Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 5
Điểm SP 15

Người theo dõi (4)

Thanh Tuyết
Trần Thu Huyền
Phuong Huong
Nhii Yoonaddict

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Đánh giá âm mưu của thực dân Pháp và thái độ của triều đình nhà Nguyễn thông qua nội dung của 4 bản hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884.

* Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

- Hoàn cảnh: sau khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và một số tỉnh miền Tây Nam Kì, tháng 5-1862, vua Tự Đức cho phái bộ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn chủ động gặp Pháp để xin "giảng hòa", "chuộc lại đất"...

+ Từ ngày 3-6 đến 5-6-1862 kí hiệp ước Nhâm Tuất.

- Sơ lược nội dung:

+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ cho Pháp... Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long...

- Hệ quả:

+ Nhà Nguyễn với hy vọng Pháp sẽ tiếp tục trả lại vùng đất đã mất, nên đã ra lệnh bãi binh, cấm nhân dân không được đánh Pháp, chứng tỏ triều đình lúng túng bạc nhược.

+ Tạo điều kiện cho Pháp mở rộng xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì...

+ Gây nên sự bất bình trong sĩ phu và nhân dân cả nước.

* Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874)

- Hoàn cảnh:

+ Chiến thắng lớn ở trận Cầu Giấy làm cho quân Pháp hoang mang, muốn tháo chạy khỏi Bắc Kì. Đó là cơ hội tốt cho quân triều đình phối hợp với nhân dân. Nhưng nhà Nguyễn vẫn nuôi ảo tưởng về con đường đàm phán mong Pháp trả đất. Vì vậy, khi Pháp đặt vấn đề thương lượng, triều đình đồng ý ngay.

+ Ngày 15-3-1874 tại Sài Gòn, Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết.

- Sơ lược nội dung:

+ Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì... Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận.

- Hệ quả:

+ Sau hiệp ước Việt Nam bị mất một phần quan trọng về quyền độc lập và nội trị.

+ Tạo điều kiện cho Pháp tiếp tục thực hiện mưu đồ thôn tính Bắc Kì và Trung Kì.

+ Dấy lên các phong trào đấu tranh sôi nổi với tư tưởng và khí thế "Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây"

* Hiệp ước Hắc - măng (1883) và Pa tơ nốt (1884)

- Hoàn cảnh

+ Lợi dụng tình hình vua Tự Đức mất, triều đình đang hoang mang, Pháp quyết định đánh Thuận An (18-8-1883), uy hiếp kinh thành Huế.

+ Khi nghe tin triều đình hốt hoảng xin đình chiến, Cao ủy Pháp là Hắc măng đưa ra một dự án mới đã thảo sẵn từ trước buộc nhà Nguyễn phải chấp nhận.

+ Ngày 25-8-1883) Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp kí với Pháp Hiệp ước Hắc Măng

- Sơ lược nội dung:

+ Nhà Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam, kèm theo nhiều điều khoản nặng nề.

- Hệ quả:

+ Đây là Hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình, nước ta đã mất quyền độc lập tự chủ.

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục.

+ Để xoa dịu nhân dân và mua chuộc, lung lạc quan lại triều đình, Pháp đề nghị triều đình ký thêm Hiệp ước Pa tơ nốt (6-6-1884) đặt sơ sở lâu dài cho quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.

* Nhận xét

- Quan nội dung các Hiệp ước, Pháp thực hiện chính sách lấn dần, dùng ngoại giao để từng bước hoàn thành xâm lược bằng quân sự.

- Sự thỏa hiệp của nhà Nguyễn qua các hiệp ước càng thể hiện sự nhu nhược mỗi khi quân sự thất bại, nhà Nguyễn dùng ngoại giao để thỏa hiệp từng bước bán nước.

Câu trả lời:

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)

+  Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.

+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.

+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực  lượng tấn công quân Nguyễn.

+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.

-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.

+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm  1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.

Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.

*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:

+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.

+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.

+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.

+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.

-Đánh bại 29 vạn quân Thanh

+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.

+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.

*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.

- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.

- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:

- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.

- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.

- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.

- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.