Học sinh đang ngồi viết bài thì có cơ năng không ?
viết bài văn tả bạn em đang ngồi học bài. ( chú ý không chép mạng và copy mạng. Ai không chép và copy thì mình mới tick)
Nam là người bạn thân nhất của em. Nam học rất chăm học, ngoài giờ học ở trường, về nhà vừa ăn cơm xong, Nam đã ngồi chỉnh tề vào góc học tập.
Nhìn Nam ngồi học, em thấy dáng người bạn nhỏ nhắn, đầu hơi ngả về phía trước một chút. Nước da Nam trắng hồng phản chiếu ánh điện trông càng sáng hơn. Trước mặt Nam là một quyển vở với những hàng chữ ngay ngắn.
Đầu bài là hai chữ “Khoa học” – đúng là Nam đang học môn khoa học vì hôm trước trong giờ kiểm tra môn này, Nam bị đau, không đến lớp. Hôm nay, Nam phải học bù để mai trả bài cho cô. Đôi mắt đen láy của Nam lướt trên từng dòng chữ. Nam đọc khe khẽ bài học, miệng lẩm nhẩm, em không nghe rõ. Nhìn đôi mắt không chớp của bạn, em đoán chắc Nam đang tập trung để nhớ bài. Thỉnh thoảng, trán Nam lại nhăn lên, chắc có lẽ chỗ nào đó Nam chưa hiểu.
Mái tóc lòa xòa trên trán làm cho gương mặt của Nam thêm vẻ đẹp tự nhiên và ngây thơ. Chiếc áo thun trắng Nam đang mặc đã bị mồ hôi ướt cả thân sau mà Nam không hay biết. Đêm đã khuya, tiếng côn trùng nỉ non vang lên, thế mà Nam vẫn chưa ngủ. Một lát sau, em thấy Nam đứng dậy vươn vai, hít thở không khí bên ngoài, nét mặt tươi hơn. Chắc có lẽ Nam đã học xong bài ngày mai rồi.
Nam chăm học như thế nên Nam trở thành một học sinh giỏi là đúng. Em sẽ cố gắng học tập những tính tốt của Nam trong học tập để bố mẹ vui lòng và không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô.
Nam là người bạn thân nhất của em. Nam học rất chăm học, ngoài giờ học ở trường, về nhà vừa ăn cơm xong, Nam đã ngồi chỉnh tề vào góc học tập.
Nhìn Nam ngồi học, em thấy dáng người bạn nhỏ nhắn, đầu hơi ngả về phía trước một chút. Nước da Nam trắng hồng phản chiếu ánh điện trông càng sáng hơn. Trước mặt Nam là một quyển vở với những hàng chữ ngay ngắn.
Đầu bài là hai chữ “Khoa học” – đúng là Nam đang học môn khoa học vì hôm trước trong giờ kiểm tra môn này, Nam bị đau, không đến lớp. Hôm nay, Nam phải học bù để mai trả bài cho cô. Đôi mắt đen láy của Nam lướt trên từng dòng chữ. Nam đọc khe khẽ bài học, miệng lẩm nhẩm, em không nghe rõ. Nhìn đôi mắt không chớp của bạn, em đoán chắc Nam đang tập trung để nhớ bài. Thỉnh thoảng, trán Nam lại nhăn lên, chắc có lẽ chỗ nào đó Nam chưa hiểu.
Mái tóc lòa xòa trên trán làm cho gương mặt của Nam thêm vẻ đẹp tự nhiên và ngây thơ. Chiếc áo thun trắng Nam đang mặc đã bị mồ hôi ướt cả thân sau mà Nam không hay biết. Đêm đã khuya, tiếng côn trùng nỉ non vang lên, thế mà Nam vẫn chưa ngủ. Một lát sau, em thấy Nam đứng dậy vươn vai, hít thở không khí bên ngoài, nét mặt tươi hơn. Chắc có lẽ Nam đã học xong bài ngày mai rồi.
Nam chăm học như thế nên Nam trở thành một học sinh giỏi là đúng. Em sẽ cố gắng học tập những tính tốt của Nam trong học tập để bố mẹ vui lòng và không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô.
Em và Thanh cùng nhóm, nhà lại ở gần nhau nên buổi chiều nào chúng em cùng học với nhau tại nhà Thanh.
Chiều nay, cũng như mọi chiềụ khác, ba má Thanh đều đến cơ quan làm việc, ở nhà chỉ có em và Thanh và con Vàng tám tháng tuổi. Con Vàng thường nằm canh ở ngoài ngõ, coi chừng khách lạ để báo hiệu cho Thanh ra mở cổng đón khách. Thanh là cô bé chăm chỉ, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn và rất nghiêm túc. Mấy năm nay học chung với nhau, Thanh đã truyền cho em cái phẩm chất đáng quý ấy.
Cả hai đứa chúng em, có thể nói là thân nhau như hai chị em ruột thịt.
Thanh có dáng người cao ráo, thanh thanh, nhỏ bề ngang hơn em một chút nhưng lại cao hơn em một vài phân, dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển. Tính tình Thanh cởi mở, ôn hòa nên hễ ai tiếp xúc với bạn dù chỉ một lần đầu thôi cũng không thể nào quên được. Năm nay, Thanh vừa tròn mười một, cùng tuổi với em nhưng trong cuộc sống nhiều lúc em cảm thấy Thanh lớn hơn mình đến vài tuổi. Làm việc gì, bao giờ Thanh cũng giành phần khó về mình. Trong học tập phải công nhận Thanh là một cô bé nghiêm túc, mẫu mực nề nếp. Chiều nay, ngồi học với Thanh cũng vậy.
Đúng hai giờ, Thanh đã ngồi vào vị trí học tập của mình, chăm chú giải các bài toán về nhà. Em bước vào chỉ chậm có năm, mười phút thôi mà Thanh đã nhắc ngay: “Lần sau Yến hãy đi sớm hơn một chút, tập cho mình một thói quen giờ nào việc ấy”. Em xin lỗi Thanh rồi nhẹ nhàng ngồi vào vị trí của mình. Nhìn Thanh ngồi trong một tư thế hết sức thoải mái. Tay trái cầm quyển sách toán, tay phải cầm bút đặt lên tập giấy nháp, mắt đăm đắm nhìn vào trang sách, miệng lẩm nhẩm đọc. Em biết là Thanh đang tập trung toàn bộ tâm trí vào đề ra. Thỉnh thoảng, đôi mắt Thanh, nhíu lại, khuôn mặt hiện lên vẻ trầm tư. Và có lúc, cái mệng nho nhỏ xinh xinh ấy nở một nụ cười kín đáo. Có lẽ đó là lúc Thanh đã tìm ra lời giải bài toán. Bàn tay phải hí hoáy ghi nhanh lời giải và các phép tính vừa nghĩ ra. Tiếng bút chạy trên trang giấy nghe rõ mồn một. Sau bốn mươi phút, đến giờ nghỉ giải lao, Thanh mới quay sang em hỏi nhỏ:
– Bài toán sao số 5, Yến đã làm xong chưa?
– Mình mới làm đến bài tập số 4!
Em nói xong thì Thanh đề nghị nghỉ giải lao, rồi vào làm tiếp các bài toán ba mươi phút nữa, sau đó chuyển sang làm các bài tập Tiếng Việt. Tính Thanh là vậy. Bài toán nào Thanh làm rồi, không bao giờ Thanh nói ra trước, chờ em làm xong thì yêu cầu mỗi đứa trình bày cách giải của mình. Bởi vậy mà cả em và Thanh thường có những cách giải riêng mà cô giáo em khen là thông minh và độc đáo.
Tính chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập của Thanh là một tấm gương cho em và cả lớp học tập. Thanh thật xứng đáng là một con ngoan, trò giỏi.
Cô giáo xếp các học sinh vào các bàn học. Nếu mỗi bàn 2 bạn thì 5 bạn không có chỗ ngồi. Nếu mỗi bàn 3 bạn thì còn thừa 5 bàn. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh?
Các bạn giúp mình nhé, mình đang cần giải bài này gấp lắm!
bài ở violympic vong 16 cap huyen dung ko ban
Bài 3:
Có 8 phòng học, mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?
15 bộ bàn học có số học sinh là:
15x2=30 (học sinh)
Có tất cả số học sinh đang ngồi học là:
30x8=240 (học sinh)
Đáp số: 240 học sinh :)))
Phần II.
Hãy viết bài văn miêu tả ngồi trường mà em đang học.(Trường Trung Học Cơ Sở )
THAM KHẢO
Cuối làng em có một ngôi trường mới xây khang trang và xinh đẹp. Đó chính là trường Trung học cơ sở Phùng Khoang yêu dấu mà em đang theo học.
Trường em được thành lập từ rất lâu rồi, đến nay cũng đã được gần ba mươi năm tuổi. Tuy nhiên, ba năm trước, trường đã được huyện đầu tư xây mới lại để phục vụ việc học tập của chúng em được tốt hơn. Nhờ vậy, năm nay khi nhập học, em đã được học trong những phòng học mới khang trang và hiện đại.
Xung quanh trường, là tường rào cao, được sơn trắng tinh, thay cho hàng rào bằng thép gai trước đây. Hàng rào mới này giúp bảo vệ sự riêng tư tốt hơn trước nhiều. Cánh cổng trường cũng rộng lắm, có thể cho hai chiếc ô tô đi vào cùng lúc. Hai bên là hai cánh cổng phụ cho các bạn đi bộ đi vào. Cổng trường làm bằng sắt, sơn xanh biếc. Sáng sáng, bác bảo vệ kéo ra đón chúng em tới trường, và khi đã vào học thì đóng hết lại, chờ đến lúc tan trường mới mở ra. Đi vào bên trong là phần sân trường vô cùng rộng lớn, được lát gạch cứng cáp. Nhờ vậy, dù trời mưa chúng em cũng không phải lo ngại khi di chuyển trên sân nữa. Phía bên trái, là một phần sân bóng đá lớn, được trồng cỏ xanh nhân tạo. Vòng quanh sân bóng đá là đường chạy được lót lớp đệm cao su màu hồng. Trong cùng là hai sân đánh bóng chuyền và bóng rổ. Thật là tuyệt vời. Cách sân trường, đối diện với sân bóng là khu nhà để xe và căn tin bán đồ ăn. Nhà để xe được xây rộng rãi và có mái che chắc chắn, dù mưa hay nắng cũng chẳng phải lo. Cạnh đó, khu nhà ăn với quầy bếp nấu đủ món ngon, cùng dãy bàn ghế gọn gàng, sạch sẽ đã giúp chúng em có những bữa sáng, bữa trưa ngon lành, sạch sẽ. Và cả những buổi chiều ngồi uống nước mía, ăn chè cùng các bạn ở đây nữa. Vui vô cùng.
Ở chính giữa đối diện cổng trường, là ba tòa nhà xếp thành hình chữ U. Ở giữa là tòa nhà hai tầng, được gọi là tòa nhà hiệu bộ. Đó là nơi gồm phòng họp, phòng làm việc của các thầy cô, các tổ bộ môn, các thầy cô văn thư. Hai bên là hai tòa nhà ba tầng lớn. Mỗi tòa gồm các phòng học rộng rãi, được trang bị bàn ghế, tủ, quạt mát, bảng đen và máy chiếu. Riêng dãy nhà bên trái, ở tầng một còn có phòng tin học và phòng âm nhạc nữa.
Điều em thích nhất ở trường, là những cây xanh to lớn trên sân. Nào là bàng này, phượng này, sấu này, hoa sữa này… Cây nào cũng cao, tỏa bóng mát rượi. Đây là những cây đã được trồng từ lúc trường vừa mới có. Tuy xây mới lại, nhưng người ta vẫn giữ vẹn nguyên các cây đó. Hôm nào giờ ra chơi, em cũng cùng các bạn ngồi chơi dưới bóng mát của cây.
Em rất vui sướng và tự hào khi được là học sinh của trường. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để sau này trở về xây dựng trường ngày càng đẹp và vững mạnh hơn.
refer
Trường làng em có hàng tre xanh
Cây rợp bóng mát yêu đời yên lành…
Đó là những câu hát mà em vô cùng yêu thích. Mỗi khi giai điệu này vang lên, trong em lại bồi hồi những cảm xúc tuyệt vời dành cho ngôi trường mà mình đang theo học. Đó là ngôi trường THCS Ngô Gia Huy.
Trường của em là một ngôi trường bé nhỏ, đơn sơ nằm ở trên ngọn đồi nhỏ phía cuối làng. Theo lời ông bà kể, trường đã được xây từ cả hơn hai mươi năm trước. Lúc đầu chỉ là mái ngói đơn sơ, đến bây giờ thì đã được sửa chữa và nâng cấp cho thêm khang trang, hiện đại. Bao quanh trường là tường rào cao hơn mét rưỡi, quét vôi trắng tinh như đám mây trên trời. Bên trong là hai tòa nhà lớn xếp thành hình chữ L. Mỗi tòa nhà gồm có ba tầng, tường quét vôi vàng ươm như ánh nắng mùa hạ. Ở tầng ba - tầng cao nhất của tòa nhà đối diện cổng là phòng họp và làm việc của các giáo viên. Tầng thứ hai là phòng tin học, phòng âm nhạc và phòng họp của các câu lạc bộ. Những tầng còn lại, chia thành các lớp học của học sinh. Lớp học nào cũng được trang bị đầy đủ và tiện nghi, với bàn ghế, tủ gỗ, bàng đen, máy chiếu, quạt trần… Tuy nhiên, khi các bạn học sinh nhận lớp thì sẽ trang trí thêm những món đồ làm cho lớp của mình thật khác biệt. Như treo dây màu, dây cờ dọc bức tường của lớp; tạo đường dây chỉ để kẹp ảnh các thành viên trong lớp; treo các rèm cửa nhiều màu sắc; trồng các chậu cây cảnh nhỏ xinh trên ban công lớp học… Cứ như thế, mỗi lớp học sẽ có một nét đẹp của riêng mình. Riêng ở khu đối diện các lớp học, là dãy căn tin và nhà để xe chung. Ngoài cùng còn có cả một bãi đất trống được trồng cỏ cho chúng em vui chơi thể thao. Thật là tuyệt phải không nào.
Từ khi thành lập đến nay, trường đã có nhiều thay đổi, ngày càng hiện đại và đầy đủ hơn, tất cả là để phục vụ cho việc học của chúng em. Tuy nhiên, vẫn có những thứ mãi vẫn không thay đổi. Đó là tấm lòng yêu thương học sinh của những người thầy người cô, là sự chăm chỉ, ngoan ngoãn của những cô cậu bé đang ngồi trên ghế nhà trường. Và lâu nhất, chính là những cây phượng già trồng trong khuôn viên trường. Trong trường em, chỉ có cây phượng mà thôi, từ trước cổng, trên sân, phía sau, đâu đâu cũng là phượng. Những cây phượng cao lớn, tán rợp bóng mát chẳng kém gì bàng cả. Mỗi khi mùa hạ đến, chúng đồng loạt nở hoa, đỏ rừng rực như một đám cháy lớn. Khiến cả ngôi trường sáng bừng trên ngọn đồi nhỏ.
Tuy mới chỉ đi học ở ngôi trường yêu dấu này gần một năm, nhưng em vẫn có cảm giác thân thiết và gắn bó với nơi đây như là mình đã ở đây lâu lắm rồi. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để sau này có thể giúp xây dựng và phát triển ngôi trường yêu thương của mình.
THAM KHẢO!
Bất kì bạn học sinh nào cũng có cho mình hai ngôi nhà thân thương. Một chính là ngôi nhà mà cả gia đình cùng chung sống hạnh phúc ở đấy. Hai chính là trường học - nơi gắn bó biết bao kỉ niệm khó phai. Đối với em, ngôi nhà thứ hai chính là ngôi trường Trung học cơ sở Sao La - nơi em đang theo học.
Trường của em được xây trên ngọn đồi phía cuối làng, với tuổi đời cũng đã gần hai mươi năm. Diện tích của trường không quá rộng, chỉ bằng khoảng một cái sân vận động mà thôi. Nhưng đó, là mái nhà của gần 200 bạn học sinh. Trường được xây khá lâu rồi, tuy được sửa chữa thường xuyên để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh, nhưng vẫn có những dấu vết thời gian khó xóa đi được.
Cả ngôi trường được bao bọc bởi đường rào cao khoảng 1m, sơn màu vàng ươm như màu nghệ tươi. Trường gồm có hai tòa nhà ba tầng, xây theo hình chữ L, áp sát tường rào. Tòa ở đối diện cổng trường, thì tầng 3 chính là phòng làm việc của các thầy cô trong trường. Tầng 2 là khu học tập chung như phòng tin học, phòng âm nhạc… Tầng 1 cùng tòa nhà còn lại chính là các lớp học của chúng em. Mỗi lớp học đều gồm bảng đen, bàn ghế, bảng tin ở cuối lớp cùng một chiếc tủ kính mới. Đặc biệt, năm vừa rồi, trường đã lắp thêm máy chiếu và quạt mới cho mỗi lớp. Ở phía bên còn lại của trường, là nhà để xe và khu căn tin bán đồ ăn vặt cho học sinh. Đó là nơi đông đúc nhất mỗi sáng sớm và khi tan trường. Giữa ba tòa nhà, hướng ra cổng là phần sân trường rộng rãi, với nhiều cây xanh như cây bàng, cây phượng, cây hoa sữa… Đó là nơi chúng em vui với và tổ chức các hoạt động tập thể như chào cờ, học thể dục, văn nghệ…
Ở trường, em không chỉ được học những kiến thức thú vị vào bổ ích từ các thầy cô. Ngoài ra, em còn được làm quen những người bạn tốt, học cách chăm sóc cây cối, dọn vệ sinh lớp học. Vào những ngày lễ kỉ niệm, em và các bạn còn được tham gia các hội thao, các buổi biểu diễn văn nghệ, các cuộc thi (đọc thơ, kể chuyện, vẽ…)... Thật là vui vẻ vô cùng.
Mỗi ngày đến trường với em thực sự là một ngày vui. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, để sau này có thể góp phần xây dựng cho ngôi trường yêu dấu ngày một tốt hơn.
tả một bạn học sinh đang ngồi viết bài tập làm văn
Tham khảo : (cho bạn dàng ý)
1. Lập dàn bài:
1. Mở bài: - Giới thiệu bạn thân định tả: Bạn đó tên gì? Học lớp mấy ? Em thấy bạn đang ngồi học ở đâu? Khi nào?
2. Thân bài:
a) Tả khung cảnh lúc bạn đang ngồi học :
+ Bạn ngồi học ở đâu?
+ Chiếc bàn như thế nào?
+ Bên phải bàn học là ?
+ Bên trái bàn học là gỉ ?
+ Không gian quanh bạn ra sao ?
+ Dáng bạn ngồi học ? Lúc ấy bạn mặc quần áo gì ? Khuôn mặt ? Anh mắt chăm chú nhìn bài ? Đôi tay ?
b) Tả hoạt động bạn đang học bài :
+ Đầu tiên , bạn chuẩn bị những dụng cụ gì ?
+ Bạn đang học nội dung gì ?
+ Khi suy nghĩ, bạn có tư thế nào ?
+ Bạn cắm cúi viết ? Bạn ngảng đầu lên ? Bạn cắn bút suy nghĩ tìm lời giải ?
+ Kết quả việc học như thế nào ? Bạn đã làm gì để kết thúc việc học đó ?
3. Kết bài : - Nêu suy nghĩ và tình cảm của em về bạn thân đã tả .
Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học?
a) Người thợ mỏ đang đẩy làm cho xe goòng chở than chuyển động.
b) Một học sinh đang ngồi học bài.
c) Máy xúc đất đang làm việc.
d) Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
- Các trường hợp có công cơ học là: a), c), d)
Giải thích: vì ở cả 3 trường hợp đều có một lực tác dụng lên vật làm cho vật chuyển dời (tương ứng là: xe goòng chuyển động, máy xúc chuyển động và quả tạ chuyển động.).
Có 8 phòng học, mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế , mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. hỏi có bao nhiêu học sinh đang học ?
bài giải
Mỗi phòng có 15x2=30 học sinh đang ngồi học
Vậy có tất cả 30x8=240 học sinh đang ngồi học
Có 8 phòng học, mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế , mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. hỏi có bao nhiêu học sinh đang học ?
tóm tắt:Tự bạn làm cái này đi
bài giải
Có số bộ bàn ghế là:8x15=120(bộ)
Có số HS là:120x2=240(HS)Tự Đ/S
Bài 1 1 Trung học cơ sở tổ chức cho học sinh đi cắm trại hèkhi sắp xếp các học sinh lên các xe 30 chỗ ngồi 45 chỗ ngồi 50 chỗ ngồi thì vừa đủ cho biết học sinh của trường đó vào khoảng 1.300 đến 1.400 A Tính số học sinh của trường đó b tính số xe của mỗi loại .Bài này có Liên quan đến dạng toán bội chung nhỏ nhất
a: Gọi số học sinh của trường là x
Theo đề, ta có: \(x\in BC\left(30;45;50\right)\)
=>\(x\in B\left(450\right)\)
mà 1300<=x<=1400
nên x=1350
b: Số xe khi chở 30 bạn/xe là:
1350/30=45 xe
Số xe khi chở 45 bạn/xe là:
1350/45=30 xe
Số xe khi chở 50 bạn/xe là:
1350/50=27 xe
Nếu mỗi bàn có 3 hs ta bỏ ra 2 bàn trống thì số hs không ngồi vào bàn là
3x2+4=10 hs
Số hs mỗi bàn ngồi 4 hơn số hs mỗi bàn ngồi 3 là
4-3=1 hs
Số bàn là
10:1+2=12 bàn
Số hs là
12x3+4=40 hs