Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 8 2017 lúc 8:57

   + Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.

    + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 6 2019 lúc 9:05

- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).

Bình luận (0)
Anh Tú
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 7 2018 lúc 15:08

-Các từ ''đỏ,xanh,hồng,lửa,cháy,tro'' tạo thành 2 trường từ vựng:trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa

-Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao ng khác ngọn lửa.Ngọn lửa đó lan toa trong con ng anh làm anh say đắm,ngây ngất và lan ra cả không gian làm nó biến sắc

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
7 tháng 7 2018 lúc 21:23

Trường từ vựng :

- Từ áo đỏ, cây xanh, ánh(hồng), lửa cháy, tro
=> tạo thành 2 trường từ vựng : trg từ vựng chỉ màu sắc và lửa, các sự vật l;iên wan đến lửa
- Các từ thuộc 2 trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau
=> nhấm mạnh tình yêu mãnh liệt của ng con trai dành cho người con gái

Phân tích :

“Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?”

Câu thơ đầu tiên “Áo đỏ em đi giữa phố đông” như một lời giới thiệu nhân vật, một cô gái mặc áo đỏ trong môi trường là “giữa phố đông”. Đề tài của bài thơ được tập trung ngay từ câu đầu tiên là “áo đỏ”. Tuy nhiên, mạch chuyển sang câu thơ thứ hai đã được mở rộng thêm sang phía thiên nhiên với “Cây xanh như cũng ánh theo hồng”. Cây xanh ở đây đại diện cho thiên nhiên, và cây vốn dĩ có màu xanh, nhưng rồi khi cô gái mặc áo đỏ đi qua, ta thấy, cái cây ấy, cũng là cái thiên nhiên ấy đã bị chi phối bởi màu áo đỏ ra sao. Đến câu thơ thứ ba, ta thấy “tầm ảnh hưởng” của cái màu áo đỏ ấy đã tiếp tục lan rộng từ thiên nhiên tới con người nói chung: “Em đi lửa cháy trong bao mắt”. Ở đây, ta cần lưu ý thêm một chút về bối cảnh ra đời của bài thơ Áo đỏ. Bài thơ này ra đời sau chiến tranh, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhưng tất cả đều còn đang rất ngổn ngang, bề bộn. Và trên phố Khâm Thiên, trong một trưa ngày thường, giữa những màu áo xanh cỏ úa của quần áo bộ đội, màu xanh của quần áo người thợ và màu ka ki của quần áo cán bộ, bỗng nhiên có một cô áo đỏ xuất hiện, và điều đó không thể không gây chú ý với tất cả mọi người. Và và màu đỏ cũng rất gần với màu lửa nên “em đi lửa cháy trong bao mắt” là vì thế. Cho đến cuối cùng, tốc độ câu thơ lại chuyển tiếp tới một nấc nữa là chuyển sang tâm trạng tác giả. Người viết đã dụng ý miêu tả sự chuyển biến cảm xúc với một ấn tượng về cô áo đỏ từ hàng cây (thiên nhiên) đến con người nói chung, và sau cùng là đến tác giả: “Anh đứng thành tro em biết không?” Ở đây, có thể thấy, bên cạnh một mạch thơ xuyên suốt, người làm thơ tứ tuyệt còn phải dụng công để tạo nên một cái tứ đặc trưng, cô đọng trong bài thơ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhìn ra cái tứ đó từ cái mạch tăng tiến của độ ảnh hưởng. Từ hình ảnh của cô gái mặc áo đỏ đi giữa phố đông, hàng cây thì “ánh theo hồng”, những người khác thì “lửa cháy trong mắt”, còn tác giả, cái tôi trữ tình phải ở một cấp độ cao hơn nữa: “thành tro”. Chính các tầng bậc trong cấp độ “ảnh hưởng” của cảm xúc đó đã làm nên sự thú vị của bài thơ. Tuy nhiên, các tầng bậc này cũng phải được xây dựng trên một sự tương hợp về hình ảnh. Phải là áo đỏ thì mới có sự liên hệ với ngọn lửa, tiếp đó mới có “ánh”, mới có “lửa cháy” và sau cùng, mới có “thành tro”.

Bình luận (0)
DIỆP NGUYỄN
Xem chi tiết
Lưu Mỹ Hạnh
13 tháng 7 2018 lúc 20:29

trường từ vựng chỉ màu sắc : đỏ, xanh, hồng

Bình luận (0)
Thời Sênh
14 tháng 7 2018 lúc 7:10

Trường từ vựng màu sắc : đỏ, xanh, hồng.

Trường từ vựng lửa, các sự vật liên quan đến lửa : lửa cháy, tro

Tác dụng : Nhấn mạnh tình yêu mãnh liệt của người con trai dành cho người con gái

Bình luận (0)
Thiên Chỉ Hạc
14 tháng 7 2018 lúc 8:54

tác giả sử dụng 2 trường từ vựng
+trường từ vựng về màu sắc :đỏ, hồng, xanh
+trường từ vựng về lửa :lưa , cháy, tro

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 3 2017 lúc 16:10

a, Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng anh với em, miền Nam với miền Bắc tuy khác nhau nhưng là một, giống như mây, mưa, khí trời, của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau nhưng lại liền một dải núi.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 6 2017 lúc 5:12

- Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ:

   + Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời…như hòn lửa” → Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp.

   + Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng …cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đó đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người.

- Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới

   + Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình → Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ.

   + Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 6 2018 lúc 11:58

a, Phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều

- Lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều

- Đây là câu Thúy Kiều khuyên cha không nên tự vẫn, để mình con lo, cha cần sống để chăm sóc mẹ và các em

Bình luận (0)
Nguyền Hoàng Minh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
4 tháng 8 2023 lúc 7:43

Bài 1: Hai câu thơ, văn sau đây chỉ ra thuộc phép tu từ nào?

 -  Giấy đỏ buồn không thắm => Phép tu từ nhân hóa

  Mực đọng trong nghiên sầu. => Phép tu từ nhân hóa

 - Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa rộng cày. => Phép tu từ so sánh

Bài 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:

a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: nhân hóa trăng "nhòm" làm câu thơ trở nên gợi hình ảnh sinh động, độc đáo khi trăng có hành động giống với con người (ở đây là nhà thơ) cho thấy sự gắn bó giữa người và trăng, họ là bạn nhau, trăng là tri kỉ của con người. Từ đó câu thơ bật được cảm xúc bạn bè gần gũi giữa con người và thiên nhiên hấp dẫn độc giả hơn.

b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: điệp ngữ "mặt trời" và hoán dụ "mặt trời" từ chỉ đứa con của mẹ làm câu thơ vừa có tính liên kết chặt chẽ không gò bó vừa gợi rõ tình cảm mẹ con. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sinh động hơn, giàu giá trị cảm xúc hấp dẫn đọc giả.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 5 2018 lúc 5:33

Các từ có chung trường nghĩa: bể, tắm

Gợi ra hành động dã man, tàn bạo của thực dân Pháp khi đàn áp các cuộc khởi nghĩa của chúng ta.

Bình luận (0)