Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
luu ngoc lan huong
Xem chi tiết
trần văn duy
20 tháng 4 2016 lúc 6:25

  Câu thiếu chủ - vị nòng cốt là kiểu lỗi ngữ pháp mà hiện dạng của câu chỉ là một hay vài thành phần phụ ngoài nòng cốt, và dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.

  Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt thường rơi vào câu đơn, và hiện dạng của kiểu lỗi câu sai này có thể quy về hai biểu hiện chính :

            (1) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ)

            (2) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ), danh ngữ (có chức năng như giải thích ngữ).

  Ví dụ :

                   (a) Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu cho một trăm năm đô hộ(BVHS).

                   (b) Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với tinh thần đoàn kết một lòng chống ngoại xâm của nghĩa quân(BVHS).

                   (c) Ðể làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đẻ của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. (BVHS).

                   (d) Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi liều ! (N.K.T - MÐLNNM).

                   (e) Ở phòng khách và nơi nghỉ ngơi, được trang trí những bức tranh lớn, vẽ trực tiếp vào tường hoặc những ô vải rộng. Phần nhiều mô tả cảnh mùa thu của những cánh rừng nhiệt đới(TNH 1993).

          Hiện dạng của câu (a) là một giới ngữ có chứa tiểu cú. Giới ngữ này chỉ có giá trị là một trạng ngữ. Hiện dạng của câu (b) chỉ gồm hai giới ngữ, có giá trị như hai trạng ngữ. Hiện dạng của câu (c) gồm một giới ngữ, có chức năng như trạng ngữ , và một danh ngữ có giá trị như giải thích ngữ. Hiện dạng của câu (d) gồm một tổ hợp, có giá trị như chuyển ngữ (thành phần phụ chuyển tiếp), và một danh ngữ, có giá trị như trạng ngữ. Hiện dạng của câu thứ nhất trong ví dụ (e) gồm một giới ngữ, có giá trị như trạng ngữ, và hai động ngữ, có giá trị như hai giải thích ngữ liên hoàn. Tất cả các câu văn trên đều không có kết cấu chủ - vị nòng cốt, kết cấu chủ vị ở bậc câu.

  Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt xuất hiện khá phổ biến trong bài viết của học sinh, nhất là sai theo dạng (2) (kiểu lỗi này cũng xuất hiện không ít trên sách báo in ấn chính thức).

  Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi sai này là do học sinh không nắm vững kiến thức ngữ pháp, đặc biệt là về tính hoàn chỉnh của câu, dẫn đến sự lẫn lộn giữa các thành phần nòng cốt với các loại thành phần phụ ngoài nòng cốt. Cũng có trường hợp do sử dụng dấu chấm thiếu chính xác, học sinh mắc phải kiểu lỗi này.

Minh Lệ
Xem chi tiết
𝓗â𝓷𝓷𝓷
6 tháng 6 2023 lúc 8:47

- Các bạn trong tranh mắc lỗi:

+ Tranh 1: Bạn nữ trong tranh đã làm vỡ cái bát

+ Tranh 2: Bạn nam trong tranh đã bỏ rác không đúng nơi quy định

+ Tranh 3: Bạn nữ trong tranh đã làm em bé ngã 

- Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi bằng cách như sau:

+ Tranh 1: Bạn nữ đã xin lỗi mẹ và hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn

+ Tranh 2: Bạn nam đã xin lỗi cô và hứa sẽ bỏ rác vào thùng rác

+ Tranh 3: Bạn nữ đã xin lỗi em bé và đỡ em bé dậy 

- Theo em, khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi, xin lỗi, sửa chữa lỗi lầm và hứa lần sau sẽ không làm như vậy nữa,...

Trần Thuỳ Linh
Xem chi tiết
marian
18 tháng 11 2016 lúc 20:42

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20161109/hon-phu-hon-the-la-nguoi-chong-nguoi-vo-u-me/1216045.html

Trần Nguyễn Bảo Quyên
18 tháng 11 2016 lúc 21:15

1.Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo.

2. Dùng từ không đúng về ý nghĩa.

3. Dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu.

 

Phúc Hoàng
Xem chi tiết
Thời Sênh
7 tháng 12 2018 lúc 19:49

Mắc lỗi : đặt dấu chấm, phẩy không đúng, câu không có chủ ngữ,....

Ví dụ : Đang làm gì thế ? Thiếu chủ ngữ

Hoàng Tuấn Hưng
7 tháng 12 2018 lúc 20:03

Các dấu dùng để kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.

Ví dụ cách viết đúng:

Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y)

Ví dụ cách viết sai:

Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng)

Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng.

Ví dụ cách viết đúng:

Đây là vế trước, còn đây là vế sau.

Ví dụ cách viết sai:

Đây là vế trước , còn đây là vế sau.

Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.

Ví dụ cách viết đúng:

Hắn nhìn tôi và nói “Chuyện này không liên quan đến anh!”

Ví dụ cách viết sai:

Hắn nhìn tôi và nói “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”

Các dấu dùng để kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.

Ví dụ cách viết đúng:

Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y)

Ví dụ cách viết sai:

Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng)

Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng.

Ví dụ cách viết đúng:

Đây là vế trước, còn đây là vế sau.

Ví dụ cách viết sai:

Đây là vế trước , còn đây là vế sau.

Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.

Ví dụ cách viết đúng:

Hắn nhìn tôi và nói “Chuyện này không liên quan đến anh!”

Ví dụ cách viết sai:

Hắn nhìn tôi và nói “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”

diem pham
28 tháng 12 2018 lúc 13:38

1. Lời nói phải đúng với qui tắc ngôn ngữ

- sử dụng từ đúng ngữ âm, đúng chính tả -> để người đọc người nghe hiểu đúng ý nghĩa muốn truyền đạt

VD: đi mua chanh và đi mua tranh

- Sử dụng từ đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa. Muốn vậy phải chú ý quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp khi kết hợp từ với nhau

+ Kêt hợp từ phải đúng quan hệ ngữ nghĩa

VD: nghe nói phong phanh -> Không đúng quan hệ ngữ nghĩa

+ Kết hợp phải đúng về quan hệ ngữ pháp. Qui tắc được mọi người chấp nhận

VD: chó mực, ngựa ô -> Đúngchó ô, ngựa mực -> sai. Theo các quan hệ từ

VD: nói anh và nói với anh -> nghĩa khác nhau. Quan hệ ngữ pháp của từ trong tiếng việt được thể hiện ở việc sắp xếp trật tự từ

VD: bàn ba và ba bàn -> ý nghĩa thay đổi

- Đặt câu đúng ngữ pháp

2. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp

a. Nhân vật giao tiếp

Xác định rõ nhân vật giao tiếp là ai? Họ có ảnh hưởng như thế nào tới mục đích giao tiếp

-> lựa chọn cách diễn đạt sao cho phù hợp

b. Hoàn cảnh giao tiếp

Nói viết trong hoàn cảnh nào? Hàon cảnh ấy có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung, hình thức giao tiếpnhư thế nào?

c. Mục đích giao tiếpNói viết để làm gì?nhằm mục đích gì?

II. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng việt

- những cách chữa cơ bản

1. Lỗi chính tả

- Do không nắm chắc qui tắc sử dụng chữ viêt tiếng việt - Do ảnh hưởng của phát âm không chính xác

- Do viết hoa không đúng qui tắc

2 Lỗi dùng từ

- Dùng sai về hình thức

- Dùng sai về kết hợp ngữ nghĩa

- Dùng sai về quan hệ ngữ pháp

- Dùng thừa từ, lặp từ

- Dùng từ sáo rỗng

- Dùng từ không đúng với phong cách văn bản, sai ý nghĩa biểu thái

3. Lỗi đặt câu- Lỗi cấu tạo ngữ pháp

+ Thiếu thành phần câu, vế câu

VD: qua tác phẩm tắt đèn đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong chế độ cũ- > thiếu thành phần chủ ngữ

+ Thiếu vị ngữ

VD: tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống-> bổ sung: luôn theo chúng tôi trong những năm tháng chiến tranh ác liệt

+Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
4. Lỗi đoạn văn

a. Lỗi nội dung

- Lạc ý

vd: (1) Trong ca dao việt nam, những bài về tình yêu nam nữlà những bài nhiều hơn tất cả.

(2) Họ yêu gia dình, yêu cái tổ ấm cùng nhauchung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn.

(3) Họ yêu người làng, người nước yêutừ cảnh ruộng đồngđến công việc trong xóm, người làng.

(4) Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
4 tháng 10 2023 lúc 23:59

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 3:07

1. Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Em tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung bài văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,... trong bài của em (nếu có) và sửa bài cho các bạn trong lớp.

3. Em tự sửa bài văn của mình

4. Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 23:26

Sau khi nghe nhận xét của thầy/ cô giáo về bài làm của cả lớp. Học sinh tự sửa lại bài theo nhận xét của thầy/ cô.

datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 3:12

1. Em nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

2. Em tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

3. Em tự sửa đoạn văn của mình

4. Em đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.