùng.
– Không có phương hướng con người dễ sa vào lầm lạc, dễ bị mua chuộc, bị lợi dụng. Từ đó, dễ sa vào con đường sai trái, làm mất ý nghĩa của cuộc đời.
– Không có lí tường, cuộc sống của con người trở nên nhàm chán, vô vị.
—> Một lần nữa ta khẳng định ý kiến của nhà văn là hoàn toàn đúng.
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề
– Cần phân biệt lí tưởng cao đẹp với dục vọng tầm thường.
+ Lí tưởng cao đẹp là: phấn đấu vì cộng đồng, vì dân, vì nước, vì sự phát triển của xã hội…
+ Dục vọng tầm thường: sống vì cuộc sống cá nhân ích kỉ, chỉ phấn đấu vì quyền lợi cá nhân mà quên đi lợi ích của cộng đồng, của đất nước.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
– Lí tưởng vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người.
– Kiên trì phấn đấu cho lí tưởng cao đẹp. Luôn luôn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội.

Bình luận (0)
Lương Minh Hiếu
Xem chi tiết
Phong Thần
22 tháng 6 2021 lúc 22:00

Tham khảo

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được Hồ Chí Minh hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau.

Bình luận (0)
mai thu huyen
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
7 tháng 5 2020 lúc 13:23

1. Nghị luận

2. A

3. - Phương tiện truyền thông dọn sẵn đường

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Sơn Anh
Xem chi tiết
B-R-O-N-Z-E-N-5
6 tháng 4 2021 lúc 20:54

sinh?

Bình luận (0)
~Mon~
7 tháng 9 2021 lúc 19:29

Văn hay sinh???????

Bình luận (0)
Chị Thỉ
Xem chi tiết
Rin_ Chan
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
1 tháng 3 2021 lúc 8:20

tham khảo

Trong cuộc sống có rất nhiều người” công thành doanh toại” nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người long đong lận đận và chẳng làm được việc gì đáng kể. Tại sao lại như vậy? đó là mục đích sống mỗi người khác nhau. Về điều này nhà văn Pháp Đi- đơ-rô đã từng nói ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.

Trước hết câu  nói của nhà văn đề cập đến vấn đề đó là trong công việc, mọi hoạt động của con người, con người phải có mục đích sống và mục đích sống cao đẹp sẽ là nguồn động viên để con người phấn đấu, đạt được kết quả tốt, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô là hoàn toàn đúng.

Muốn hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói thì trước hết ta phải hiểu được mục đích sống là gì? ” mục đích” là cái đích mỗi con người đặt ra cho bản thân và luôn quyết tâm đạt được nó. Trong cuộc sống của mỗi người tùy vào con đường lựa chọn để đi đến đích và mục đích đạt được lớn hay nhỏ.

 

Tại sao chúng ta cần  có mục đích sống? Vì: ” mục đích sống” như một động lực giúp ta đạt được cái đích mà mình đã đặt ra, buộc ta phải xác định được cái ta cần và tìm ra một con đường thích hợp nhất để đi đến đích. Như chúng ta đã biết, mục đích tốt luôn luôn có con đường khó đi, nhưng khi ta có mục đích tốt thì sẽ trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội, và tự tạo cho mình thành người giàu ý chí, nghị lực vươn lên để đạt được ước mơ.

Trong thực tế đã có rất nhiều tấm gương với mục đích sống cao đẹp, trong văn học ta từng bắt gặp những người có mục đích sống cao đẹp như hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, và nhà thơ  Thanh Hải với mục đích sống để cống hiến  những gì tốt đẹp nhất cho mình cho đời, cho dân tộc dù là nhỏ bé nhất, và không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc với một câu nói mà ta không thể nào quên: ” Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột cùng là làm sao cho đất nước ta lại được tự do nhân dân ta được ấm lo hạnh phúc”.

 

Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải làm gì?  điều đầu tiên là mỗi chúng ta cần phải biết tìm cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phải có mục đích sống rõ ràng, chúng ta đang là học sinh cần cố gắng học tập thật tốt, tham gia các phong trào của trường lớp, của tập thể.

 

Trái với lý tưởng sống cao đẹp là những người không có mục đích sống hoặ mục đích sống tầm thường. Như một số người chỉ vì mục đích của bản thân chỉ cốt ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống an nhàn mà đi theo con đường phạm pháp hoặc dựa vào gia đình mình có tiền. Còn học sinh có những người không có mục đích học tập mà bỏ đi chơi điện tử, khi làm bài kiểm tra thi tìm mọi cách đạt điểm cao như quay cóp, dở vở, dở sách để xem bài… Nếu sống như vậy ta sẽ không làm được việc gì cả và không làm được việc gì cao cả có ích cho mọi người, cho đất nước. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm mạnh và loại bỏ những yếu điểm để có mục đích sống cao đẹp.

Như vậy, sống có mục đích nghĩa là ta đang tự hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vì vậy hãy nhớ đến câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô : ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”  là hoàn toàn đúng. Chúng ta hãy tạo cho mình mục đích sống cao đẹp ngay từ hôm nay.

Bình luận (0)
Khang Diệp Lục
1 tháng 3 2021 lúc 8:20

Trong cuộc sống có rất nhiều người” công thành doanh toại” nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người long đong lận đận và chẳng làm được việc gì đáng kể. Tại sao lại như vậy? đó là mục đích sống mỗi người khác nhau. Về điều này nhà văn Pháp Đi- đơ-rô đã từng nói ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.

Trước hết câu  nói của nhà văn đề cập đến vấn đề đó là trong công việc, mọi hoạt động của con người, con người phải có mục đích sống và mục đích sống cao đẹp sẽ là nguồn động viên để con người phấn đấu, đạt được kết quả tốt, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô là hoàn toàn đúng.

Muốn hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói thì trước hết ta phải hiểu được mục đích sống là gì? ” mục đích” là cái đích mỗi con người đặt ra cho bản thân và luôn quyết tâm đạt được nó. Trong cuộc sống của mỗi người tùy vào con đường lựa chọn để đi đến đích và mục đích đạt được lớn hay nhỏ.

Tại sao chúng ta cần  có mục đích sống? Vì: ” mục đích sống” như một động lực giúp ta đạt được cái đích mà mình đã đặt ra, buộc ta phải xác định được cái ta cần và tìm ra một con đường thích hợp nhất để đi đến đích. Như chúng ta đã biết, mục đích tốt luôn luôn có con đường khó đi, nhưng khi ta có mục đích tốt thì sẽ trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội, và tự tạo cho mình thành người giàu ý chí, nghị lực vươn lên để đạt được ước mơ.

Trong thực tế đã có rất nhiều tấm gương với mục đích sống cao đẹp, trong văn học ta từng bắt gặp những người có mục đích sống cao đẹp như hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, và nhà thơ  Thanh Hải với mục đích sống để cống hiến  những gì tốt đẹp nhất cho mình cho đời, cho dân tộc dù là nhỏ bé nhất, và không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc với một câu nói mà ta không thể nào quên: ” Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột cùng là làm sao cho đất nước ta lại được tự do nhân dân ta được ấm lo hạnh phúc”.

 

Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải làm gì?  điều đầu tiên là mỗi chúng ta cần phải biết tìm cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phải có mục đích sống rõ ràng, chúng ta đang là học sinh cần cố gắng học tập thật tốt, tham gia các phong trào của trường lớp, của tập thể.

Trái với lý tưởng sống cao đẹp là những người không có mục đích sống hoặ mục đích sống tầm thường. Như một số người chỉ vì mục đích của bản thân chỉ cốt ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống an nhàn mà đi theo con đường phạm pháp hoặc dựa vào gia đình mình có tiền. Còn học sinh có những người không có mục đích học tập mà bỏ đi chơi điện tử, khi làm bài kiểm tra thi tìm mọi cách đạt điểm cao như quay cóp, dở vở, dở sách để xem bài… Nếu sống như vậy ta sẽ không làm được việc gì cả và không làm được việc gì cao cả có ích cho mọi người, cho đất nước. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm mạnh và loại bỏ những yếu điểm để có mục đích sống cao đẹp.

Như vậy, sống có mục đích nghĩa là ta đang tự hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vì vậy hãy nhớ đến câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô : ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”  là hoàn toàn đúng. Chúng ta hãy tạo cho mình mục đích sống cao đẹp ngay từ hôm nay.

Bạn tham khảo.

Bình luận (0)
イ尺ム刀ム
1 tháng 3 2021 lúc 10:38

 Đi-đơ-rô là một nhà văn người Pháp có nói:" Nếu không có mục đích anh không làm được gì cả, anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường" . Đúng vậy, học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.

Bình luận (0)
Tô Mì
Xem chi tiết