Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 17:12

Tham khảo

* Chính sách đối nội

- Ở Anh:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến. Quyền lực thuộc về Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Pháp:

+ Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nhưng tình hình chính trị liên tục không ổn định.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Đức:

+ Thể chế: quân chủ lập hiến, tuy nhiên nhà nước vẫn trao nhiều quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội.

+ Thi hành chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, đàn áp sự nổi dậy của phong trào công nhân.

- Ở Mỹ:

+ Thể chế: cộng hòa Tổng thống. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.

+ Chính sách đối nội tập trung chủ yếu vào: hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia, tái thiết đất nước. Tuy nhiên, chính sách đối với người Mỹ gốc Phi và phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế.

* Chính sách đối ngoại

- Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

+ Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn".

+ Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai trên thế giới.

+ Cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê, Phi-líp-pin và cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

+ Do có ít thuộc địa, nên Đức tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới.

huỳnh quý
Xem chi tiết
cucchi pham
Xem chi tiết
Ngô Khanh
2 tháng 4 2021 lúc 20:16

Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

- Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới.

-  Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh.

- Coi trọng quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ.

- Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

- Mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới.

- Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại, chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.

- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

thuy truong
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
1 tháng 5 2016 lúc 7:46

Phân tích chính sách đối nội đối ngoại nhà nguyễn giữa đầu thế kỉ XIX:

- Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
- Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 1 2017 lúc 14:27

Đáp án A

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ luôn có tham vọng bá chủ thế giới. Tuy nhiên, thế giới không bao giờ chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt và chi phối.

Ngày 11-9-2001, nhóm khủng bố Al-qaeda đã tiến hành một loạt các cuộc khủng bố trên lãnh thổ nước Mĩ. Đặc biệt vụ tấn công vào 2 tòa tháp đôi tại trung tâm thương mại thành phố New York khiến gần 3000 người chết và hơn 6000 người bị thương. Vụ khủng bố này chính là yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI

JOPSTICK HA
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 5 2019 lúc 9:22

Đáp án C

Chủ nghĩa khủng bố thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 7 2019 lúc 16:14

A.