nêu những chi tết kì ảo hoang đường và tác dụng
Những chi tiết nào trong truyện là chi tiết hoang đường, kì ảo? Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?
- Những chi tiết hoang đường kì ảo có trong truyện là
+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con cho nhà đôi vợ chồng già
+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ.
+ Giết chằn tinh chết.
+ Giết đại bàng cứu công chúa và con trai vua Thủy Tề
+ Công chúa bị câm, chẳng nói chẳng cười nghe tiếng đàn của Thạch Sanh bỗng cười nói vui vẻ
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh làm binh sĩ bủn rủn chân tay, không nghĩ đến chuyện đánh nhau
+ Niêu cơm cứ ăn hết lại đầy
=> Tác dụng: làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn và cuốn hút người xem, đọc
Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
- Các chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng là.
+ Sự sinh ra khác thường ( bà mẹ ra đồng thấy vết chân lạ ướm thử về lại thụ thai)
+ Sự phát triển khác thường của Thánh Gióng ( lớn nhanh như thổi, bỗng nhiên biết nói, trở thành tráng sĩ cao lớn).
+ Ngựa sắt nhưng lại hí được, phun được
+ Đánh giặc xong Gióng bay lên trời
+ Ngựa phun thiêu cháy một làng, chân ngựa biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng.
- Các chi tiết đó có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động và lôi cuốn người đọc hơn, đồng thời cũng thể hiện niềm tin và mơ ước lớn lao sẽ có một người anh hùng chống giặc
Hãy chỉ ra những chi tiết hoang đường , kì ảo trong truyện thạch sanh. những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật thạch sanh?
bạn tham khảo ^^
Các chi tiết kì ảo và ý nghĩa của chúng: - Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ. Bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh => Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh - Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông=> khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh - Cậu giết chằn tinh và đại bàng=> khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh - Cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung=> người hiền sẽ gặp lành - Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh=> sức sống dai dẳng của cái ác. - Niêu cơm thần ăn mãi không hết=> ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động. - Cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan nó còn làm cho đất nước hòa bình=> tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa => Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.
(tham khảo)
Gợi ý trả lời
Các chi tiết kì ảo và ý nghĩa của chúng:
- Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ. Bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh => Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông => khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Cậu giết chằn tinh và đại bàng => khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
- Cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung => người hiền sẽ gặp lành
- Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh => sức sống dai dẳng của cái ác.
- Niêu cơm thần ăn mãi không hết=> ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động.
- Cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan nó còn làm cho đất nước hòa bình => tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa
=> Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.
Các chi tiết kì ảo và ý nghĩa của chúng: - Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ. Bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh => Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh - Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông=> khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh - Cậu giết chằn tinh và đại bàng=> khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh - Cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung=> người hiền sẽ gặp lành - Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh=> sức sống dai dẳng của cái ác. - Niêu cơm thần ăn mãi không hết=> ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động. - Cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan nó còn làm cho đất nước hòa bình=> tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa => Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.
tìm những chi tiết hoang đường , kì ảo trong truyện Thánh Gióng . Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung
Tìm những chỉ tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chỉ tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
+ Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
+ Nhô tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
=> Ý nghĩa: xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. + Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. + Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn. + Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa. + Nhô tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ. => Ý nghĩa: xây dựng lên biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Câu 1. Hãy nêu các sự việc chính của truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Câu 2. Nhân vật chàng Cốc có xuất thân như thế nào? Câu 3. Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm? Câu 4. Sự hoá thân của chàng Cốc và nàng Công thành Núi Cốc, Sông Công đã thể hiện khát vọng gì của nhân dân? Câu 5. Truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ giải thích điều gì? Câu 6. Em hãy chỉ ra chi tiết kì ảo trong truyện. Chi tiết đó có vai trò gì trong việc xây dựng cốt truyện? Câu 7. Chi tiết nào trong truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ khiến em ấn tượng nhất? Vì sao? Câu 8. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ là gì?
Câu 1. Hãy nêu các sự việc chính của truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc.
Câu 2. Nhân vật chàng Cốc có xuất thân như thế nào?
Câu 3. Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Sự tích Sông Công, Núi Cốc. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?
Câu 4. Sự hoá thân của chàng Cốc và nàng Công thành Núi Cốc, Sông Công đã thể hiện khát vọng gì của nhân dân?
Câu 5. Truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ giải thích điều gì?
Câu 6. Em hãy chỉ ra chi tiết kì ảo trong truyện. Chi tiết đó có vai trò gì trong việc xây dựng cốt truyện?
Câu 7. Chi tiết nào trong truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
Câu 8. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua truyện cổ tích Nguồn gốc con khỉ là gì?
Tham khảo:
Câu 1:
có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại
Hồ Núi Cốc nguyên là một đoạn của sông Công, một trong các chi lưu của sông Cầu chảy vòng quanh một ngọn núi đất có tên là núi Cốc. Đập Núi Cốc được khởi công xây dựng đầu năm 1972 nhưng do Không quân Mỹ mở chiến dịch Linebacker I đánh phá trở lại miền Bắc Việt Nam nên công trình bị đình hoãn đến đầu năm 1973 mới tái khởi động. Tháng 10 năm 1978, một trận lũ lịch sử trên sông Công có lưu lượng 3.000 mét khối/giây, gấp gần 4 lần lưu lượng xả thiết kế của cửa xả chính và làm vỡ hai vai đập. Công trình Đập Núi Cốc hoàn thành phần đầu mối vào năm 1979 và hoàn thành toàn bộ vào năm 1982.
Đập Núi Cốc thuộc hạng A là hạng đập đất đắp không có lõi chống thấm (theo phân hạng của Bộ Thủy Lợi, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn). Công trình gồm 1 đập chính và 7 đập phụ. Đập chính có cao trình 27m, dài 480m, là loại đập tràn có cửa xả kiểu máng phun với lưu lượng xả tối đa 850 mét khối/giây. Thân đập được làm bằng đắt đắp, đầm hỗn hợp thủ công và đầm lăn cơ giới hạng nhẹ. 7 đập phụ cũng là đập đất đắp không có lõi chống thấm, cao 12,5m. Từ năm 1999, đập được xây thêm 2 khoang xả tràn có lưu tốc xả 585 mét khối/giây. Tổng chiều dài các kênh dẫn dòng cấp I cung cấp nước cho hạ lưu dày 72 km từ cửa cống rộng 195 m. Đập Núi Cốc tạo ra Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước trung bình 25 km vuông, ở thời điểm lũ tối đa là 32 km vuông; độ sâu 46,2 m, thời điểm cường lũ tối đa là dung tích toàn bộ 175,5 triệu mét khối, dung tích hữu ích 168 triệu mét khối. Hồ-đập Núi Cốc cùng các công trình phụ trợ tạo thành hệ thống thủy lợi Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12 nghìn ha lúa thuộc bốn huyện, thành phố phía nam tỉnh Thái Nguyên và khu công nghiệp Thái nguyên với lưu lượng 30 mét khối/giây; cung cấp nước phục vụ đời sống dân sinh của cư dân thành phố Thái Nguyên với lưu lượng 7,2 mét khối/giây. Tổng lượng nước do Hồ Núi Cốc cung cấp cho Thái Nguyên đạt từ 40 triệu đến 70 triệu mét khối/năm. Trong một số năm hạn hán, Hồ Núi Cốc còn còn tiếp nước cho hệ thống thủy nông Sông Cầu (Bắc Giang) khoảng 30 triệu đến 50 triệu mét khối/năm. Hệ thống thủy lợi Hồ Núi Cốc cũng có tác dụng cắt lũ cho vùng hạ lưu sông Công; chăn nuôi thủy sản và kết hợp du lịch.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương có những chi tiết nào hoang đường kì ảo?
A. Vũ Nương sống dưới thủy cung, trong động thần rùa Linh Phi
B. Phan Lang gặp được Vũ Nương dưới động Rùa
C. Vũ Nương trở về dương thế (hiện lên giữa dòng rồi biến mất)
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: D.
Giải thích: Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện góp phần làm cho chuyện trở nên huyền bí hơn.
Tìm chi tiết hoang đường kì ảo trong truyền thuyết cây bút thần và nêu ý nghĩa của những chi tiết đó
y nghia la
truyện ca ngợi tài năng hội họa của Mã Lương , Mã Lương đã giúp những người nông dân nghèo và chứng trị tên địa chủ va vua tham lam , độc ác
khẳng định nghệ thuật là công cụ để chứng tri cái xấu xa sự độc ác, bất công. Nghệ thuật hoàn toàn thuộc về nhân dân
từ phần khẳng định đến hết là ý nghĩa của chi tiết
Cốt truyện cổ tích thường phải có yếu tố hoang đường kì ảo.Cho biết yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện Sọ Dừa?Những yếu tố đó có tác dụng gì?
Việc sử dụng các yếu tố này có tác dụng là:
+ Làm câu chuyện trở nên hay hơn và thú vị hơn
+ Người đọc thêm yêu thích câu chuyện
+ Thể hiện được hình dáng, ngoại hình của các nhân vật
Em tham khảo:
Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:
Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.
Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.
Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.
Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.
Vai trò của các yếu tố thần kì:
Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu xí bên ngoài, giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa tiên lên một trang mới: chăn bò rất giỏi, gặp được con gái phú ông và cưới làm vợ.
Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống (bố mẹ của Sọ Dừa hiếm muộn nhưng hiền lành, chịu khó đã được có con; Sọ Dừa dù hình dạng xấu xí nhưng lấy được người vợ hiền lành, nhân hậu; vợ Sọ Dừa đã thoát khỏi hoạn nạn).
Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.
Các yếu tố hoang đường kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa là:
- Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.
Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.
Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.
Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.
Những yếu tố đó có tác dụng :
Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu xí bên ngoài, giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa tiên lên một trang mới: chăn bò rất giỏi, gặp được con gái phú ông và cưới làm vợ.Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống (bố mẹ của Sọ Dừa hiếm muộn nhưng hiền lành, chịu khó đã được có con; Sọ Dừa dù hình dạng xấu xí nhưng lấy được người vợ hiền lành, nhân hậu; vợ Sọ Dừa đã thoát khỏi hoạn nạn).Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.