Những câu hỏi liên quan
Trúc Hoàng Thị Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
30 tháng 4 2016 lúc 17:42

Điều đó cho thấy Nguyễn Huệ là người thông minh, biết coi trọng người tài và tận dụng cho chiến tranh.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phương Mi
30 tháng 4 2016 lúc 17:56

cảm ơn nhìu nha Trúc Hoàng Thị Thanh

Bình luận (0)
Trúc Hoàng Thị Thanh
30 tháng 4 2016 lúc 17:47

cảm ơn nhìu nhá

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Ngọc
Xem chi tiết
06 7A3 Châu Ngọc Kỳ Dư
Xem chi tiết
TV Cuber
29 tháng 3 2022 lúc 21:51

refer

 Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.
Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.
Mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh :
Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.
Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thông đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

Bình luận (0)
Sơn Mai Thanh Hoàng
29 tháng 3 2022 lúc 21:51

REFER

 Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.

Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.
Mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh :
Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.
Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thông đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

Bình luận (0)
Vũ Quang Huy
29 tháng 3 2022 lúc 21:52

tham khảo :
 Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.
Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.
Mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh :
Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.
Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thông đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

Bình luận (0)
Nguyễn Trúc Anh
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 4 2022 lúc 22:08

Nối lại với nhau á

Bình luận (0)
26.Ngô Ngọc Hương Ly
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
3 tháng 5 2022 lúc 21:13

D. Được lòng dân, sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ 

Bình luận (0)
Khoa Multi
3 tháng 5 2022 lúc 21:13

D

Bình luận (0)
Minh
3 tháng 5 2022 lúc 21:14

D

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 5 2017 lúc 8:45

Lời giải:

Trước mưu đồ của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ đã cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc Hà trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh lại đến lượt Nhậm kiêu căng, có mưu đồ riêng.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Lương Công Thành
Xem chi tiết
Lê Anh Vũ
29 tháng 2 2016 lúc 9:04

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

            b. Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

            c. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

Bình luận (0)
Võ Thị Mỹ Duyên
29 tháng 2 2016 lúc 16:03

Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước:

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

 Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

banh

Bình luận (0)
Trúc Hoàng Thị Thanh
4 tháng 5 2016 lúc 19:57

Fack

Bình luận (0)
Đỗ Mạnh Hữu
Xem chi tiết
vũ kim oanh
29 tháng 2 2016 lúc 10:56

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)

+  Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.

+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.

+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực  lượng tấn công quân Nguyễn.

+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.

-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.

+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm  1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.

Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:

+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.

+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.

+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.

+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.

-Đánh bại 29 vạn quân Thanh

+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.

+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.

*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.

- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.

- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:

- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.

- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.

- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.

- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.

Bình luận (0)
Quy Le Ngoc
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
16 tháng 3 2017 lúc 21:12

Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.
Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.
Mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh :
Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.
Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thông đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

Bình luận (0)