Viết cảm nhận của em về tình cảm gia đình
Giúp mình với mai ko có bài là mình tiêu đời luôn đấy
VIẾT ĐOẠN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT
•Đề tài thiên nhiên
•Quê hương
•Bạn bè
•Gia đình
giúp mình với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Mik chọn đề : gia đình
Tham khảo:
Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
Xác định đề tài.
Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:
- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?
Thu thập tư liệu
Trong bước này, em hãy tự hỏi:
- Cần tìm những thông tin nào?
- Tìm những thông tin ấy ở đâu?
Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Em hãy:
- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.
- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.
Mọi người ơi
Giúp em làm bài này với nhớ là ko dc cop trên mạng mà phải tự viết nhé em cho dàn bài rồi làm theo nhé! Cảm ơn!(phần in đậm là dàn bài nhé)
1. Viết đoạn văn cảm nhận của mình về tình bạn.
+ Câu mở đoạn: Giới thiệu được tình bạn trong cuộc sống mà em đang hiện có
VD: Học xong bài bạn đến chơi nha em thấy tình bạn có vai trò rraars quan trọng trong cuôc sống của mỗi chúng ta.
+ Các câu thân đoạn : Nêu cảm nhận :
Chia sẻ thông cảm, quan tâm , đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi việc vượt qua khó khan .Luôn động viên khích lệ, chân thành không vụ lợi…..
+ Câu kết đoạn: Phải biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp và tha thứ rộng lượng bỏ qua những lỗi lầm cho nhau thì tình bạn mới vững bền.
2. Viết đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu.
+ MĐ :Giới thiệu được người bà luôn yêu thương quan tâm đến em
+ TĐ: Nêu cảm nhận :
- Bà lo lắng; Bảo ban nhắc nhở em trong mọi việc
- Luôn động viên khích lệ em; Chỉ bảo em những điều hay lẽ phải
+ KĐ: Tình cảm của em dành cho bà của mình ( yêu thương , kính trọng , biết ơn , mong bà luôn sống vui sống khỏe ..)
Cảm ơn
a) Em hãy nhận xét về thể thơ của các bài ca dao
b) Qua những bài ca dao về tình cảm gia đình em có nhận xét gì về đời sống tâm hồn, tình cảm của người dân lao động xưa
Mong các bạn giúp cho mình nhé! Mình cảm ơn các bạn trước nhé
a)
-Thể lục bát truyền thống trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống; thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình phong phú... Vì vậy ngôn ngữ ca dao vừa hàm chứa những giá trị suy tư, suy lý như Bao giờ cho đến tháng ba, Con vua thì lại làm vua, Dã Tràng xe cát biển đông... vừa giàu chất tự sự trong Thằng Bờm, Hôm qua em đi hái dâu, Cái cò cái vạc cái nông... Hơn thế, ngôn ngữ ca dao còn mang phong cách trữ tình dân gian bay bổng lãng mạn với Đêm trăng thanh, Trèo lên cây bưởi hái hoa... Ngôn ngữ mộc mạc giản dị khiến những lời thơ trong ca dao dường như trở nên lung linh, đằm thắm hơn thể hiện đậm nét những giá trị nghệ thuật truyền thống.-Thể 6-8 thường được vận dụng trong những bài ca có nội dung trữ tình hoặc giao duyên. Thể song thất lục bát (hai câu 7 chữ và một câu 6-8) thường dùng trong những bài hát có âm điệu “nói lối” và ca xướng do sắc thái giãi bày nội tâm của nhịp điệu thơ. Thể hỗn hợp 4, 5 chữ, kết hợp với thể lục bát và song thất lục bát được sử dụng nhiều trong những loại hát nghi lễ phong tục, những bài hát sinh hoạt, những bài hát giao duyên. Thể song thất không phải là hiện tượng phổ biến ở các tác phẩm ca dao dân ca. Những câu thơ 7 chữ này thường được gieo vần lưng: - Thơ ca dân gian là một thể loại nghệ thuật ngôn từ mang tính đặc trưng riêng biệt. Ngôn ngữ thơ ca dân gian có nguồn gốc dân dã, thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồn nhiên của người nông dân lao động. Đó cũng chính là đặc tính cơ bản của loại hình ngôn ngữ trong ca dao.b)Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.
-Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:
“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.
-Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.
-Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.
Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất mem nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.
Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận của mình về tình cảm gia đình trong ba văn bản đã học là Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê
Bạn tham khảo:
Thế giới cảm xúc của con người là tổng hòa của những hỉ nộ ái ố, và ba thứ tình cảm chính là tình thân, tình bạn, và tình yêu. Trong số đó tình bạn, tình yêu có thể tan rồi lại hợp, hợp rồi rồi lại tan, ta có thể đau khổ một ngày, một tháng, một năm vì sự ra đi của một người bạn không xứng đáng, một người yêu bội bạc, nhưng ta sẽ đau khổ và hối hận cả đời khi lỡ mất đi người thân yêu duy nhất, mất đi thứ tình cảm trân quý nhất - tình thân. Ba văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, và Cuộc chia tay của những con búp bê là những tác phẩm sâu sắc và thấm thía về tình thân, tình cảm gia đình, ở mỗi một câu chuyện, một bối cảnh chúng ta lại nhìn nhận được một khía cạnh của tình thân, từ đó rút ra được những bài học lớn hạnh phúc gia đình.
Tác phẩm Cổng trường mở ra tựa như những trang nhật ký của một bà mẹ có đứa con ngày mai bước vào lớp một. Tình yêu thương của mẹ đong đầy trong mỗi câu văn, đó là thứ tình cảm dịu dàng, là sự chăm sóc tỉ mẩn từng tí cho đứa con trai yêu dấu. Con bước vào lớp một nhưng người lo lắng hơn cả lại là mẹ, vậy là ngày mai con đã chính thức là học sinh, con dần rời rời xa đôi vòng tay của mẹ để bước vào một môi trường mới, ở đó con sẽ phải tự lập nhiều hơn. Điều những tưởng là bình thường âý nhưng lại khiến mẹ lo lắng, không thể tập trung và mất ngủ, tại sao lại như vậy? Bởi lẽ mẹ quá yêu thương con, mẹ luôn suy nghĩ chu toàn tất cả mọi thứ, mẹ dự đoán cả những gì con sẽ trải qua khi bước vào lớp Một. Hơn ai hết, càng yêu thương con thì mẹ lại càng hiểu rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của con trẻ, bởi mẹ cũng từng có một tuổi thơ như vậy, mẹ luôn hy vọng rằng tại ngôi trường thân thương ấy con sẽ góp nhặt cho mình những kỷ niệm quý giá nhất trong cuộc đời. Mẹ luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào đứa con của mình "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Có lẽ trên cuộc đời này chẳng còn ai có thể yêu thương con bằng thứ tình cảm dịu dàng và chu đáo hơn mẹ nữa, tình cảm ấy dẫu có là nước biển Đông, hay suối nguồn trong ca dao thì cũng chẳng đủ để đong đếm hết được.
Cuộc chia tay của những con búp bê lại là câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình cảm anh em của hai đứa trẻ tưởng chừng không hiểu ly hôn, hay tan vỡ là gì. Đôi lần tôi tự hỏi rằng cha mẹ của Thành và Thủy có yêu thương và suy nghĩ cho hai anh em không mà nỡ lòng nào để hai đứa trẻ phải đau khổ đến vậy. Câu trả lời là có, thế nhưng có lẽ cái ích kỷ cá nhân, cùng với cách yêu thương mà người lớn cho là đúng, là tốt đã vô tình làm tổn thương con trẻ. Thành và Thủy là hai đứa trẻ ngoan ngoãn, yêu thương và gắn bó với nhau vô cùng, trong cuộc chia tay của cha mẹ chúng không hề có lỗi, thế nhưng "tai họa" và bi kịch lại đổ trực tiếp lên đầu những đứa trẻ ấy. Cuộc chia tay của cha mẹ kéo theo hàng loạt những cuộc chia tay khác, những con búp bê chia tay nhau, Thủy chia tay trường lớp bạn bè, phải từ giã sự nghiệp học hành, về quê kiếm sống, chia tay bố và đau đớn nhất là phải chia tay cả anh trai. Đối với những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, cú sốc tinh ấy là quá lớn, sẽ để lại trong tâm hồn chúng những vết sẹo không bao giờ lành. Đọc câu chuyện ta thấy thật thấm thía về tình cảm anh em, chân thành và sâu sắc của Thành và Thủy, bi kịch cha mẹ ly hôn chính là bước đệm đẩy tình cảm ấy lên cao nhất. Đồng thời qua đó, câu chuyện còn để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, về việc xử lý những vấn đề phát sinh trong hôn nhân, cho dù có chuyện gì xảy ra, xin hãy đặt cảm xúc của con trẻ lên trên để suy nghĩ. Các bậc cha mẹ đừng để sự ích kỷ của mình làm tổn thương con cái, bởi hơn ai hết trẻ em là đối tượng nhạy cảm và mong manh nhất, chúng cần được bảo vệ, được giáo dục chứ không phải là chịu đựng đau khổ, bất hạnh.
Tác phẩm Mẹ tôi lại là những lời tâm huyết mà người cha mẫu mực dành cho cậu con trai của mình, khi cậu hỗn láo với mẹ. Qua lời của người cha, hình ảnh người mẹ yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh hết tất cả hiện lên thật cảm động, chắc ngoài mẹ ra chẳng có ai yêu con như thế nữa. Sự hỗn láo, vô ơn của con với mẹ đã khiến cha đau đớn, bởi hơn ai hết cha thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả của mẹ từ lúc con sinh ra cho đến khi con lớn khôn. Bố En-ri-cô là một người đàn ông tuyệt vời, ông yêu vợ, cũng yêu con tha thiết, và vô cùng trân trọng gia đình, ông nhận thấy mình phải có trách nhiệm dạy dỗ En-ri-cô để vợ không phải phiền lòng, đồng thời cậu con trai bé bỏng lớn lên sẽ không phải hối hận vì những gì mà bản thân đã gây ra trong quá khứ, sẽ không phải đau khổ cả đời. Đó chính là tình yêu của người bố, thầm lặng, mạnh mẽ và nghiêm khắc, bố En-ri-cô dạy con một cách rất nhân văn, ông không dùng đòn roi, thay vào đó ông lựa chọn viết thư, lời lẽ trong thư vẫn đủ nghiêm khắc, và cũng rất cảm động, in sâu vào trong lòng đứa trẻ, khiến En-ri-cô nhận ra sai lầm và sửa đổi. Bức thư đã đem lại cho người đọc những bài học sâu sắc, bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, tình cha thầm lặng, về cách dạy con tuyệt vời và nhân văn, quan trọng nhất là giáo dục cho mỗi một con người về lòng biết ơn với đấng sinh thành. Hơn tất cả tình cha mẹ vẫn là cao cả và thiêng liêng nhất trên thế gian, phận làm con cái chớ vì một chút giận hờn mà làm cha mẹ phải buồn lòng.
Cả ba tác phẩm đều là những câu chuyện, những văn bản sâu sắc nói về tình cảm gia đình ở những khía cạnh và vai trò khác nhau, có tình cảm ấm áp, dịu dàng của mẹ, có sự nghiêm khắc, nhưng bên trong là tình yêu con tha thiết vô cùng của bố, cũng có cả những bi kịch, đan xen là tình cảm anh em ruột thịt đầy cảm động. Gia đình là mái nhà chung, là phần tử cấu tạo nên xã hội, tình thân chính là mối liên kết bền chặt nhất để tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc, người trong một nhà cần phải biết yêu thương, sẻ chia lẫn nhau, đừng ai vì lòng ích kỷ cá nhân mà làm người thân của mình phải chịu đau đớn, tổn thương.
câu 1 , '' đọc câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người '' . câu nói trên của nhà văn pháp giúp em cảm nhận được gì khi học 2 bài thơ cảnh khuya , rằm tháng giêng .
câu 2 , từ thực tế cuộc sống và các tác phẩm văn học mà em đã được học nói về người mẹ hãy viết bài văn biểu cảm ngắn với tiêu đề '' mẹ - ngọn lửa hồng soi sáng cuộc đời con .
câu 3 , tình yêu qh đn là mạch nguồn xuyên suốt văn học vn hãy phát biểu cảm nghĩ của e về bài thơ ấy trong văn thơ chữ tình hiện đại vn
câu 4 , người ta nói không nơi nào đẹp bằng quê hương của mình . vậy bằng những bài ca dao viết trong bài hãy trình bày những cảm nhận riêng của mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người vn
giúp nha mai kt rùi
Cho đề bài sau:"Cảm nhận của em về 1 bài ca dao nói về tình cảm gia đình" Yêu cầu thực hiện các bước sau:
1,Lập dàn ý
2,Viết bài
Giúp mình với mn ơi
1.LẬP DÀN Ý
a.Mở bài
viết 1 bài hát hoặc viết mở đầu
c.Kết bài
nói tình cảm của mình đối với gia đình hoặc từng người trong gia đình gì đó
=mình chỉ biết viết thế này thôi, còn thân bài dài qua nên mình ko viết được
CHÚC BẠN LÀM BÀI TỐT NHA ^.^
hãy kể tên ít nhất 2 văn bản đã học nói đến tình cảm gia đình
giúp mình với mình cân gấp !!! plssss
Tham khảo
Trong truyện ngắn của Nguyễn Quang sáng, ta bắt gặp nỗi xao xuyến, đau khổ lẫn niềm an ủi, mãn nguyện, dù có muộn, của người cha gặp được lại đứa con yêu sau tám năm xa cách. Hãy hình dung tâm trạng của người cha ấy, lúc anh ra đi, con gái đầu lòng của anh mới một tuổi, chắc chỏm tóc còn non tơ, đôi má còn thơm mùi sữa, còn ẵm trên tay. Và trong tâm trí của anh, chỉ với tấm ảnh nhỏ của con, anh khó mà tưởng tượng nổi con gái mình lúc tám tuổi trông nó sẽ ra sao. Chắc chắn anh hồi hộp lắm, vui sướng, hân hoan không tài nào giấu được. Đến nỗi người bạn đường của anh, nhân vật anh Ba, đã cảm nhận rõ cái tình của người cha cứ nôn nao trong người anh. Đến nỗi anh Ba có thể nhìn thấu tâm tư, ý nghĩ của đồng đội: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Thật vậy, chỉ cần nhìn thấy một đứa bé độ bảy tám tuổi đang chơi nhà chòi trước sân nhà, đoán biết là con, như trái tim anh mách bảo, anh Sáu đã không thể chờ thuyền cập bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi (anh Ba) chới với. Hình ảnh anh Sáu với vẻ mặt xúc động, giọng lặp bặp run run như bóp chặt trái tim người đọc. Tiếc là vết sẹo trên mặt anh đã khiến bé Thu không nhận ra cha, không cảm nhận được nỗi nhớ thương chất chứa trong lòng cha.
Nguyễn Quang Sáng đã diễn tả thật sâu sắc, tinh tế từng cung bậc cảm xúc trĩu nặng trong tâm can người cha bị con mình từ chối: Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. Anh chờ đợi bé Thu gọi một tiếng ba nhưng nó chẳng bao giờ chịu gọi, anh Sáu chỉ còn biết vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. Đến bữa cơm, anh gắp cho con miếng ngon nhất mà nó cũng hất văng ra. Đến ngày lên đường, anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Những chi tiết rất thật, rất xót xa đến nghẹn lòng, dù tác giả không thể diễn tả hết được tâm trạng của người đàn ông, người lính, người cha đau khổ mà không thể khóc. Có một tản văn tựa đề Ngày của cha, tác giả Nhật Minh dường như cũng từng cảm nhận được điều đó, và cũng chỉ hiểu chứ không thể diễn tả được: Tôi chưa bao giờ thấy cha khóc, nhưng tôi hiểu cái cảm giác buồn mà không thể khóc…
Cuối cùng, tiếng gọi ba và dòng nước mắt thương yêu của con gái, dù muộn màng, vào ngày anh lên đường, hẳn làm anh ấm lòng. Trong những ngày ở rừng sâu, nỗi ân hận, day dứt trong lòng là việc anh lỡ tay đánh con. Anh dồn hết tâm trí vào việc làm một chiếc lược ngà dành tặng cho con gái. Khi cây lược hoàn thành thì anh Sáu bỗng hi sinh. Còn nỗi đau nào khắc nghiệt, éo le hơn? Vâng, chiến tranh gieo đau thương, mất mát và chết chóc là điều không tránh khỏi, nhưng những tình cảm thiêng liêng của con người, mà ở đây là tình cha con, sẽ không bao giờ mất.
Qua bài thơ đêm nay bác không ngủ nêu cảm nhận của em về tình cảm bác hồ đối với nhân dân ta
bày mình với mai mình học rùi
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.
Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.
Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.
Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.
Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.
Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một .
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.
Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.
Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.
Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.
Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.
Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.
Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.
Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một .
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.
Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.
Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
dàn ý viết bài văn cảm nhận về nhân vật Nghi trong vb điều ko tính trước
Giúp mình với cảm ơn các bạn
Viết luôn giúp mình bài văn nha
TK:
Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.
Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.
Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.
Xem thêm:
Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (chi tiết)Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (siêu ngắn)Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.
Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.
THAM KHẢO :
Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.
Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.
Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.
Xem thêm:
Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (chi tiết)Soạn bài Điều không tính trước - Cánh diều (siêu ngắn)
Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.
Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.