Tử Văn được sống lại,đi nhậm chức phán sự đền Tản Viên để tiếp tục phát huy đức tính khảng khái cương trực của mình và để không phụ lòng tri ân của thổ công,đồng thời phục hồi chức vị cho thổ thần.Hình ảnh đẹp đẽ của Tử Văn ở cuối truyện càng làm khiến dư âm truyện vang mãi trong lòng người đọc.
Về nghệ thuật, tác phẩm là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo.Truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn hấp dẫn cùng với cách xây dựng nhân vật sống động.Về nội dung,qua những yếu tố kì ảo tác giả đã vạch trần bộ mặt xã hội phong kiến đương thời,ca ngợi tinh thần chính nghĩa,đề cao tinh thần yêu nước chống xâm lăng,đồng thời thể hiện ước mơ khát vọng về công lí,chính nghĩa,cái thiện thắng cái ác,chính nghĩa thắng gian tà.Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Truyện khép lại với kết thúc có hậu chứng tỏ Nguyễn Dữ đã đề cao đạo lí tốt đẹp của dân tộc:”Chính nghĩa thắng gian tà,tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm” mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử
Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo :
+ Trước hết, những yếu tố kì ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh quê nhà, nàng “ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng :
- Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”.
Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khao khát được phục hồi danh dự : “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”.
+ Điều quan trọng hơn, là những yếu tố kì ảo đó đã tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng : người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng.
Tuy nhiên, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi : “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”, mà điều chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được nữa. Sự dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với cái xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế đôï phong kiến.
So với truyện dân gian, kết thúc truyện của Nguyễn Dữ cũng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với Trương Sinh. Vũ Nương không trở về, Trương Sinh càng phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình.